PTTg Nguyễn Thiện Nhân: Trượt đại học không phải là dấu chấm hết
Sáng 11-4, tham dự tuần văn hóa tri ân “Hướng về nguồn cội” trường THPT Phan Huy Chú (Q.Đống Đa, Hà Nội), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã liên tưởng lại thời đi học của mình và cùng chia sẻ với học sinh quan niệm về thi cử ngày nay.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hoạt động “Hướng về nguồn cội” của
trường THPT Phan Huy Chú- Hà Nội
“Hướng về nguồn cội” là hoạt động của thầy trò trường THPT Phan Huy Chú nhằm hoà chung với không khí cả nước kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 và Giải phóng miền Nam 30-4 sắp tới. Hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Nhiếp mong muốn tuần lễ văn hoá tri ân của gần 1.400 thầy và trò nhà trường sẽ được thể hiện một cách thiết thực nhất với phong trào thầy rèn nghề, trò rèn đức, luyện tài.
Video đang HOT
Ngay trong lễ khai mạc với vinh dự được tiếp đón Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng các vị lãnh đạo thành phố Hà Nội, học sinh trường THPT Phan Huy Chú đã thể hiện sự sáng tạo, thông minh trong cuộc thi với chủ đề tự hào nguồn cội. Học sinh toàn trường hào hứng theo dõi các hoạt cảnh dàn dựng linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi học sinh về sự tích bánh trưng, bánh dày, hay tái hiện nhân vật Vua Hùng, Mai An Tiêm…
Nữ sinh THPT Phan Huy Chú vui tươi trong ngày hội tri ân nguồn cội
Sau màn trình diễn sôi động, dí dỏm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết không khí này đem lại những liên tưởng về thời học trò ngày xưa không ti-vi, điện thoại nhưng vẫn hứng khởi với những buổi chiếu bóng lưu động và túi ngô rang miễn phí. Phát biểu về buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao cách thức ôn lại lịch sử truyền thống dân tộc của thầy và trò nhà trường. Điều này dường như trái ngược với những băn khoăn của dư luận lâu nay về tình trạng thờ ơ, bỏ bê môn lịch sử của học sinh hiện nay. “Chúng ta hướng về tương lai nhưng phải luôn nhớ về nguồn cội” – Phó Thủ tưởng nhấn mạnh.
Đây cũng đang là thời điểm học sinh lớp 12 tập trung vào ôn thi cho các kỳ thi quan trọng sắp tới. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ sự lo lắng của các bậc phụ huynh, học sinh nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh đỗ đại học là điều ai cũng mong muốn nhưng nếu không đỗ thì cũng không đáng ngại vì đây không phải là dấu chấm hết. Đưa ra dẫn chứng, Phó Thủ tướng hỏi học sinh có biết nhân vật nào đi thi 2 lần không đỗ trạng nguyên nhưng vẫn được triều đình trọng dụng và đã để lại cho con cháu tác phẩm giá trị được coi là bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Đó chính là cụ Phan Huy Chú, nhân vật lịch sử mà nhà trường tự hào được mang tên. “Các em thấy không, có rất nhiều người dù không đỗ cao nhưng trí tuệ vẫn vượt trội” – Phó Thủ tướng nhắn nhủ các em học sinh.
Món quà lưu niệm được Phó Thủ tướng trao tặng thày trò trường THPT Phan Huy Chú nhân dịp này là bức tranh các bạn học sinh đầu đội mũ rơm học trong hầm tự đào dưới lòng đất thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng là lời nhắn nhủ với học sinh hôm nay cần phấn đấu hơn nữa noi gương thế hệ đi trước trong những năm tháng khó khăn vẫn nêu cao tinh thần tự học, rèn luyện.
Theo ANTD
Một quyết định đầy tính nhân văn
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam mà hết học kỳ I, sinh viên mới biết mình học trường "ma". Câu hỏi đặt ra: Ai là tác giả của "màn kịch" mạo danh giáo viên trường Cao đẳng ASEAN để lừa sinh viên suốt nửa năm qua? Chỉ đến khi nhân vật chính - thầy Nam - xuất hiện, vở diễn mới hạ màn.
Sau khi vụ việc vỡ lở, "thầy" Nam cùng cộng sự vội vàng trả lại hồ sơ cho học sinh
Chân dung "thầy" Nam
Theo trình bày của các sinh viên mà chúng tôi đã đề cập trong số báo trước, thầy Nam thường xuất hiện trước mắt các em với lý lịch cực kỳ danh giá. Em N.T.H, quê ở Đông Hưng, Thái Bình cho biết: "Mỗi khi lên lớp hoặc trò chuyện với sinh viên, thầy vẫn khoe, bố thầy là một doanh nghiệp cỡ bự, nhà giàu lắm. Bản thân thầy từng tu nghiệp tại Pháp và chỉ riêng ở Việt Nam thầy có tới 2 bằng đại học. Vì thế chúng em rất tin". Thế nhưng niềm tin này đổ vỡ hoàn toàn khi tất cả học sinh có mặt tại Phòng Đào tạo của trường Cao đẳng ASEAN (số 20 Yết Kiêu, Hà Nội).
Quá ngạc nhiên trước một người đồng nghiệp mà mình chưa hề gặp bao giờ, Tiến sỹ Nguyễn Vân Khánh Hà - Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng ASEAN đã đề nghị sinh viên cung cấp số điện thoại của thầy Nam để liên lạc. Lúc bấy giờ thầy Nam mới lộ diện. Theo cô Hà, nhân vật này chưa bao giờ là giáo viên của trường. "Tôi có chất vấn thì được biết, anh ta quê ở Nam Định, hiện thuê trọ tại Hà Nội. Việc tổ chức dạy học cho các em dưới danh nghĩa giáo viên của trường Cao đẳng ASEAN là hoàn toàn do anh ta tự nghĩ ra. Bản thân chúng tôi cũng không hiểu nổi tại sao anh ta lại làm như vậy" - cô Hà nói.
