PPC lãi sau thuế quý 2/2019 đạt 341 tỷ, giảm 35% cùng kỳ năm trước
PPC hiện đang tiến hành nghiên cứu tiền khả thi để thêm nhà máy Phả Lại 3 vào Quy hoạch Điện VIII (Tổng sơ đồ Điện VIII) và dự kiến động thổ vào giai đoạn 2020-2021.
CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) thông báo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2019 đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2018. Theo đó doanh thu quý 2/2019 của PPC đạt hơn 2.240 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 3.950 tỷ đồng, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Biên lợi nhuận gộp trong kỳ này của PPC đạt gần 12%, giảm đáng kể so với con số 15,7% cùng kỳ 2018. Biên lợi nhuận gộp nửa đầu năm 2019 duy trì ở mức trên 15%, xấp xỉ năm ngoái.
Doanh thu tài chính quý này của PPC đạt 60,7 tỷ đồng, giảm gần 28% cùng kỳ năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 164 tỷ đồng, tăng 18,8% cùng kỳ 2018.
Kết quả kinh doanh của PPC
Kỳ này, PPC được hoàn nhập dự phòng tỷ giá khiến chi phí tài chính được ghi nhận âm 114,6 tỷ đồng, bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Kết quả, lợi nhuận quý 2/2019 của PPC đạt 420 tỷ, giảm 34,8% cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng một phần từ chi phí hoàn nhập dự phòng, lũy kế 6 tháng đạt 707 tỷ đồng, giảm 20% cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sau thuế quý 2/2019 đạt 341 tỷ, giảm 35% cùng kỳ 2018, lũy kế 6 tháng đạt 584 tỷ đồng, giảm 18% cùng kỳ năm trước.
PPC chỉ có một công ty liên kết là Nhiệt điện Hải Phòng. Công ty hiện có gần 1.100 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, không có nợ dài hạn, nợ ngắn hạn 546 tỷ.
PPC sở hữu 2 nhà máy điện than tại miền Bắc, với công suất 1.040 MW: nhà máy Phả Lại 1 (34 năm) và Phả Lại 2 (17 năm). Ngoài ra, PPC cũng nắm cổ phần tại các nhà máy điện than Hải Phòng (HND, 25%) và Quảng Ninh (QTP, 16%), công suất mỗi nhà máy 1.200MW.
Báo cáo của CTCP Chứng khoán Bản Việt cho rằng PPC sẽ tiết kiệm được 4,7 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2023 khi không có dự án nâng cấp máy móc thiết bị và môi trường, giúp công ty nâng cổ tức tiền mặt lên 3.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 10,8%) trong bối cảnh dòng tiền hoạt động mạnh mẽ 1,1 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2019-2028 và bảng cân đối kế toán lành mạnh với vị thế tiền mặt ròng.
Nhà máy Phả Lại 3 mới cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Nhà máy Phả Lại 3 sẽ có khả năng sinh lời cao khi sở hữu công nghệ hiện đại, tỷ lệ tiêu thụ than cạnh trạnh, vị trí thuận lợi nằm tại trung tâm của các cụm khu công nghiệp và được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng sẵn có.
PPC hiện đang tiến hành nghiên cứu tiền khả thi để thêm nhà máy Phả Lại 3 vào Quy hoạch Điện VIII (Tổng sơ đồ Điện VIII) và dự kiến động thổ vào giai đoạn 2020-2021.
Ban lãnh đạo xác nhận rủi ro không đáng kể từ tình hình thiếu hụt than trong năm 2019. Các nhà máy điện than khác cũng phải chịu rủi ro này, nhưng PPC có lợi thế tốt so với các nhà máy khác nhờ mối quan hệ tốt đẹp với Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) từ trước đến nay, do đó công ty đã đạt được thỏa thuận với Vinacomin để đảm bảo nguồn cung 3,5 triệu tấn than trong năm 2019, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm khoảng 6 tỷ kWh so với dự phóng sản lượng điện thương phẩm 2019 của chúng tôi là 5,2 tỷ kWh.
Phương Anh
Theo Trí thức trẻ
Vì sao nhà đầu tư không mặn mà với SFG?
Vào cuối tháng 6, Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo hủy cuộc đấu giá gần 14 triệu SFG của CTCP Phân bón Miền Nam do không có nhà đầu tư nào đăng ký.
