PTIT và Viettel hợp tác nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới AI, Blockchain
Theo nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác có thời hạn 5 năm giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ( PTIT) và Viettel, 2 đơn vị sẽ tập trung hợp tác trong các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, logistics, vô tuyến di động.
Biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về khoa học công nghệ và chuyển đổi số, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giữa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và tập đoàn Viettel vừa được Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Văn San, Giám đốc Học viện và Phó Tổng giám đốc Viettel Tào Đức Thắng ký kết ngày 4/11.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa PTIT và Viettel diễn ra chiều ngày 4/11.
Phát biểu tại lễ ký, Đại tá Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, PTIT là một trong số ít các cơ sở đào tạo đã có những đóng góp lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao cho tập đoàn thời gian qua. Việc ký kết biên bản hợp tác là cần thiết, thể hiện sự cam kết lâu dài và bền vững giữa 2 đơn vị, thể hiện hợp tác sâu, rộng của doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo của nhà trường.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng PTIT, Giáo sư, Tiến sỹ Từ Minh Phương cũng tin tưởng rằng, biên bản ghi nhớ hợp tác mới ký kết sẽ khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế sẵn có của cả 2 đơn vị để đóng góp cho hoạt động nghiên cứu phát triển, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Đến nay, hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp PTIT đã và đang làm việc tại Viettel, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp
Nhiều năm qua, Học viện đã hợp tác hiệu quả với các doanh nghiệp trong đó có Viettel về đào tạo, tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực cũng như hợp tác phát triển, khai thác cơ sở vật chất.
Trên cơ sở đó, Học viện và Viettel đã thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác cho chặng đường từ nay đến năm 2026 để tiếp tục khai thác tiềm năng và lợi thế của 2 đơn vị trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành TT&TT và đất nước.
Cụ thể, theo nội dung ghi nhớ hợp tác, thời gian tới, 2 đơn vị sẽ tập trung hợp tác trong các lĩnh vực: AI, Blockchain, Logistics và Vô tuyến di động.
Hai bên cũng thống nhất tổ chức các nhóm nghiên cứu chung, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật thường xuyên để trao đổi kết quả nghiên cứu; phối hợp, triển khai hoạt động hợp tác về khoa học công nghệ theo nhu cầu.
Bên cạnh đó, Viettel sẽ đồng hành cùng Học viện trong tiến trình chuyển đổi số, đặc biệt là hình thành Đại học số tại Học viện; hình thành kho tri thức số giữa hai đơn vị.
Trong các hoạt động đào tạo, Học viện sẽ xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo dài hạn theo nhu cầu và đặt hàng của Viettel; cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn, chứng chỉ nghề, chuyên gia cho Viettel cũng như cung cấp nguồn nhân lực cho tập đoàn công nghệ này thông qua các chương trình thực tập sinh, tuyển dụng, học bổng tài năng…
Xu hướng công nghệ AI tạo ra MC ảo
Công nghệ ảo đang là xu hướng phổ biến giúp con người có thể tự động đưa ra những sản phẩm và dịch vụ mà trước đây phải tốn nhiều thời gian mới có thể thực hiện được.
Những hãng đi đầu về công nghệ này tại Việt Nam như: Vbee, VAIS, FPT, Viettel... đang trong cuộc đua về công nghệ âm thanh, nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên... Gần đây nhất là AiClip - nền tảng tạo video nhanh chóng với MC ảo sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cho việc sản xuất một bản tin hoàn toàn tự động một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Không cần sử dụng MC ghi hình tại trường quay, không cần thu âm giọng đọc, thay vào đó bạn có thể lựa chọn dàn MC ảo nhiều phong cách, trang phục khác nhau cùng với giọng đọc AI đa vùng miền có cảm xúc. Chỉ sau 5-10 phút bạn đã có ngay một video bản tin chuyên nghiệp.
Ngoài ra khi MC ảo sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo được kết hợp với công nghệ 3D Virtual Studio sẽ tạo ra một sản phẩm hoàn hảo với công nghệ trường quay ảo 3D gây ấn tượng mạnh với người xem. Nhờ những công nghệ này, các phát thanh viên có thể dễ dàng thu mẫu giọng nói của mình, thay đổi trang phục sau đó đọc nhiều kịch bản mẫu, cung cấp dữ liệu cho máy tính tiến hành học sâu "deep learning". Kết quả sẽ tạo ra một mẫu hình nói tiếng chuẩn khớp khẩu hình miệng. Phát thanh viên có thể sử dụng mẫu của mình đọc văn bản mà không cần phải tốn nhiều chi phí như: thời gian, trang phục, thiết bị như trước kia.
Các doanh nghiệp cũng có thể tự tạo ra một mẫu hình phát thanh viên và âm thanh phát thanh viên đặc trưng của riêng mình. Đây cũng là một bước tiến mới trong việc giữ gìn vóc dáng và giọng đọc của các phát thanh viên. Ngoài ra, công nghệ mới cũng được áp dụng trong việc giữ gìn hình ảnh gia đình cho các thành viên. Giờ đây, việc lưu hình ảnh, cử chỉ của người thân trở nên dễ dàng hơn.
"Với MC ảo, chúng tôi muốn có định nghĩa mới về việc tạo nội dung: Đó là việc sản xuất nội dung, nghiệp vụ báo chí sẽ được tự động hóa, thời gian thực hơn so với cách truyền thống. Với cách này, các báo chí sẽ tự động hóa việc sản xuất nội dung, nhất là video hay podcast, mở ra thêm nhiều kênh mới để tương tác với độc giả như YouTube, Facebook, Google, Apple hay TikTok. Không những tăng lượng độc giả mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho kinh doanh mà cách truyền thống cũ không làm được hoặc làm nhưng sẽ rất tốn kém", ông Phạm Anh Dũng - giám đốc sáng tạo Vbee cho hay.
Việc ứng dụng AI hỗ trợ sẽ giúp các tờ báo điện tử, doanh nghiệp, gia đình và các nhà sáng tạo nội dung tăng tốc độ tiếp thị, lưu giữ kỷ niệm của người thân và sản xuất sản phẩm số của mình đáp ứng nhu cầu của thị trường.
5G và chặng đường phát triển tại Việt Nam 5G (viết tắt của 5th Generation) hay được biết đến là thế hệ thứ 5 của mạng di động. 5G kế thừa toàn bộ ưu điểm của 4G và được cải thiện với tốc độ vượt trội hơn cùng khả năng phản hồi nhanh chóng. Với hàng loạt nâng cấp đáng giá như trên, công nghệ này hứa hẹn sẽ thay đổi bộ...