PTT Trương Hòa Bình : Khai thác nước ngầm quá mức gây ô nhiễm, xâm thực
Chiều 18/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính Phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 120. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đến dự còn có Phó thủ tướng Trương Hoà Bình, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thành Mẫn, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, khách quốc tế.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đánh giá cao việc 2 Bộ TNMT và Bộ NNPTNT tổ chức tốt 4 diễn đàn chuyên đề trong sáng 18/6, gồm: Quản lý tài nguyên nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng ĐBSCL; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL; Giải pháp phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, nhà ở phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL và diễn đàn Công tác quy hoạch, cơ chế điều phối vùng và thu hút đầu tư cho vùng ĐBSCL.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: “Thủy điện làm biến đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa”. Ảnh: H.V
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt là BĐKH, nước biển dâng gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, trong đó việc phát triển các đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của toàn vùng.
Việc phát triển kinh tế với cường độ cao ở các địa phương trong vùng gây ra nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, xâm thực bờ biển, diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ bị chặt phá, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hoặc bị suy thoái nặng nề cùng với việc khai thác bùn cát quá mức, xây dựng nhà cửa và hạ tầng sát bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng nguy cơ sạt lở.
“Thủ tướng yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng chiều nay trình bày tập trung vào tồn tại hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp về BĐKH và phát triển bền vững cho ĐBSCL. Dành thời gian cho các chuyên gia, khách quốc tế, doanh nghiệp phát biểu ý kiến, nhất là đánh giá thực trạng tình hình và các nhiệm vụ giải pháp thích ứng với BĐKH”, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu.
Theo Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà, cái lớn nhất là cơ chế chính sách tập trung phát triển nông nghiệp hiện đại và cụ thể hoá các cơ chế đó; thúc đẩy liên kết vùng, liên kết nhà đầu tư, nhà khoa học, nhà nông…; sản xuất nông nghiệp phải giảm lúa, tăng trái cây, thúc đẩy nông sản chế biến… Đồng thời, tìm đường xuất khẩu vào các thị trường khó tính, ;ồng ghép cơ chế chính sách với mô hình tăng trưởng, hình thành các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực ĐBSCL.
Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: H.V
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tổng thể quy hoạch tầm nhìn xây dựng khu vực đến năm 2030, năm 2050. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta thực hiện các quy hoạch, chính sách cho khu vực ĐBSCL phát triển bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu.
Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, cần có cơ chế điều phối liên kết vùng, tập trung và tạo điều kiện bố trí vốn, thu hút vốn đầu tư cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu tổn thương lớn nhất của BĐKH và vùng ĐBSCL là vùng chịu tổn thương lớn nhất, chịu tác động trực tiếp của BĐKH. Ứng phó BĐKH, phát triển bền vững không những cấp bách mà còn là chiến lược. Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ thể hiện tầm nhìn mới, chiến lược mới, quy hoạch tổng thể… nhằm giúp khu vực ĐBSCL thích ứng với BĐKH. “Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với BĐKH sau 2 năm triển khai, kết quả nổi bật rõ nhất là sự chuyển biến nhận thức đồng bộ. Từ đó kết quả đạt được không chỉ về mặt kinh tế mà còn là sự chủ động của các địa phương và người dân trong việc ứng phó và thích ứng với BĐKH”, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo Danviet
Tai nạn thảm khốc ở Hoà Bình : Điều tra nguyên nhân, xem xét trách nhiệm chủ xe
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Bộ GTVT cùng với Sở GTVT tỉnh Điện Biên và Hoà Bình kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu phương tiện trong vụ tai nạn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm.
Ủy ban ATGT Quốc gia vừa có công điện về vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Km 134 300 tuyến QL6 thuộc địa phận xóm Tiểu khu, xã Đồng Bảng giữa xe ô tô khách biển số 27B - 003.71 do anh Cao Xuân Hồng (SN 1974, trú tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) điều khiển đi hướng Hà Nội - Sơn La với xe ô tô tải biển số Lào UN-8500 do tài xế Nguyễn Thư Quỳnh (SN 1991, trú tại Cao Dương, Thanh Oai, Hà Nội) điều khiển đi chiều ngược lại khiến 3 người chết.
Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ của Ban ATGT tỉnh Hoà Bình, vào khoảng 0h30 ngày 17/6, xe tải chở sắt biển nước ngoài đi trên quốc lộ 6 hướng Sơn La - Hà Nội, khi đến địa phận xã Đồng Bảng (Mai Châu, Hoà Bình) đã đâm vào xe giường nằm chở đầy khách, hậu quả là 3 người tử vong tại chỗ, 37 người bị thương (trong đó có 5 người bị thương nặng phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên), Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình đã có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả.
Hiện trường vụ tai nạn.
Sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia - Trương Hòa Bình đã phân công ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách, cùng đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia và các cơ quan của Bộ GTVT lên hiện trường để phối hợp cùng địa phương, chỉ đạo khắc phục hậu quả và thăm hỏi nạn nhân.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cũng giao Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia liên hệ chặt chẽ với Ban ATGT tỉnh Hoà Bình để nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan của Văn phòng Chính phủ để ban hành công điện của chỉ đạo xử lý vụ việc.
Đến thời điểm hiện tại, tất cả người bị thương đều đã được lực lượng chức năng đưa đi cấp cứu. Danh tính người tử vong và những người bị thương vẫn đang được tiếp tục cập nhật. Các cơ quan đang nỗ lực trong công tác cứu chữa người bị thương. Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chỉ đạo Bộ GTVT cùng với Sở GTVT tỉnh Điện Biên và Hoà Bình kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp là chủ sở hữu phương tiện trong vụ tai nạn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm.
Đặc biệt, xem xét trách nhiệm của lãnh đạo Công ty TNHH Long Giang (Điện Biên), khi trước đó ngày 27/3/2019 tại tỉnh Vĩnh Phúc, xe ô tô khách mang BKS: 27B003.43 của công ty đã đâm vào đoàn người đưa tang làm 7 người bị chết, 1 người bị thương nặng. Kiểm tra điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến QL6, kịp thời cung cấp thông tin về người lái gây tai nạn cho cơ quan công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo Danviet
'Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng đã xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt cả tỷ đồng thì không bị làm sao?' Đại biểu Nguyễn Mai Bộ nêu vấn đề dân chiếm đoạt 5 triệu đồng thì xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư cả tỷ đồng nhưng không bị làm sao. Chất vấn Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) đặt vấn đề, theo điều 176 của Luật Nhà ở, thanh...