PTL thua lỗ lớn, PV Oil thoái vốn ai mua?
Cổ phiếu PTL tăng mạnh sau khi có thông tin Tổng công ty Dầu Việt Nam ( PV Oil) quyết định thoái hết vốn tại doanh nghiệp. Nhưng nhìn sâu vào nội tình doanh nghiệp, có nhiều yếu tố nhà đầu tư cần cân nhắc.
PTL hiện chỉ tập trung khai thác dự án cũ, không có dự án mới.
Chuỗi dài thua lỗ
Theo Nghị quyết Hội đồng quản trị PV Oil, Tổng công ty sẽ thoái hết 9 triệu cổ phần, tương đương 9% tại CTCP Đầu tư hạ tầng đô thị Dầu khí (PTL). Trên báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 của PV Oil, tại ngày 30/6/2020, giá trị khoản đầu tư vào PTL là hơn 15 tỷ đồng.
Ngoài kế hoạch thoái vốn tại PTL, PV Oil cũng có kế hoạch thoái vốn tại CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương và CTCP Khách sạn Lam Kinh.
Sau khi Nghị quyết Hội đồng quản trị của PVOil được công bố ra thị trường, cổ phiếu PTL đã có 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 4 phiên tăng trần, ghi nhận mức tăng 35% trong một tuần qua. Khối lượng giao dịch mỗi phiên tăng vọt lên 100.000 -250.000 đơn vị, trong khi khoảng 10 phiên liền kề, khối lượng giao dịch dưới 30.000 đơn vị/phiên.
Hiện PTL có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 36,43% cổ phần. Các cổ đông lớn tiếp theo là bà Trần Thị Ngọc Cư (19,86%), ông Đoàn Văn Đức (17,67%), PV Oil 9% và BIDV 5,77%.
Tình hình kinh doanh của PTL khá chật vật trong mấy năm qua, lỗ gần 63 tỷ đồng năm 2017, lỗ tiếp nửa tỷ đồng năm 2018 và tích cực hơn trong năm 2019 khi lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ chưa đến 1 tỷ đồng.
Hiện cổ phiếu này vẫn đang nằm trong diện kiểm soát do còn lỗ lũy kế. Nửa đầu năm nay, PTL ghi nhận lỗ khoảng 100 triệu đồng. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, PTL đang lỗ lũy kế 296 tỷ đồng.
Giải trình nguyên nhân thua lỗ nửa đầu năm, PTL cho biết do tồn tại nhiều vướng mắc, Công ty không triển khai thêm được dự án mới nào bên cạnh tình hình dịch Covid-19 cũng tác động nhiều tới hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Câu chuyện ở PTL gây sự chú ý trên thị trường là việc dàn lãnh đạo cũ bị truy tố. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2020, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Bùi Minh Chính, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PTL cùng 8 đồng phạm về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, lập khống 17/21 hợp đồng, gây thiệt hại cho PTL cả trăm tỷ đồng. Số tiền này được dùng vào việc phục vụ các khoản chi tiêu cho cá nhân trong Ban lãnh đạo Công ty.
Nội bộ doanh nghiệp rối ren
Cuối năm 2019, PTL tiến hành thay một loạt nhân sự cấp cao. Cụ thể, miễn nhiệm các ông: Bùi Minh Chính (Thành viên Hội đồng quản trị), Đinh Việt Thanh (Thành viên Hội đồng quản trị), Nguyễn Long (Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật), Nguyễn Văn Hạnh (Thành viên Hội đồng quản trị độc lập), Nguyễn Quang Hưng (Thành viên Hội đồng quản trị độc lập) và Đinh Tiến Quyết (Thành viên Ban Kiểm soát). Đồng thời, PTL bầu bổ sung các nhân sự mới vào Hội đồng quản trị.
Trong đó, ông Nguyễn Trung Trí được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017 – 2021. Ông Trí là Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Ban điều hành các dự án của PVC tại phía Nam, thuộc PTL.
