Putin bất ngờ kêu gọi giảm chu kỳ sản xuất tên lửa và đạn dược
Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi chủ trì cuộc họp về tổ hợp công nghiệp quân sự ở Anapa đã kêu gọi giảm chu kỳ sản xuất tên lửa và đạn dược.
“Tất nhiên, sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng ngày càng phức tạp, mang đặc thù công nghệ cao. Hầu hết các mẫu đều có chu kỳ sản xuất tương đối dài, được xác định bởi năng lực không chỉ của doanh nghiệp thực hiện chu trình lắp ráp cuối cùng mà còn bởi nhà máy cung cấp linh kiện, cũng như mức độ sẵn có của nguyên vật liệu”.
“Chúng ta phải cố gắng giảm chu kỳ công nghệ sản xuất tên lửa và đạn dược. Ngoài ra, cần tính toán rõ ràng số lượng tên lửa và đạn dược cần thiết để quân đội và hải quân có thể đảm an ninh quốc gia”, Tổng thống nói thêm.
Video đang HOT
Theo ông Putin, điều quan trọng không chỉ là tạo ra nguồn cung tối ưu, mà còn ở việc tổ chức kho lưu trữ thích hợp và an toàn.
Theo Danviet
Châu Âu "mất ăn mất ngủ" vì kho tên lửa khủng của Nga
Ngoại trưởng Lithuania cáo buộc, Nga đã vi phạm các cam kết chính của Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) cho phép Moscow có khả năng bắn các tên lửa hạt nhân bất hợp pháp đến tận châu Âu.
Ngoại trưởng Lithuania vừa cảnh báo về kho tên lửa có thể bắn tới châu Âu của Nga.
Hiệp ước INF được ký năm 1987 giữa lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ở thời điểm đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.
Theo Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius, Moscow đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận trong nhiều năm.
Theo Hiệp ước INF, Nga cam kết sẽ không sở hữu, sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa hành trình được phóng từ trên mặt đất (GLCM) với phạm vi từ 500km đến 5.500km, hoặc sở hữu hoặc sản xuất các loại tên lửa như vậy.
Theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Lithuania năm 2016, Nga đã phát triển tên lửa tầm trung Novor 9M729 (NATO gọi là SSC-8) được cho là có tầm bắn từ 500km đến 5.500km, và do đó vi phạm các điều khoản của hiệp định.
"Chúng ta đều hiểu rằng tất cả các thỏa thuận kiểm soát vũ khí là rất quan trọng. Nhưng một điều kiện còn quan trọng hơn là tất cả các bên phải tuân thủ nó. Nếu họ không, phải làm gì đó để ép buộc họ. Nhưng cho đến nay, tất cả các yêu cầu và những lời chỉ trích đã không có hiệu lực", ông Linkevicius giải thích khi cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản INF.
Ông nói thêm rằng, người Lithuania rất quan ngại Điện Kremlin.
Khi người Nga nói về sự cân bằng, về các phản ứng tương xứng, nó không có nghĩa tương xứng bởi vì chúng ta không có khả năng phòng thủ. Những tên lửa của họ có thể chạm đến không chỉ Riga, Tallinn và Vilnius, mà còn cả Berlin", ông Linkevicius tuyên bố.
Theo báo Anh Express, những nhận xét của ông Linkevicius tương tự như những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump, người tuyên bố cách đây chưa đầy một tháng, ông muốn rút khỏi hiệp ước INF đã nói trước đó.
Phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Nevada vào cuối tháng 10, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh: "Nga, thật không may, đã không tôn trọng thỏa thuận nên chúng tôi sẽ chấm dứt thỏa thuận và chúng tôi sẽ rút lui".
Tuyên bố của ông Trump thổi bùng quan ngại tăng nguy cơ xung đột hạt nhân và một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Theo Danviet
Nga sáp trình làng hệ thống tên lửa siêu thanh "bất khả chiến bại" Điện Kremlin cho biết hệ thống tên lửa hạt nhân siêu thanh có thể vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ nào sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2019. Hình ảnh minh họa hệ thống Avangard siêu thanh Nga đã trình làng những tên lửa mới của mình kể từ khi Tổng thống Putin tiết lộ phương tiện bay siêu...