Putin bị cáo buộc “tham nhũng”, Nga phản ứng
Điện Kremlin vừa lên tếng bác bỏ thông tin do một quan chức Bộ Tài chính Mỹ đưa ra cho rằng Tổng thống Vladimir Putin “tham nhũng” và “che giấu tài sản thực”. Điện Kemlin miêu tả đó là những cáo buộc “hoàn toàn mang tính viễn tưởng”.
Tổng thống Putin
Quyền Thứ trưởng Tài chính Mỹ chịu trách nhiệm về các vấn đề khủng bố và tội phạm tài chính Adam Szubin đã được BBC chọn là chuyên gia cho một cuộc điều tra của kênh truyền hình này về thu nhập của Tổng thống Putin.
“Ông ấy được cho là nhận mức lương nhà nước vào khoảng 110.000 USD/năm. Đó không phải là một thông tin chính xác về tài sản của ông ấy và ông ấy có một thời gian dài được đào tạo và huấn luyện về việc làm cách nào để che giấu tài sản thực sự”, ông Szubin đã nói như vậy về Tổng thống Nga trên đài BBC của Anh. Khi được hỏi “Liệu ông Putin có tham nhũng?”, ông Szubin đã trả lời rằng, “theo quan điểm của tôi là có”.
Ông Szubin còn nói thêm rằng, chính phủ Mỹ đã biết, “trong nhiều, nhiều năm nay” ông Putin đã “sử dụng tài sản của nhà nước để làm giàu cho bạn bè, các đồng minh thân cận và gạt ra ngoài lề những người mà ông không xem là bạn bè”.
“Dù đó là tài sản năng lượng hay là các hợp đồng khác của nhà nước, ông ấy sẽ chuyển chúng cho những người mà ông ấy tin là phục vụ cho ông ấy và gạt những người không như vậy. Đối với tôi, đó là một bức tranh về sự tham nhũng”, ông Szubin cho biết mặc dù không đưa ra được bất kỳ thông tin cụ thể nào để chứng minh cho những lời cáo buộc mà ông này vừa đưa ra ở trên.
Chính phủ Nga đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên. Khi được đề nghị bình luận, phát ngôn viên của Tổng thống Putin – ông Dmitry Peskov đã thẳng thắn cho biết: “chẳng có bất kỳ vấn đề hay câu hỏi nào cần phải được trả lời bởi tất cả đều đơn giản đều là những lời cáo buộc mang tính viễn tưởng”.
Đây không phải là lần đầu tiên giới chức Mỹ bình luận về tài sản của ông Putin nhưng đây có thể là lần đầu tiên Tổng thống Nga bị cáo buộc trực tiếp bởi một cơ quan của chính phủ Mỹ.
Video đang HOT
Báo chí phương Tây thỉnh thoảng lại rộ lên tin về tài sản của Tổng thống Putin, thậm chí có lúc ông chủ điện Kremlin bị đồn là người giàu nhất hành tinh với giá trị tài sản ước tính lên tới từ 40 đến 70 tỉ USD.
Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng nào dù là nhỏ nhất để chứng minh cho những cáo buộc liên quan đến việc ông Putin sở hữu một số lượng tài sản khổng lồ như nói ở trên.
Phản ứng trước những thông tin kiểu như vậy, Tổng thống Putin từng nói khi chưa quay lại điện Kremlin lần thứ ba rằng: “Đó chỉ là những thông tin bịa đặt, chát chít, không đáng để bàn luận. Tuy nhiên, Nhà lãnh đạo Nga khẳng định: “Tôi là người giàu nhất không chỉ ở Châu Âu mà cả thế giới. Tôi có được tình cảm của nhiều người. Tôi là người giàu theo nghĩa người dân Nga đã hai lần tin tưởng tôi, bầu tôi vào vị trí lãnh đạo một quốc gia vĩ đại như Nga. Tôi tin, đó là tài sản lớn nhất của tôi”.
Một giáo sư tâm lý của Mỹ mới đây đã bình luận rằng, để lấy cớ nhằm thực hiện các chiến lược thay đổi chính quyền ở một số nước, Washington thường tìm cách nói xấu các nhà lãnh đạo của những nước đó, biến họ thành mục tiêu của sự thù ghét, chế giễu và từ đó gây ảnh hưởng đến cách nghĩ của người dân Mỹ. Đây là một trò chơi đặc biệt nguy hiểm khi được dùng cho Nhà lãnh đạo của cường quốc hạt nhân Nga, giáo sư John Ivens cảnh báo.
Trước thềm cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ, người Mỹ nên nhớ rằng, họ không đi bỏ phiếu để bầu chọn ra lãnh đạo của các nước khác, đặc biệt là một Tổng thống Nga, ông Ivens một giáo sư tâm lý đồng thời là một nhà hoạt động hoà bình, đã lên tiếng phát biểu như vậy. Ông này nhắc nhở rằng, việc bầu chọn một Tổng thống Nga thuộc quyền quyết định của người Nga “những người đang sống ở một quốc gia lớn nhất hành tinh, trải dài trên 10 múi giờ và sở hữu một kho vũ khí hạt nhân tương đương với chúng ta về số lượng”.