Các thành viên được bổ nhiệm khác là ông Nguyễn Quang Hưng (kiêm người đại diện theo pháp luật), Đoàn Văn Trắc, Hà Quang Ấn (Thành viên Hội đồng quản trị độc lập), Trần Ngọc Lâm (Thành viên Hội đồng quản trị độc lập).
Đáng chú ý trước đó, cơ cấu cổ đông cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện hai cổ đông lớn cá nhân ở trên.
Cụ thể, ông Đinh Việt Thanh, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc PTL và ông Nguyễn Văn Hạnh, Thành viên Hội đồng quản trị độc lập PTL thông báo bán toàn bộ cổ phần, rút tên khỏi danh sách cổ đông Công ty. Hai cá nhân mua vào là ông Đoàn Văn Đức và bà Trần Thị Ngọc Cư.
Với các diễn biến trên, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của PTL, lãnh đạo Công ty cho rằng đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như tâm lý của người lao động trong Công ty.
Qua đó, hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty trong năm 2019 chỉ tập trung khai thác các dự án đã thực hiện, không triển khai dự án mới.
Năm 2020, PTL đề ra kế hoạch 121 tỷ đồng doanh thu và 16 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 85% và gấp 7,2 lần so với kết quả 2019. Cơ sở để thực hiện là PTL sẽ tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng (còn lại) tại dự án Chung cư Mỹ Phú, khối căn hộ Tòa nhà Petroland Tower và đảm bảo thu hồi được 5% giá trị hợp đồng còn lại đã ký với khách hàng.
Đồng thời, Công ty thực hiện tái cơ cấu/thoái vốn tại dự án Khu đô thị mới Dầu khí Vũng Tàu, dự án Khu nhà ở thương mại Tương Bình Hiệp – Bình Dương và Chung cư Mỹ Phú. Công ty tiếp tục cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành tòa nhà Petroland Tower…
Tuy nhiên, toàn bộ nội dung Báo cáo của Hội đồng quản trị về thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và kế hoạch năm 2020 cũng như Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2019 và kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Công ty – đã không được cổ đông thông qua.
Đáng chú ý, hai cổ đông lớn cá nhân cũng có văn bản đề cử hai thành viên tham gia vào hội đồng quản trị là ông Nguyễn Tấn Thụ và Dương Văn Bắc.
Đồng thời ở Đại hội, ông Thụ (đại diện cổ đông Trần Thị Ngọc Cư) có ý kiến yêu cầu hội đồng quản trị xem xét lại đề xuất Giám đốc về việc Công ty Mỹ Phú chịu khoản chi phí 44,5 tỷ đồng để thực hiện các nghĩa vụ của chủ đầu tư.
Nhiều vấn đề nội tại của PTL vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đây là điểm trừ rất lớn về sức hấp dẫn của cổ phiếu PTL.
Xem xét khoản chi tạm ứng 2,15 tỷ đồng trong hồ sơ kế toán, không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, không thông qua Hội đồng quản trị.
Còn ông Bắc (đại diện cổ đông Đoàn Văn Đức) cho rằng, PTL có vốn điều lệ ngàn tỷ đồng nhưng tình trạng thua lỗ đã diễn ra nhiều năm.
Trước Đại hội, nhóm cổ đông đã có kiến nghị bổ sung thêm 2 thành viên hội đồng quản trị để cùng vực lại tình trạng thua lỗ của Công ty, tuy nhiên các cổ đông, đặc biệt là cổ đông PVC không thông qua, liệu có gì khuất tất phía sau hay không?
Liên quan đến các sai phạm về tạm chi cho giám đốc mà ông Thụ đã đề cập, ông Bắc cũng đề nghị Hội đồng quản trị rà soát lại quy trình, quản trị tài chính của Công ty.
