Premier League có thể bị hủy bởi một điều tưởng chừng đơn giản…
Premier League có ý tưởng chơi sân trung lập
Premier League 2019-20 đã bị gián đoạn kể từ tháng 3 do đại dịch Covid-19 nhưng hy vọng sẽ tiếp tục thi đấu vào tháng 6. Ý tưởng nối lại mùa giải đã được đưa ra ở cuộc họp của các CLB tuần trước.
Trong đó, người ta đã nhắc đến việc những trận còn lại có thể diễn ra trên sân trung lập. Nhưng có tới 6 CLB đều thuộc nhóm cuối phản đối ý tưởng trên bởi cho rằng nó sẽ làm hỏng tính toàn vẹn của giải.
Premier League vẫn chưa thể chốt ngày trở lại vì virus corona
Có thể bị hủy
Video đang HOT
Giám đốc điều hành LMA, Richard Bevan tin rằng các CLB Premier League sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nắm bắt ý tưởng trên vốn được đưa ra để di rời các trận đấu khởi khu vực đông dân, tránh tụ tập đông người và giảm số lượng sân được sử dụng.
Đề xuất cần 14 trong số 20 CLB Premier League bỏ phiếu ủng hộ. Khi được hỏi về khả năng nếu nó không được tán thành có dẫn tới mùa giải bị hủy hay không, Bevan nói với BBC Radio 4:
“Vâng, tôi nghĩ rằng chính xác là như vậy. Chính phủ sẽ đặt dấu hỏi rằng các trận đấu tại sân nhà với những khu vực đông dân cư có khiến quy định giãn cách xã hội được tuân thủ hay không?”
Bevan cũng cho biết thêm rằng khi bóng đá gần hơn ngày trở lại, nó không được lấy đi các nguồn lực từ các tổ chức cần thiết hơn trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Tới nay, số ca tử vong vì virus corona tại Anh đã cao thứ 2 thế giới (hơn 30 nghìn, chỉ sau Mỹ).
Bevan nói thêm: “Bóng đá không được chiếm bất kỳ nguồn lực nào của NHS (Dịch vụ y tế quốc gia), nó không được ảnh hưởng đến năng lực của các dịch vụ y tế và cấp cứu. Cần kiểm tra, theo dõi, đầy đủ dụng cụ, tuân thủ giãn cách xã hội và rõ ràng là một môi trường an toàn để tập luyện và chơi bóng.”
“Sẽ có hướng dẫn về tim mạch, sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Và tôi nghĩ thông điệp thực sự là sức khỏe là ưu tiên chỉ đạo cho bất kỳ quyết định nào.”
Sân không khán giả, cơn ác mộng với Premier League
Khi Covid-19 xuất hiện, người ta mới "vỡ" ra các hoạt động đi kèm trong ngày thi đấu đóng vai trò sống còn với nền tảng tài chính của các đội bóng Anh. Trong trường hợp mùa giải 2020/21 vẫn phải thi đấu không khán giả, đấy sẽ là thảm họa thực sự với Premier League.
Theo báo cáo của Telegraph, 20 CLB Premier League sẽ thất thu 878,2 triệu bảng nếu mùa giải 2020/21 phải diễn ra trên các sân bóng không khán giả. Dù tỷ trọng từ các hoạt động bán vé và đi kèm trong ngày thi đấu chỉ chiếm 13% tổng doanh thu của các đội, nhưng sau 26 năm, khoản tiền này đã tăng từ 89 bảng lên 677 triệu bảng.
Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng của các sân bóng đầy ắp khán giả tới hoạt động kinh doanh của bóng đá Anh. Thậm chí, có những đội hoạt động dựa nhiều vào nguồn tiền trực tiếp này, chẳng hạn như Arsenal khi 25% doanh thu năm tài chính 2019 tới từ tiền bán vé, dịch vụ giải trí ăn uống trong sân.
Mặt khác, dòng tiền này cũng đóng góp tới 22% trong quỹ lương tổng cả giải đang trả cho các cầu thủ (3,3 tỷ bảng mùa 2018/19). Với Arsenal và Tottenham, trong mỗi bảng họ chi ra trả lương lại có tới 40 xu tới từ lợi nhuận kinh doanh ngay trong SVĐ.
M.U sẽ thiệt hại 139,4 triệu bảng nếu sân Old Trafford không được mở cửa đón khán giả trước tháng 5/2021
Forbes ước tính, Arsenal sẽ mất 122,3 triệu bảng nếu Emirates không mở cửa đón khán giả trước tháng 05/2021. Con số này sẽ là 59,6 triệu bảng trong điều kiện khán giả được tới sân vào tháng 01/2021 và tiếp tục giảm xuống 16,2 triệu bảng khi lệnh cách ly xã hội chỉ áp dụng ở mùa 2019/20. Với M.U, ở kịch bản xấu nhất, họ sẽ thiệt 139,4 triệu bảng, nhiều hơn cả mùa giải kiếm tiền tốt nhất từ bán vé (110,8 triệu bảng mùa 2018/19).
Tất nhiên, không phải đội nào cũng trong trạng thái "lo nơm nớp" khi các trận đấu thiếu đi tiếng cổ động từ bốn phía khán đài. Với các CLB địa phượng, sức chứa nhỏ như Burnley hay Bournemouth, có hay không có khán giả cũng không tác động nhiều tới hoạt động. Năm 2019, Burnley và Bournemouth chỉ thu về lần lượt 6,7 và 8,4 triệu bảng vé vào cửa, chiếm chưa tới 5% tổng doanh thu. Họ là những đội dựa nhiều vào nguồn thu bản quyền truyền hình nên chỉ cần bóng lăn, mọi thứ sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, chừng nào sân cỏ xứ sương mù chưa trở lại, chừng đó Burnley hay Bournemouth còn "mất ăn mất ngủ".
Một chi tiết quan trọng khác khiến đại đa số đội bóng Anh quan tâm là trong thời gian bóng chưa lăn mà có lăn thì khả năng cao sẽ không có khán giả, họ phải nghĩ thêm các giải pháp kinh doanh để bù vào khoảng trống 677 triệu bảng ở các hoạt động trong sân. Năm 2019, chỉ có 8 CLB báo cáo tài chính "dương" và cộng dồn toàn giải, Premier League làm ăn thua lỗ 384 triệu bảng. Nếu tình trạng tăng trưởng âm tiếp diễn, nhiều đội bóng sẽ bị Luật công bằng tài chính sờ gáy, một viễn cảnh không vui chút nào sau các án phạt từ UEFA những năm gần đây ở khắp châu Âu.
Hàng nghìn lao động mất việc
Sân không khán giả cũng có nghĩa các công việc phục vụ một trận thi đấu sẽ bị cắt giảm. Hiện tại, M.U cần 3.340 nhân viên an ninh, canh cổng, hậu cần, dẫn đoàn làm việc trong những ngày bóng lăn ở Old Trafford. Dù vậy, con số này sẽ giảm xuống còn... 60 người khi bóng đá trở lại trong tình trạng "vườn không nhà trống".
Xác định thời điểm mở cửa chuyển nhượng hè 2020 Phiên chợ hè diễn ra khi nào? Hiện nay, các giải đấu hàng đầu châu Âu đều tạm hoãn vô thời hạn và chưa biết lúc nào mới mở cửa trở lại. Mới nhất, chỉ có thông tin các CLB Premier League sẽ bắt đầu luyện tập từ giữa tháng 5, đá lại vào tháng 6. Những giải đấu khác cũng được chờ...