Priston Tale 2 được đàm phán mua về Việt Nam
Theo nguồn tin riêng của Game4V, trò chơi Priston Tale 2 đang được một NPH của Việt Nam đàm phán mua về Việt Nam. Nếu thương vụ này thành công, dự kiến trò chơi sẽ ra mắt vào cuối năm nay, đầu năm sau 2015.
Priston Tale 2 là trò chơi thuộc thể loại MMORPG 3D được phát triển dựa vào sự thành công vang dội của “đàn anh” Priston Tale. Trò chơi Priston Tale đã từng được NPH FPT phát hành tại Việt Nam từ những năm thị trường game online trong nước vừa mới chớm nở. Ngoài lấy lại những cốt truyện, các nét đặc trưng vốn có trong Priston Tale thì Priston Tale 2 có những cải tiến rất lớn về gameplay, đồ hoạ, hệ thống vật phẩm, nhân vật…
Khi tham gia vào trò chơi, người chơi sẽ chọn nhân vật đại diện của mình từ ba bộ tộc khác nhau Tempskron, Morion và Sopphetio. Trong đó Tempskron, Morion vốn là hai bộ tộc quen thuộc với những ai đã từng chơi Prison Tale, còn Sopphetio là một bộ tộc hoàn toàn mới. Trong 3 bộ tộc đều có 2 lớp nhân vật, mỗi nhân vật có cách xây dựng và phát triển rất đa dạng tuỳ vào sở thích của người chơi.
Về mặt đồ hoạ, game được xây dựng bằng công nghệ đồ hoạ Unreal Engine 2.5, mặc dù không thể so sánh với những game “bom tấn” đã ra mắt trong thời gian gần đây nhưng Priston Tale 2 vẫn mang một màu sắc rất riêng, cực ngầu và tươi sáng.
Priston Tale 2 đã ra mắt các máy chủ nước ngoài từ rất lâu và thu hút một lượng lớn người chơi Việt Nam tham gia vào. Liệu tựa game thuộc dạng “hard-code” này có được game thủ Việt chào đón như “đàn anh” của nó vào cuối năm nay? Chúng ta cùng chờ xem.
Video đang HOT
Theo VNE
Việt hóa game tất tần tật có thật là hay?
Việt hóa là một công đoạn không thể thiếu khi một NPH đưa các tựa game nước ngoài về Việt Nam. Nhưng đôi khi có những trường hợp lại phản tác dụng và tạo tình huống dở khóc dở cười ngay cả NPH và game thủ cũng phải "bó tay".
Từ chuyện Việt hoá game MOBA...
Trước tiên xin lấy ví dụ hai tựa game MOBA đình đám ở Việt Nam là LoL và DOTA 2. Hai tựa game này đã từng có không ít sóng gió khi nhắc đến vấn đề Việt hóa game. Ngày xưa khi game LoL chưa được phát hành tại Việt Nam. Các game thủ còn phải chơi ké server nước ngoài. Họ rất quen thuộc với tất cả những gì có trong LoL từ tên Hero, vật phẩm... Khi tựa game này được đưa về VN đã có một cuộc chiến giữa hai trường phái: Việt hóa tất cả và Việt hóa chỉ những thao tác, cốt truyện... giữ lại tên Hero và vật phẩm.
Cuộc chiến này diễn ra khá gay gắt sau một thời gian, cuối cùng NPH Garena đã quyết định việt hóa chỉ duy nhất giữ lại tên Hero. Và cái tên Liên Minh Huyền Thoạicũng ra đời từ đây mặc dù không ít bộ phận phản đối.
Trước vấn đề của LoL, các game thủ DOTA 2 cũng đã có không ít tình huống đau tim khi có một số thông tin rằng một NPH Việt Nam sắp mang DOTA 2 về nước. Hiện các công đoạn Việt hóa đang được chuẩn bị !
Có nhiều bình luận cho rằng: " DOTA hay DOTA 2 là tựa game đã ăn sâu vào trí nhớ của mọi người, mình cảm thấy nếu nó về VN bị Việt hóa các tên vật phẩm hay tên tướng thì nghe rất là kì cục".
Có bạn khác dí dỏm: " LoL thì thành Liên Minh Huyền Thoại, DOTA 2 mà có tên tiếng Việt chắc lại thành tên một tựa phim kiếm hiệp, tình hiệp nào đó".
Nhiều người thẳng thừng khẳng định không cần DOTA 2 về Việt Nam. Nếu về Việt Nam mà Việt hóa ra nghe rất là ngượng ngạo, có phần mất đi sức hút của tựa game.
...Đến những MMO tiên kiếm hiệp Trung Quốc
Hiện nay tại Việt Nam, các trò chơi được mua về phần lớn là các game xuất phát từ Trung Quốc. Những cái tên này sau đó được Việt hóa thành những cụm từ ngữ quen thuộc như: tam quốc, kiếm, đao, thủy hử, long, rồng, truyền kỳ... hay là các tên phim kiếm hiệp nổi tiếng.
Rõ ràng, cách đây vài năm khi thị trường game Việt Nam không có quá nhiều tên tuổi nổi bật thì dĩ nhiên một tựa game mới xuất hiện sẽ là tâm điểm của rất nhiều game thủ. Nhưng với tình trạng các game online mọc lên như nắm có cuồng độ ngày càng dày đặc như hiện nay, liệu những cái tên theo phong cách kiếm hiệp hay Hán Việt có quá nhiều và gây rối loạn?
Một số nhận định cho rằng: "Không nhất thiết cứ Việt hóa sát nghĩa hay cứ mang yếu tố kiếm hiệp thì game đó mới thành công. Game thủ Việt Nam bây giờ rất hòa nhập và kĩ lưỡng. Cái họ quan tâm là game đó đáp ứng được gì cho họ nhiều hơn là tên nghe sến sến".
Một ý kiến game thủ bình luận: " Nói thật bây giờ Việt Nam toàn tên game giống giống nhau, mình không tài nào nhớ được. Tại sao họ cứ lấy các tên game kiểu na ná kiếm hiệp nhỉ? Trong khi mình thấy cứ lấy tên tiếng Anh hay một cái tên mang tính hiện đại không phải ấn tượng hơn sao?"
Nhớ lại, ngày xưa các tựa game đình đám như: Lineage 2, Priston tale, Shaiya,Cabal... không cần một cái tên Việt hóa dài dòng nhưng vẫn in đậm vào tâm trí không ít game thủ Việt Nam. Cho đến bây giờ, họ vẫn hay nhắc lại những tựa game kinh điển này.
Không thể phủ nhận, Việt hòa là một công đoạn vô cùng hữu ích và nó mang tựa game đến gần với game thủ Việt hơn. Nhưng Việt hóa như thế nào và ở mức độ nào là một việc hoàn toàn khác. Với tình hình hiện nay, khi xã hội hòa nhập quốc tế ngày càng rõ nét và một thị trường game tấp nập như Việt Nam thì có lẽ các NPH cũng nên xem xét lại.
Theo VNE