Putin bất ngờ ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vụ kiện Biển Đông
Tại cuộc họp báo về kết quả Hội nghị thượng đỉnh G-20 kết thúc ngày 5.9, Tổng thống Nga Putin đã gây bất ngờ khi lên tiếng ủng hộ quan điểm của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài.
Theo hai hãng tin Reuters và Sputnik, ngày 5.9, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga không tham gia vào tranh chấp về các hòn đảo trên Biển Đông, song ủng hộ quan điểm của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông.
Trong khi đó, ngay sau khi Tòa án Trọng tài Quốc tế tại The Hague (PCA) ra phán quyết có lợi cho phía Philippines trong vụ kiện “đường 9 đoạn”, cộng đồng quốc tế đã ngay lập tức lên tiếng ủng hộ phán quyết của tòa, đồng thời đề nghị Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA.
Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Ấn Độ… đều đã có những động thái lên tiếng ủng hộ PCA đưa ra phán quyết dài 501 trang của mình kết luận vụ kiện “đường 9 đoạn”, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp.
Tổng thống Nga Putin.
Video đang HOT
Cộng đồng quốc tế cho rằng, phán quyết của PCA là “phán quyết cuối cùng mang tính ràng buộc pháp lý” và các bên liên quan trong trường hợp này cần phải tuân thủ.
Giới chuyên gia cho rằng động thái của ông Putin ẩn ý rất nhiều mục đích. Thứ nhất, Điện Kremlin muốn gửi thông điệp đến Nhà Trắng rằng, Mỹ không thể bỏ qua Nga ngay cả khi đối phó với các vấn đề ở châu Á. Thứ hai, việc Nga thể hiện một mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc cũng là một lời cảnh báo đối với Mỹ, chống lại việc mở rộng ảnh hưởng của Washington trong khu vực Trung Á và vùng lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ.
Cũng tại cuộc họp báo, nhà lãnh đạo Nga khẳng định sẵn sàng khôi phục quan hệ đầy đủ với Mỹ. Tổng thống Nga đánh giá Mỹ là một trong những đối tác then chốt của Nga trong lĩnh vực an ninh và cả các vấn đề khác. Nhận định về mối quan hệ với Mỹ, Tổng thống Putin tuyên bố: “Chúng tôi cho rằng tình hình là không bình thường, chúng tôi muốn khôi phục sự tương tác lẫn nhau trong hình thức đầy đủ”.
Trong khuôn khổ G20, Nga và Mỹ đã xích lại gần nhau trong quan điểm về giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, và Moscow đã đối thoại với cả Mỹ lẫn Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này. Bên cạnh đó, ông Putin cho hay tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama bền lề G20, hai bên đã “đi đến sự hiểu biết lẫn nhau” trong những vấn đề mà hai bên đang phải đối mặt.
Tổng thống Putin tuyên bố: “Để khôi phục quan hệ với LB Nga, Mỹ cần thông qua các quyết định giải pháp, trong đó có dỡ bỏ trừng phạt và cố gắng tìm kiếm nhân nhượng thỏa hiệp”.
Theo Danviet
Trung Quốc khoe vũ khí đặc biệt trên tàu sân bay Liêu Ninh để doạ ai?
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, truyền hình nhà nước Trung Quốc vừa loan báo về khả năng gây sát thương đã được tăng cường của tàu sân bay Liêu Ninh.
Truyền hình Trung Quốc mới đây đã loan báo về "những năng lực chiến đấu gia tăng" của tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16), lưu ý rằng tàu sân bay này có thể mang theo 20 máy bay chiến đấu phản lực, củng cố cán cân về sức mạnh hàng hải và hàng không của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương giữa lúc căng thẳng gia tăng.
Những hình ảnh phát sóng hôm 1.8 cho thấy Liaoning có thể mang 8 máy bay chiến đấu J-15, cùng với máy bay trực thăng Z-18 và Z-9, số máy bay chiến đấu lớn nhất mà tàu sân bay này có thể chứa được, cho thấy những kế hoạch tăng cường sự hiện diện trên không của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Bình luận về chủng loại máy bay chiến đấu J-15 trong một chương trình diễn ra vào hôm 4.8, Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Yin Zhou nói: "Một khi tất cả 8 máy báy đồng loạt cất cánh thì chúng sẽ thể hiện năng lực chiến đấu mạnh mẽ".
Tàu sân bay Liêu Ninh.
Sự hiện diện của máy bay trực thăng cảnh báo sớm trên không Z-18J và máy bay trực thăng chống tàu ngầm Z-18F, vốn chưa từng được biết đến, cùng với máy bay phản lực chiến đấu J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh, thể hiện sự phát triển đáng kể khả năng tác chiến hỗn hợp của không quân và hải quân Trung Quốc.
Việc khoe khả năng sát thương trên tàu Liêu Ninh được giới phân tích cho rằng là cách mà Bắc Kinh dùng để phản ứng với phán quyết lên án yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc mà Toà Trọng tài vừa đưa ra trong vụ kiện Biển Đông. Trung Quốc đã thẳng thừng tuyên bố rằng Toà Trọng tài không có thẩm quyền trong vụ kiện này.
Sau phán quyết của tòa Trọng tài, Bắc Kinh cũng đã tổ chức các máy bay chiến đấu Su-30 và máy bay ném bom H-6K tuần tra trên không, cũng như tuyên bố cân nhắc thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông nhằm bảo vệ các hoạt động bồi đắp trái phép của nước này tại đây.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift cho biết Trung Quốc đã có nhiều động thái sau phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague, như tuần tra trên không và tập trận với Nga, làm bất ổn tình hình ở Biển Đông.
Ông Swift cũng cảnh báo ý định tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại vùng biển chiến lược này "sẽ rất gây bất ổn định ở khía cạnh quân sự". Ông khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục đi qua các thực thể nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông để thực thi quyền tự do đi lại theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
Bắc Kinh đã kêu gọi người dân chuẩn bị cho chiến tranh, cũng như mạnh miệng tuyên bố sẽ tấn công bạo lực vào Úc trên Biển Đông. Việc phô trương các khả năng chiến đấu tăng lên của tàu Liêu Ninh là dụng ý của Bắc Kinh cho thấy rằng, nếu Trung Quốc chọn chiến tranh trên Biển Đông, nó "có khả năng kỹ thuật để chiếm ưu thế trên chiến trường".
Theo Danviet
Biển Đông: Trung Quốc vô lối sẽ đe dọa hòa bình khu vực Cách hành xử bất tuân luật pháp của TQ sẽ đẩy tranh chấp Biển Đông ngày càng xa khỏi một con đường giải quyết hòa bình. Bản tuyên bố chung Mỹ - Nhật - Úc về Biển Đông được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại Lào vừa qua, bị ngoại trưởng TQ chỉ trích kịch...