Lợi nhuận sau thuế cũng như biên lợi nhuận của Phân bón Miền Nam có dấu hiệu đi xuống.
Được biết, đây là đợt thoái vốn của Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) tại Phân Bón Miền Nam với giá khởi điểm 31.072 đồng/cp, cao hơn gấp đôi so với thị giá. Kết thúc phiên 8/7, giá cổ phiếu SFG dừng ở mức 11.400 đồng/cp, giảm 15% so với đầu năm, bởi trong bối cảnh ngành phân bón bão hòa, thị trường xuất khẩu chiếm tỉ trọng thấp cùng với kết quả kinh doanh kém tích cực đã khiến nhà đầu tư không có mấy mặn mà với cổ phiếu SFG.
Hiện Vinachem nắm giữ 65% cổ phần của Phân bón Miền Nam nên có quyền chi phối công ty. Do đó, các quyết định quan trọng của công ty như kế hoạch đầu tư, kinh doanh, chia cổ tức hàng năm,...đều phụ thuộc Vinachem. Theo lộ trình thoái vốn nhà nước 2017- 2020, Vinachem sẽ giảm tỉ lệ sở hữu tại Phân Bón Miền Nam xuống còn 36%.
Hiện hệ thống phân phối của Phân bón Miền Nam gồm 400 đại lý cấp 1, hơn 10.000 đại lý cấp 2, chủ yếu tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Sản phẩm phân NPK chiếm 6% thị phần cả nước, phân Lân chiếm 12% thị phần cả nước.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do thị trường phân bón ngày càng bão hòa, cạnh tranh gay gắt đã khiến giá phân bón của công ty giảm sâu. Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước, Phân bón Miền Nam định hướng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Theo đó, công ty đã xuất sang thị trường Malaysia, Campuchia, Lào, Myanmar...Nhưng sản lượng xuất khẩu chỉ mới chiếm tỉ trọng nhỏ (khoảng 8% - 10%) sản lượng tiêu thụ của Phân bón Miền Nam.
Theo Phân bón Miền Nam, do đồng EUR mất giá cũng như giá cước vận chuyển từ Việt Nam sang các nước Châu phi tăng cao nên giá phân bón từ Việt Nam không phải là lợi thế so với các nước Châu Âu. Các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu đòi hỏi phải tiêu hao nhiều nguyên liệu nên lợi nhuận đến từ các sản phẩm xuất khẩu chưa cao, giá bán chưa được cạnh tranh.
Mặt khác, giá phân bón NPK ở các nước Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc rất thấp làm giảm tính hấp dẫn của sản phẩm phân bón của Việt Nam, trong đó có sản phẩm của công ty. Một trong những thị trường chính của công ty là Malaysia do tình hình chính trị thay đổi lớn nên sản lượng của công ty bị ảnh hưởng rất nhiều trong năm 2018.
Về tình hình kinh doanh, trong 2015-2018, lợi nhuận sau thuế cũng như biên lợi nhuận của Phân bón Miền Nam có dấu hiệu đi xuống. Doanh thu năm 2018 đạt 2.241 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 66,5 tỷ đồng, giảm hơn 27% so với năm trước đó. Còn quý I/2019, Phân bón Miền Nam chỉ ghi nhận 265 tỷ đồng doanh thu, hơn một nửa cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế còn chưa đến 10% cùng quý I năm ngoái, đạt gần 2 tỷ đồng
Nguyên nhân là tình hình thời tiết đầu năm diễn biến bất lợi cho ngành nông nghiệp làm giảm diện tích trồng trọt dẫn đến nhu cầu phân bón giảm. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu giá cao ở cuối năm 2018 lớn làm tăng giá vốn hàng bán của Phân bón Miền Nam, biên lợi nhuận gộp giảm xuống còn 5% từ mức 12% trong quí I/2018.
Nguyễn Việt
Theo enternews.vn
Nhiệt điện Phả Lại điều chỉnh giảm 3% lợi nhuận sau kiểm toán Lợi nhuận sau thuế bị điều chỉnh giảm 33 tỷ đồng so với báo cáo tự lập xuống còn 1.122 tỷ đồng, vẫn tăng 31% so với năm 2017 và là mức lãi cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ảnh minh họa. CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) vừa có văn bản giải trình về chênh lệch số liệu...