Putin cảnh báo châu Âu không can thiệp vào Belarus
Tổng thống Nga kêu gọi các nước châu Âu không can thiệp vào khủng hoảng Belarus, sau khi nhiều lãnh đạo EU thúc giục ông “bình tĩnh và đối thoại”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định việc can thiệp vào nội bộ của Belarus hay gây áp lực đối với giới lãnh đạo nước này là “không thể chấp nhận được”, Điện Kremlin dẫn lời ông Putin trong cuộc điện đàm ngày 18/8 với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Macron trước đó nhấn mạnh “quyết tâm của Liên minh châu Âu (EU) đóng vai trò xây dựng cùng với người dân Belarus chấm dứt ngay lập tức tình trạng bạo lực và hy vọng giải pháp chính trị có thể đạt được càng sớm càng tốt”. Tổng thống Pháp thêm rằng giải pháp chính trị phải tôn trọng nguyện vọng của người dân Belarus.
Tổng thống Putin tại hội nghị trực tuyến ở Moskva hôm 3/7. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Macron cho biết ông đang cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Charles Michel hướng tới một kết thúc hòa bình cho cuộc khủng hoảng trước thềm cuộc họp về Belarus vào ngày 19/8.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Merkel cũng điện đàm với Putin để nói rằng chính quyền Belarus phải ngừng giải tán biểu tình bằng vũ lực, thả người bị bắt và đàm phán với nhóm phản đối Tổng thống Lukashenko, theo người phát ngôn chính phủ Đức. Tuy nhiên, Putin cho rằng cuộc khủng hoảng Belarus có thể leo thang nếu “các tác nhân bên ngoài cố can thiệp vào vấn đề nội bộ” của quốc gia này.
Chủ tịch EC ngày 18/8 cũng trao đổi với Tổng thống Putin về vấn đề Belarus và sau đó đăng Twitter khẳng định “chỉ có đối thoại chân thực và hòa bình mới có thể giải quyết khủng hoảng ở Belarus”.
Nhiều cường quốc phương Tây cũng đang thúc giục Nga, đồng minh của ông Lukashenko, không can thiệp vào tình hình ở Belarus, sau khi điện Kremlin hôm 15/8 cho biết Putin và Tổng thống Lukashenko thống nhất rằng vấn đề ở quốc gia này “sẽ sớm được giải quyết”.
Điện Kremlin trước đó thông báo lãnh đạo hai nước đã nhất trí rằng Nga có thể hỗ trợ an ninh cho Belarus để đối phó khủng hoảng theo hiệp ước liên minh. Tổng thống Lukashenko hôm qua thông báo ông đã ra lệnh cho quân đội triển khai tới một số địa điểm dọc biên giới phía tây và họ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu toàn diện.
Biểu tình ở Belarus nổ ra sau khi kết quả bầu cử ngày 9/8 cho thấy ông Lukashenko, người đã nắm quyền 26 năm, giành chiến thắng với gần 80% phiếu bầu. Phe đối lập cáo buộc kết quả này là gian lận, nhưng Lukashenko bác bỏ.
Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã khiến ít nhất hai người thiệt mạng và khoảng 7.000 người bị bắt. Ngoài thủ đô Minsk, người biểu tình cũng tràn xuống đường tuần hành tại một số thành phố và thị trấn lớn khác ở Belarus.
Nga nỗ lực tìm cách giúp Belarus vượt qua khủng hoảng hậu bầu cử
Trong lúc Belarus đang phải đối mặt với nhiều thách thức, Tổng thống Nga Putin cam kết hỗ trợ toàn diện để đảm bảo an ninh cho quốc gia này.
Tình hình Belarus tiếp tục căng thẳng sau bầu cử với các cuộc biểu tình lan rộng khiến Tổng thống Alexander Lukashenko đối mặt với sức ép lớn nhất trong 26 năm cầm quyền. Bất chấp những rạn nứt trước thềm bầu cử cũng như xu hướng cân bằng quan hệ giữa Nga và phương Tây của chính phủ Tổng thống Lukashenko gần đây, Nga vẫn đang nỗ lực tìm cách giúp đồng minh Belarus vượt qua khủng hoảng.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: Getty.
Tổng thống Lukashenko hôm qua (15/8) khẳng định không cần các nhà hòa giải nước ngoài can dự giải quyết tình hình Belarus, đồng thời khẳng định sẵn sàng đối thoại với Liên minh châu Âu sau khi EU thúc đẩy tiến trình áp đặt trừng phạt nhằm vào quốc gia này. Liên minh châu Âu trong tuần qua đã có bước đi đầu tiên thúc đẩy tiến trình chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Belarus. Theo đó, giao cho các cơ quan đối ngoại, chuẩn bị danh sách cá nhân chịu trách nhiệm trong làn sóng biểu tình ở Belarus để đưa vào danh sách đen trừng phạt.
Phát biểu trong chuyến thăm các nước Trung và Đông Âu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng khẳng định sẽ phối hợp với EU liên quan đến vấn đề ở Belarus: "Chúng tôi đang có các cuộc tiếp xúc với các đối tác EU để xác định rõ điều gì đang xảy ra tại Belarus. Mục tiêu chung của chúng tôi đó là ủng hộ người dân Belarus đạt được quyền và tự do của mình".
Trước sức ép trong và ngoài nước, Tổng thống Lukashenko đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga, với thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ giúp đỡ toàn diện để đảm bảo an ninh cho Belarus.
Ông Lukashenko nhấn mạnh: "Tôi muốn nói rằng bảo vệ Belarus hôm nay cũng là bảo vệ cho cả Nga. Nếu Belarus không đứng vững, làn sóng bạo lực sẽ tác động đến các nước khác. Vì lý do này nên chúng ta không nên để tình hình diễn biến xấu đi"
Vốn là một đồng minh lâu năm nhưng mối quan hệ giữa Nga và Belarus có phần nguội lạnh khi Tổng thống Lukashenko gần đây có những điều chỉnh nhằm cân bằng quan hệ giữa Mỹ- Liên minh châu Âu và Nga. Mỹ gần đây đề cử lại Đại sứ tại Belarus sau nhiều năm vắng bóng. Ngay trước thềm bầu cử, mối quan hệ giữa Nga và Belarus cũng nổi sóng khi Belarus bắt giữ nhiều công dân Nga với cáo buộc âm mưu gây bạo loạn nước này.
Tuy nhiên trong bối cảnh nhà lãnh đạo Lukashenko đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong 26 năm cầm quyền, Tổng thống Putin vẫn cam kết sự hỗ trợ toàn diện để đảm bảo an ninh cho Belarus. Điều này cho thấy bất chấp những xoay vần của thời cuộc, mối quan hệ đồng minh lâu năm này vẫn vững chãi, mà theo như lời Tổng thống Lukashenko "Nga luôn luôn và sẽ là đồng minh thân thiết nhất của Belarus. Đây là điều không thể đảo ngược và nó nằm sâu trong tiềm thức của người dân hai nước"./.
Ngoại trưởng Mỹ gặp Thủ tướng Ba Lan, ký thỏa thuận quốc phòng, bàn về Belarus Ngày 15/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang ở thăm Warsaw đã thảo luận với Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki về một thỏa thuận quốc phòng mới và sự ủng hộ của hai nước đối với người dân Belarus. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki (giữa) cùng với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak sau khi...