Để tìm hiểu thêm, chúng tôi tìm gặp thầy Vương Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp Kinh tế tài chính Hà Nội, nơi "thầy Nam" thuê địa điểm đặt lớp học thì được thầy Tuấn cho biết: "Tháng 9 năm ngoái, chúng tôi có ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ truyền thông CND Việt Nam do anh Bùi Văn Công làm giám đốc về việc cho thuê Phòng 503 nhà B của trường để họ làm phòng học và 1 phòng nhỏ khác để làm văn phòng. Anh Công có nói, lớp học đó là của trường Cao đẳng ASEAN liên kết với công ty của anh ta. Thế nhưng sau đó do công ty này không chịu trả tiền thuê nên chúng tôi đã phải đơn phương chấm dứt hợp đồng. Mới đây, do nhận thấy họ có nhiều biểu hiện bất minh trong đào tạo nên chúng tôi đã dừng hẳn và chỉ đạo bảo vệ không cho họ tiếp tục dạy học tại đây nữa". Khi phóng viên đưa ảnh của "thầy" Nam ra, ông Vương Anh Tuấn khẳng định: "Thầy Nam với Giám đốc Công chính là một".
Màn kịch vô tiền khoáng hậu
Sau nhiều lần liên hệ, cuối cùng chúng tôi cũng tiếp xúc được với "thầy" Nam (tên thật là Bùi Văn Công) tại một quán cà phê trên phố Phạm Đình Hổ. Giải thích về những việc làm của mình, "thầy" Nam thừa nhận: "Việc tổ chức tập trung các em về dạy dưới danh nghĩa của trường Cao đẳng ASEAN là sai và làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em".
Lý giải về động cơ của mình, Nam cho biết, vốn từng đi dạy hợp đồng tại 1 trường cao đẳng, nên anh ta biết rất nhiều sinh viên có nhu cầu theo học tại trường Cao đẳng ASEAN do trường này được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo, cấp bằng chuyên ngành Cử nhân Dược. Vì thế đầu năm học 2012 anh ta đã đi gom những sinh viên đủ điểm nguyện vọng 2, có nhu cầu vào học tại Cao đẳng ASEAN. Sau đó, theo dự tính, anh ta xin liên kết đào tạo với trường Cao đẳng ASEAN cho số sinh viên này để "ăn phần trăm". Tuy nhiên, khi gửi văn bản đề nghị liên kết, anh ta đã bị trường Cao đẳng ASEAN từ chối thằng thừng vì không đủ tư cách pháp nhân.
Chính vì nhanh nhẩu "đoảng" nên Nam (cùng với cộng sự của mình là Huy) đã thu tiền học phí cùng các khoản tiền khác của sinh viên. Nhằm cứu vãn tình thế, anh ta buộc phải dựng ra màn kịch thuê cơ sở đào tạo, mạo danh giảng viên trường Cao đẳng ASEAN đánh lừa sinh viên để có thêm thời gian cho Huy "chạy" cửa liên kết. Tất nhiên kế hoạch này cũng đã đổ bể.
Trả lời câu hỏi của PV Báo ANTĐ về việc: Sau khi mọi chuyện rõ ràng, liệu nhà trường có tạo điều kiện cho các em học sinh nói trên có nguyện vọng tiếp tục theo học tại trường Cao đẳng ASEAN hay không? Tiến sỹ Nguyễn Vân Khánh Hà - Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng ASEAN cho biết: "Đây là một sự việc rất đáng tiếc. Phần lớn các em đến từ các tỉnh xa như Thái Nguyên, Lào Cai, Thái Bình, Nam Định... do không tỉnh táo nên đã bị lợi dụng và lỡ mất một học kỳ để đi "học" những thứ vô bổ. Các em đã quá thiệt thòi, mất thời gian, tiền bạc vô ích. Lỗi hoàn toàn thuộc về những người mạo danh và họ phải chịu trách nhiệm. Đó là chưa kể đến tương lai của các em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc làm đó. Tuy nhiên, vì tính nhân văn và do các em tha thiết với trường, chúng tôi sẽ tiếp nhận số sinh viên này. Trước mắt, những em nào muốn được theo học tại trường, chúng tôi sẽ xét hồ sơ và nếu đủ điều kiện sẽ cho ghép lớp. Nhưng các em sẽ phải học bù thêm nửa ngày để đuổi kịp các bạn, nếu cần sẽ phải học thêm cả mùa nghỉ hè. Chúng tôi sẽ bố trí giáo viên dạy ngoài giờ. Điều cần thiết hiện nay là làm sao họ (tức Nam và Huy) phải trả lại các em toàn bộ hồ sơ, học bạ cùng với học phí đã thu của các em từ đầu năm".
Được biết, phần lớn số sinh viên này đã được làm thủ tục nhập học chính thức. Nhưng có lẽ, những hệ lụy từ việc ngồi nhầm trường "ma" sẽ chưa dừng lại. Đây cũng là bài học cảnh báo cho các trường đại học, cao đẳng và các em sinh viên trong mùa tuyển sinh 2013 trước những đối tượng cò mồi thiếu lương tâm.
Theo ANTD
Địa đạo độc nhất đang bị lãng quên Địa đạo Văn La, địa đạo độc nhất của tỉnh Quảng Bình, nơi trú ẩn của bộ đội và người dân trong kháng chiến chống Mỹ, nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Địa đạo chạy dọc giữa làng Ngược thành phố Đồng Hới về phía nam khoảng vài km, địa đạo Văn La, thuộc thôn Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng...