POW sáng nhờ điện
Hội đủ yếu tố thuận lợi, POW có nhiều lợi thế khi niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 12.
Nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế Việt Nam đang tăng cao từng năm, dù công suất phát điện đưa vào vận hành khó có thể tiệm cận với nguồn cầu lớn của thị trường. Theo đó, giá điện tăng cao, dự đoán đạt đỉnh trong vòng 5 năm tới và tăng ít nhất 15% trong năm 2019. Với vị thế chủ chốt đầu ngành điện, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power – POW) dự kiến thu lợi không nhỏ từ nhu cầu tiêu thụ điện của thị trường.
Năm vàng của điện
Nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam dự kiến tăng trưởng ở mức 10%/năm. Để đáp ứng nhu cầu đó, công suất phát điện phải tăng ít nhất 4.000-5.000 MW/năm. Song yếu tố thời tiết dường như ít tạo điều kiện thuận lợi để tiệm cận mục tiêu đó, đặc biệt là sản lượng thủy điện.
Theo Báo cáo chuyên sâu ngành điện quý II/2018 của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn VIRAC, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Việt Nam đang tăng rất nhanh. Trong giai đoạn 16 năm từ 2001-2017, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 11,3%/năm và được dự báo còn tiếp tục tăng cao trong 15 năm tới. Ảnh hưởng từ yếu tố vĩ mô, giá điện được dự báo sẽ đạt đỉnh trong 5 năm tới và đơn giá điện năm 2019 ước đạt 901 đồng/kWh (tăng 15% từ mức 783 đồng/kWh).
Có vị thế là doanh nghiệp chủ chốt ngành điện, PV Power hiện vận hành 8 nhà máy điện gồm Vũng Áng 1, Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1 và 2, Hủa Na, Đăkđrinh và Nậm Cắt. Trong đó, nhà máy thủy điện là các nhà máy Nậm Cắt, Hủa Na và Đăkđrinh. Trong 9 tháng đầu năm 2018, sản lượng điện của PV Power đạt hơn 15,9 tỉ kWh (tăng 3%).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất công bố quý III/2018, doanh thu ghi nhận trong biên độ 2018 gồm doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm 2018 đạt 17.800 tỉ đồng và doanh thu quý III đạt 6.900 tỉ đồng; trong đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2018 là 1.460 tỉ đồng và quý II/2018 là 184,1 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu năm 2015, sản lượng điện của PV Power xếp thứ 2 sau EVN, với thị phần PV Power chiếm khoảng 11%. Cơ cấu sản xuất điện của PV Power được phân bổ gồm thủy điện (7,3%), nhiệt điện than (28,5%) và nhiệt điện khí (64,2%).
Cụm phân bổ thủy điện của PV Power lại nằm ở miền Trung – khu vực bị ảnh hưởng nhẹ hơn miền Nam bởi hiện tượng El Nio, trong đó cụm nhà máy nhiệt điện chiến lược chủ chốt lại nằm ở miền Nam. Nguyên liệu sản xuất của nhiệt điện là khí hóa lỏng (LNG), do đó ảnh hưởng của lượng mưa dường như không đáng kể. Từ cuối năm 2018, khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu khí hóa lỏng dường như được củng cố đáng kể, với một loạt mỏ khí tự nhiên đi vào hoạt động. Tại quý IV/2018, mỏ Phong Lan Dại bắt đầu đi vào hoạt động, với công suất 0,5 tỉ m3/năm, trữ lượng 3 tỉ m3. Thêm vào đó, mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt và mỏ Sư Tử Trắng – giai đoạn 2 dự kiến đi vào hoạt động lần lượt vào quý III/2020 và quý IV/2021. Qua đó, nguồn cung tại cụm khí Đông Nam Bộ dự kiến tăng thêm 6% trong năm 2019 và 10% từ năm 2020 trở đi. Nguồn cung LNG cho PV Power dường như được bảo đảm một cách chắc chắn.
Vị thế trước giờ G
Nhận định chung, 2019 sẽ là năm vàng của nhiệt điện với các trụ cột chống đỡ chính gồm (1) Nhu cầu điện tăng liên tục trong khi nguồn cung tăng chậm khiến tăng huy động các nhà máy nhiệt điện hiện tại; (2) Giá điện thị trường đạt đỉnh cao nhất trong 5 năm trở lại đây; (3) Sản lượng thủy điện giảm do hiện tượng El Nio.
