Protein GPR56 – công cụ đo lường hiệu quả điều trị bệnh trầm cảm
Theo các nhà khoa học Canada, nồng độ GPR56 trong máu của các bệnh nhân trầm cảm khi dùng thuốc có thể là thước đo hiệu quả điều trị và là công cụ phát triển các phương pháp mới điều trị bệnh tâm thần nghiêm trọng này.
Trầm cảm là căn bệnh tâm thần nghiêm trọng và mạn tính vốn cũng liên quan chặt chẽ với tệ nạn nghiện ngập và làm tăng nguy cơ tự tử – Ảnh: DepositPhotos
Theo Medical Express, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất. Tuy nhiên, chỉ có 40% bệnh nhân đáp ứng với thuốc chống trầm cảm ngay lập tức.
Các nhà khoa học ở Đại học McGill và Viện sức khỏe tâm thần Đại học Douglas (Canada) đã làm sáng tỏ sự phát triển của bệnh trầm cảm và tìm thấy một chỉ dấu phản ánh hiệu quả của trị liệu. Hóa ra, protein GPR56 rất quan trọng đối với sự phát triển của bệnh trầm cảm và đứng sau tác dụng tích cực của thuốc chống trầm cảm.
Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu về những thay đổi trong hoạt tính của các gien trong máu của hơn 400 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Kết quả cho thấy rõ ràng có sự thay đổi đáng kể về nồng độ GPR56 ở những bệnh nhân phản ứng tích cực với thuốc chống trầm cảm, chứ không phải ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị hoặc bệnh nhân dùng giả dược. Khám phá này đặc biệt thú vị, vì protein GPR56 có thể là một chỉ dấu sinh học đơn giản để đo lường đáp ứng với thuốc chống trầm cảm. Đồng thời, các thí nghiệm với chuột và phân tích mô não người cho thấy protein GPR56 cũng liên quan đến những thay đổi sinh học trong hệ thần kinh trung ương. Theo các nhà khoa học, những thay đổi đáng kể nhất về nồng độ GPR56 được quan sát thấy ở vỏ não trước trán, điều này rất quan trọng để điều chỉnh cảm xúc và quá trình nhận thức.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Gustavo Turecki giải thích rằng xác định các chiến lược điều trị mới cho bệnh trầm cảm là một thách thức lớn, và protein GPR56 là một mục tiêu tuyệt vời để phát triển các phương pháp điều trị trầm cảm mới. “Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ mở ra cơ hội để giảm bớt sự đau đớn của những bệnh nhân phải đối mặt với căn bệnh tâm thần nghiêm trọng và mạn tính vốn cũng liên quan nhiều với tệ nạn nghiện ngập và tăng nguy cơ tự tử”.
Vũ Trung Hương
Trí tuệ nhân tạo chữa trầm cảm
Trí tuệ nhân tạo, dựa trên phân tích các kết quả điện não đồ (EEG) có thể giúp nhanh chóng chọn lựa thuốc cho những bệnh nhân bị trầm cảm. Đó là kết luận của các nhà khoa học ở ĐH Stanford (Mỹ), đăng tải trên tạp chí "Nature Biotechnology" (Vương quốc Anh).
Hiện tại chưa có phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh trầm cảm và chọn lựa thuốc điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả một cách nhanh nhất. Phương pháp mới, đơn giản và ít tốn kém, có thể là bước đột phá thật sự.
Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học tìm kiếm phương pháp dự đoán tích cực đối với trầm cảm, đồng thời tìm kiếm phương pháp chọn lựa thuốc để tăng cơ hội chữa trị. Thật tiếc, phải sau vài tuần điều trị mới có thể thấy thuốc có hiệu quả hay không.
Phương pháp mới dựa trên việc phân tích kết quả hoạt động điện của não. Các thuật toán thích hợp tìm kiếm trong kết quả điện não đồ một số dấu hiệu về trầm cảm và giúp đánh giá loại thuốc nào là hiệu quả nhất.
Điều quan trọng là các nghiên cứu EEG khá đơn giản và ít tốn kém so với chụp cộng hưởng từ não bộ. Các nhà nghiên cứu ở ĐH Stanford khẳng định, trong vài ba năm tới, phương pháp của họ sẽ trở nên phổ biến.
Phương pháp mới là sự kế thừa chương trình theo đơn đặt hàng của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ, trong đó các nhà khoa học thử sử dụng kết quả xét nghiệm máu và hình ảnh não để chẩn đoán trầm cảm.
"Phương pháp của chúng tôi sử dụng các chứng cớ để dự đoán loại thuốc nào thích hợp cho bệnh nhân, đồng thời cho thấy phương pháp điều trị cụ thể" - Giáo sư Amit Etkin ở ĐH Stanford, cho biết.
Hiện tại, khoảng 7% dân số Mỹ có dấu hiệu trầm cảm. Khoảng một nửa trong số đó không được thăm khám. Các nghiên cứu trước đó cho thấy, chỉ 30% số bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cảm thấy sự cải thiện khi sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Lý do: Các phương pháp chẩn đoán hiện hành là ít chính xác và thuốc được kê theo cảm tính. Các bác sĩ chẩn đoán dựa trên các chỉ dẫn chủ quan của bệnh nhân. Danh sách các câu hỏi chứa câu hỏi liên quan đến cảm giác buồn bực,tuyệt vọng, nghi ngờ, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, đau cơ hoặc thay đổi khẩu vị.
Các câu trả lời về sự xuất hiện và cường độ các biểu hiện bệnh là rất khác nhau. "Với tư cách là bác sĩ tâm thần, tôi biết là các bệnh nhân rất khác nhau; mặc dù vậy, trong thực tế chúng ta chữa trị cho họ như nhau", ông Etkin cho biết. Việc chữa trị thường bắt đầu bằng kê đơn một loại thuốc chống trầm cảm nào đó. Nếu như có tiên triển, bác sĩ kê tiếp loại thuốc thứ hai. Mỗi đợt thử nghiệm như vậy kéo dài thậm chí 8 tuần lễ.
Các tác giả công trình nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm nhân dịp triển khai nghiên cứu về hiệu quả thuốc chống trầm cảm setraline (năm 2011).
Có 309 người tham gia thí nghiệm. Họ được đo điện não đồ và chẩn đoán hình ảnh não. Những người này được chia làm 2 nhóm: Nhóm được uống thuốc và nhóm được nhận thuốc giả (placebo). Nhờ trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học đã phân tích kết quả điện não đồ trước và sau khi uống thuốc.
Hóa ra, trên cơ sở phân tích kết quả điện não đồ, có thể dự đoán tình trạng những bệnh nhân nào được cải thiện. Cũng có thể dự đoán những bệnh nhân nào cần sử dụng công nghệ chữa trị khác, trong đó có kích thích từ xuyên sọ (transcrabnial magnetic stimulation) hoặc tâm lý trị liệu.
Tuấn Sơn
Theo Nauka/giaoducthoidai
Trầm cảm - bệnh hủy hoại dần ý thức sống Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay, xảy ra mọi lứa tuổi và có thể dẫn người bệnh đến kết cục tự chấm dứt cuộc đời. Tiến sĩ, bác sĩ Trần Nguyên Ngọc, Trưởng phòng Điều trị Rối loạn Cảm xúc, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết trầm cảm hiện thường gặp...