Ông Nguyễn Trung Trí, Chủ tịch Hội đồng quản trị PTL cho biết, Hội đồng quản trị có 5 thành viên, trong đó 3 thành viên do PVC đề cử và hai thành viên do các cổ đông khác đề cử. Theo đó, đề xuất của cổ đông cứ đưa ra đại hội biểu quyết.
Ban chủ tọa cũng cho rằng, các cổ đông trước khi phát ngôn về việc xem lại vấn đề quản trị tài chính Công ty, việc quy kết cần có cơ sở, vi phạm theo quy định nào, có căn cứ cụ thể, tránh phát ngôn không có đủ căn cứ.
Diễn biến này cho thấy nhiều vấn đề nội tại của PTL vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đây là điểm trừ rất lớn về sức hấp dẫn của cổ phiếu PTL trong đợt thoái vốn của PV Oil, theo lẽ thông thường.
Cổ phiếu PTL có sóng tăng nhờ hiệu ứng thông tin thoái vốn. Nhưng trong bối cảnh nhiều thương vụ thoái vốn thời gian qua thất bại, PTL lại không phải là món hàng hấp dẫn, nhà đầu tư cần thận trọng khi lướt sóng cổ phiếu này.
Cổ phiếu PTL tăng trần 4 phiên sau thông tin thoái vốn của PV Oil
Trên thị trường cổ phiếu PTL đang giao dịch ở mức giá trần 6.360 đồng/cp, đây là phiên tăng trần thứ 4 của cổ phiếu này.
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNC), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, OIL) sẽ thoái toàn bộ phần vốn tại CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí PVC (Petroland, PTL).
Theo đó, PV Oil sẽ chuyển nhượng toàn bộ 9 triệu cổ phiếu, tương đương 9% vốn Petroland. Đáng chú ý, trên thị trường cổ phiếu PTL đang giao dịch ở mức giá trần 6.360 đồng/cp, đây là phiên tăng trần thứ 4 của cổ phiếu này.
Trong cơ cấu cổ đông Petroland, Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVX) đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 36,43% cổ phần. Các cổ đông lớn tiếp theo là bà Trần Thị Ngọc Cư (19,86%), ông Đoàn Văn Đức (17,67%), PV Oil (9%) và BIDV (5,77%).
PV Oil sẽ thoái toàn bộ vốn tại Petroland.
Tại Petroland vẫn đang rối ren khi nhiều lãnh đạo đang trong vòng lao lý. Ngày 2/10/2019, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Bùi Minh Chính, Chủ tịch HĐQT của Petroland để điều tra về hành vi "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Petroland ra quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Bùi Minh Chính từ ngày 7/10.
Trong ngày 13/12/2019, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Trần Hữu Giang (nguyên Phó Giám đốc Petroland) với tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo khoản 3 điều 356 Bộ luật hình sự.
Trong ngày 16/4 năm nay, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định số 61/ANĐT-P6 truy nã bị can Ngô Hồng Minh với tội danh khởi tố: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Dàn lãnh đạo vào vòng lao lý còn tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng bết bát. Năm 2019, doanh thu Petroland chỉ đạt 44 tỷ đồng và có lãi 217 triệu đồng, so với quy mô vốn 1.000 tỷ đồng.
Trong bán niên 2020, Petroland lỗ hơn 104 triệu đồng, giảm mạnh so với con số lỗ 6,2 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. Công ty cho biết sẽ tiếp tục rà soát lại các hợp đồng không đem lại lợi nhuận, triển khai các sản phẩm bất động sản ngắn hạn, tiết giảm chi phí hoạt động... để dự kiến cả năm 2020 có lãi.
Thoái vốn tại Tài chính Điện lực lại lo ế Dù đang làm thủ tục đăng ký thoái nốt số vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, song Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không tự tin với khả năng thành công của thương vụ này. Tại phiên đấu giá thoái vốn diễn ra hồi cuối tháng 8 năm ngoái, EVN...