Năm 2019, nhóm cụm nhà máy nhiệt điện dự kiến dẫn dắt tăng trưởng của PV Power khi nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 và 2 đã hết chi phí khấu hao, lợi nhuận tăng 1.065 tỉ đồng. Trong đó, so với cùng kỳ, sản lượng điện của nhà máy Nhơn Trạch 1 và 2 tăng hơn 6%, Vũng Áng 1 tăng 18%. Dự phóng doanh thu năm 2019 của PV Power ước đạt 36.363 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 74,9%, đạt 4.058 tỉ đồng.
Trong tương lai, PV Power sẽ tiếp tục đầu tư 2 nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 (1.500MW). Hai nhà máy sẽ được khởi công trong năm 2019 và đưa vào hoạt động trong đầu năm 2023. Dự án này sẽ là động lực tăng trưởng chính của PV Power trong trung hạn, nâng tổng công suất phát điện của PV Power lên 5.708MW (tăng 35,6%).
*Phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam chỉ có giá trị tham khảo
Theo nhipcaudautu.vn
Doanh thu của ô tô Trường Hải tăng mạnh
Sau 9 tháng đầu năm, Thaco ghi nhận 39.812 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 4.306 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 13.4% và 28,5% so với cùng kỳ.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của Công ty Cổ phần (CTCP) Ô tô Trường Hải cho thấy, doanh nghiệp này đạt gần 12.061 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25,7% so với cùng kỳ 2017.
Doanh thu tăng mạnh trong khi giá vốn bán hàng tăng ít hơn khiến lợi nhuận gộp đạt hơn 2.420 tỷ đồng.
Hoạt động tài chính trong kỳ cũng mang đến cho Trường Hải khoản thu đáng kể, đạt gần 366 triệu, trong khi cùng kỳ chỉ đạt gần 217 triệu đồng.
Các khoản chi phí như tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng tăng khá mạnh trong khoảng thời gian trên (tổng cộng khoảng 1.281 tỷ đồng, cao hơn gần 25%), đẩy lợi nhuận thuần xuống còn gần 1.400 tỷ đồng.
Thaco mới đây đã chi 2.200 tỷ đồng mua cổ phiếu nông nghiệp của Bầu Đức. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, so với cùng kỳ quý 3 năm 2017, lợi nhuận thuần vẫn tăng trưởng đến 58%.
Kết thúc quý, Trường Hải lãi sau thuế 1.263 tỷ đồng, tăng trưởng 71,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung sau 9 tháng đầu năm, Thaco ghi nhận 39.812 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 4.306 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 13.4% và 28,5% so với cùng kỳ.
Vẫn theo báo cáo, hiện Thaco đang gánh khoản nợ hơn 42.188 tỷ đồng, trong đó gần 40.000 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, hơn 2.660 tỷ đồng là nợ dài hạn.
Trong đó, đáng chú ý vay nợ thuê tài chính của Thaco bất ngờ tăng mạnh 59% đối với nợ vay ngắn hạn và 113,2% đối với nợ vay dài hạn, lần lượt là 22.323 tỷ đồng và 2.320 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9, tổng vốn của Trường Hải đạt gần 72.408 tỷ đồng, tăng 6.676 tỷ đồng so với thời điểm kết thúc quý 2 năm nay.
Được biết, trong quý 3, Trường Hải chi 2.216 tỷ đồng để mua gần 221.688 trái phiếu chuyển đổi do CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG) phát hành. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến nợ vay Thaco tăng mạnh trong thời gian qua.
Trong quý 3, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh và đầu tư âm lần lượt hơn 5,2 tỷ và hơn 4,8 tỷ đồng.
Hoàng Hưng
Theo vtc.vn
Đạm Phú Mỹ: Bất ngờ tăng kế hoạch lợi nhuận sau thuế 2018 từ 342 tỷ đồng lên 605 tỷ đồng Ngày 12/12/2018, Hội đồng quản trị của DPM quyết nghị thông qua điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2018, khi chỉ còn hơn 2 tuần nữa là kết thúc năm tài chính. Theo đó, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ, mã DPM) đã quyết nghị thông qua điều chỉnh...