Kiệt Linh (theo RT)
Theo_VnMedia
Bác sĩ giam một phụ nữ trong boong-ke cách âm để cưỡng hiếp
Một bác sĩ nam đã xây một boong-ke kiên cố cách âm để giam một phụ nữ trong đó trong thời gian dài nhằm quan hệ tình dục mà không bị ai phát hiện.
Một bác sĩ Thụy Điển bị cáo buộc tội cưỡng hiếp và bắt cóc sau khi anh này thừa nhận đã chuốc thuốc mê với một phụ nữ rồi nhốt chị này trong một boong-ke cách âm.
Một nhân viên pháp y có mặt ở tại khu vực buồng bí mật của vị bác sĩ phạm tội. Ảnh: AP.
Các công tố viên hôm 19/1 cho biết anh ta có ý định nhốt người phụ nữ này trong nhiều năm.
Luật sư bào chữa cho trung niên 38 tuổi này nói rằng đây chỉ là một âm mưu tìm bạn gái. Vụ việc bị phanh phui khi anh ta vào đồn cảnh sát cùng với người phụ nữ trên vào ngày 18/9/2015, để chứng minh với cảnh sát rằng chị ta vẫn ổn.
Công tố viên Peter Claeson nói với AP: "Tôi chưa chứng kiến trường hợp nào như thế này cả. Tôi nghĩ điều này là bất thường".
Luật sư Mari Schaub cho biết thân chủ của bà đã thú nhận mọi cáo buộc ngoại trừ tội hiếp dâm. Thân chủ của bà cũng muốn giảm cáo buộc bắt cóc xuống một cáo buộc nhẹ hơn là tước đoạt quyền tự do.
Theo cáo trạng, bị cáo đã xây dựng một công trình giống như nơi để máy móc đặt cạnh ngôi nhà của anh ta ở nông thôn Thụy Điển. Bên trong đó là một "boong-ke" kiên cố với hai lớp cửa thép.
Cáo trạng nêu rõ: "Mục đích của công trình này là để giam hãm con người trong một thời gian dài mà không bị phát hiện".
Vị bác sĩ này không bị công bố tên tuổi do các quy định về quyền riêng tư ở Thụy Điển. Anh ta bị cáo buộc đã liên lạc bằng điện thoại với nạn nhân rồi gặp gỡ chị ta một lần trước khi anh ta tiến hành việc bắt cóc vào ngày 12/9 sau khi đã chuẩn bị kỹ càng.
Người phụ nữ đã ngất lịm sau khi ăn dâu tây có tẩm thuốc mê mà các dâm tặc hay sử dụng.
Các công tố viên tuyên bố, gã bác sĩ này đã quan hệ tình dục với người phụ nữ trong tình trạng bất tỉnh. Luật sư bào chữa cho gã bác sĩ đã phủ nhận điều này.
Sau đó gã bác sĩ dùng xe lăn đưa người phụ nữ vào ô tô và vượt qua một chặng đường 530km để tới nhà của anh ta ở ngoại ô Knislinge. Trong thời gian trên đường đi, anh ta tiêm thuốc an thần cho nạn nhân.
Cáo trạng cho biết, khi tới nơi vào sáng hôm sau, bị cáo đã nhốt người phụ nữ bên trong boong-ke cho đến ngày 18/9. Thi thoảng gã bác sĩ còng tay người phụ nữ rồi đưa vào nhà của gã để chị này tắm rửa.
Người ta cho biết anh ta có nói với người phụ nữ rằng gã muốn quan hệ tình dục không bảo vệ với chị và gã lấy mẫu máu và mẫu dịch âm đạo của chị này để kiểm tra xem chị có bệnh gì không. Gã nói gã muốn nhốt chị trong nhiều năm và có kế hoạch nhốt cả những người khác nữa, theo bản cáo trạng.
Các công tố viên cho biết âm mưu của bị cáo lộ tẩy khi gã quay về căn hộ của người phụ nữ vào ngày 17/9 để mang đi một số đồ đạc cá nhân của chị. Khi đó gã thấy cảnh sát đang tìm kiếm người phụ nữ và đã thay khóa cửa trước căn hộ của chị.
Gã quay lại nhà hắn, đưa người phụ nữ tới một đồn cảnh sát ở Stockholm vào ngày hôm sau với ý định ép người phụ nữ bảo đảm với cảnh sát rằng chị vẫn ổn.
Những các cảnh sát nghi ngờ và đã kéo người phụ nữ về phía mình. Chị nói với họ rằng chị bị bắt cóc và thế là bị cáo bị bắt.
Người ta tiến hành kiểm tra tâm thần đối với gã bác sĩ và thấy gã đủ điều kiện để ra tòa. Việc xét xử dự kiến diễn ra trong tuần tới./.
Trung Hiếu Theo AP
Theo_VOV
Twitter bị kiện hỗ trợ IS khủng bố Gia đình của một người đàn ông ở bang Florida, Mỹ - người thiệt mạng trong một cuộc tấn công khủng bố hồi tháng 11-2015 ở Jordan, đã kiện Twitter vì cáo buộc "dọn đường" cho IS sử dụng mạng trực tuyến như một công cụ truyền bá chiến dịch khủng bố của tổ chức này. Gia đình của người đàn ông bị...