Porsche Vision Renndienst – mẫu xe đa dụng cho tương lai
Khoang lái của Porsche Vision Renndienst có thể thay đổi cách bố trí tùy theo mục đích sử dụng.
Loạt xe ý tưởng của Porsche vừa được hé lộ thông qua dự án có tên gọi “ Porsche Unseen”. Trong số đó, mẫu concept Porsche Vision Renndienst gây chú ý hơn cả khi đây là một chiếc xe đa dụng chạy điện, dòng sản phẩm hoàn toàn lạ lẫm đối với hãng xe thể thao Đức.
Ngoài hình Porsche Vision Renndienst làm liên tưởng đến Volkswagen ID Buzz, chiếc minivan chạy điện được phát triển trên nền tảng MEB thuộc Volkswagen Group, tập đoàn mẹ của Porsche. Tuy nhiên, Vision Renndienst có thiết kế ấn tượng hơn hẳn so với ID Buzz.
Porsche cho biết Vision Renndienst được thiết kế vào năm 2018 và lấy cảm hứng từ một chiếc minivan Volkswagen Type 2 từng được hãng sử dụng làm xe dịch vụ nhiều thập kỷ trước. Các đặc điểm quen thuộc của xe Porsche được ứng dụng vào Vision Renndienst, chẳng hạn như đèn định vị dạng 4 thanh ngang, đèn hậu trải dài ở đuôi xe, cản trước và cản sau bo cong đầy đặn.
Xe có thiết kế tối ưu khí động học với các bề mặt được làm mềm mại, ít cản gió. Đồng thời, Porsche trang bị cho Vision Renndienst cụm camera quan sát 2 bên thay cho gương chiếu hậu truyền thống. Đây là công nghệ đã được Audi ứng dụng trên các mẫu xe điện e-tron.
Porsche không công bố hình ảnh nội thất của Vision Renndienst. Hãng xe Đức cho biết khoang lái của xe có nhiều tùy chọn bố trí theo dạng mô-đun để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau. Vị trí người lái nằm ở trung tâm cabin và xe có thể chở được 5 hành khách.
Video đang HOT
Cụm pin và động cơ điện của Porsche Vision Renndienst được bố trí bên dưới sàn xe. Các thông số vận hành của xe không được công bố cụ thể.
Giao dịch chứng khoán chiều 26/10: Sập đổ tại tin...
Một vài tin đồn đoán, rỉ tai được lan truyền, và đây là cái cớ rất đẹp để giải thích cho cú sập mạnh chiều nay khi thị trường lao dốc gần 20 điểm chỉ trong khoảng hơn 1h giao dịch cuối phiên chiều.
Trong phiên sáng, mặc dù diễn biến thị trường khá phân hóa và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng bán ròng mạnh nhưng các cổ phiếu lớn vẫn đóng vai trò là đôi cánh giúp chỉ số VN-Index tiếp tục bay cao trong phiên sáng đầu tuần ngày 26/10.
Xu hướng tăng điểm vẫn được duy trì tốt khi bước sang phiên giao dịch chiều đã giúp VN-Index thử thách thành công ngưỡng kháng cự 970 điểm chỉ sau hơn 30 phút giao dịch.
Tuy nhiên, với lực đỡ chỉ tập trung vào các cổ phiếu lớn khiến nhà đầu tư khá cảnh giác về tình trạng kéo trụ để xả hàng. Không nằm ngoài lo ngại trên, đà tăng điểm được cầm cự trong hơn 1 tiếng và thị trường đột ngột quay đầu do áp lực bán gia tăng mạnh.
Lực bán diễn ra khá dứt khoát và ngày càng lan rộng, đặc biệt các cổ phiếu lớn đóng vai trò trụ đỡ trong phiên sáng cũng lần lượt đảo chiều, hoặc chỉ may mắn giữ sắc xanh nhạt như tại VIC và VNM, khiến VN-Index lao thẳng đứng xuống mức thấp nhất ngày, về vùng giá 950 điểm.
Chênh lệch giữa điểm số cao nhất và điểm số đóng cửa của VN-Index lên tới gần 20 điểm.
Đáng chú ý, cú đảo chiều đột ngột này trên thực tế đã được cảnh báo, chẳng hạn tại bản tin đăng tải tối qua (link dưới đây), chứng khoán KB đã đề cập tới khả năng đảo chiều. Tuy nhiên, thực tế thị trường hôm nay, nhiều nhà đầu tư đã được lý giải là do một tin đồn khác. Tin đồn thì vốn là chưa được kiểm chứng!
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 26/10: Chú ý các mã HPG, VIC, và VNM
25/10/2020
Kết phiên, sàn HOSE có 137 mã tăng và 286 mã giảm, VN-Index giảm 10,46 điểm (-1,09%), xuống 950,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 428,25 triệu đơn vị, giá trị 8550,87 tỷ đồng, giảm 5,36% về khối lượng và 9,61% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 23/10. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 23,48 triệu đơn vị, giá trị 597,13 tỷ đồng.
Nhóm Vn30 chỉ còn 6 mã tăng điểm gồm VIC, VNM, KDH, MSN, PLX và PNJ với mức tăng chỉ trên dưới 1%, ngoại trừ MSN tăng tốt nhất 2,2% lên 87.900 đồng/CP.
Còn lại có tới 23 mã giảm điểm, trong đó đáng kể là gánh nặng đến từ dòng bank khi lần lượt đều tìm tới mức giá thấp nhất ngày.
Cụ thể, VCB giảm 1,7% xuống 86.000 đồng/CP, BID giảm 4,2% xuống mức 41.000 đồng/Cp, CTG giảm 4,1% xuống 30.500 đồng/Cp, HDB giảm 1,77% xuống 25.000 đồng/CP, MBB giảm 2,39% xuống 18.400 đồng/CP, ngày cả TCB cũng đảo chiều giảm 2,71% xuống 23.350 đồng/CP, STB giảm 3,09% xuống 14.100 đồng/CP, VPB giảm 4,44% xuống 24.300 đồng/CP.
Bên cạnh đó, các mã lớn khác đóng vai trò hỗ trợ thị trường trong phiên sáng như VHM, SAB cũng đều để mất điểm.
Không chỉ nhóm cổ phiếu bluechip và các mã lớn, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng đua nhau lùi về dưới mốc tham chiếu như FLC, ITA, HQC, HAI, HAG, LDG..., thậm chí giảm sàn như AMD.
Trên sàn HNX, áp lực bán cũng diễn ra khá mạnh và trên diện rộng khiến HNX-Index mất gần 2%.
Đóng cửa, sàn HNX có 48 mã tăng và 96 mã giảm, HNX-Index giảm 2,67 điểm (-1,88%), xuống 139,03 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 55,67 triệu đơn vị, giá trị 776,33 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,88 triệu đơn vị, giá trị 100,55 tỷ đồng.
Không khác nhiều trên sàn HOSE, các mã lớn trên sàn HNX cũng đua nhau giảm sâu như ACB -3,1% xuống 24.800 đồng/CP, PVS -2,9% xuống 13.500 đồng/CP, VCG -4,1% xuống 41.800 đồng/Cp, VCS -2,6% xuống 75.900 đồng/CP, SHB -1,2% xuống 15.900 đồng/CP, NVB -2,17% xuống 9.000 đồng/CP...
Trong đó, ACB và PVS là 2 mã thanh khoản tốt nhất với khối lượng khớp lệnh tương ứng 11,66 triệu đơn vị và gần 6,8 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã nóng như KLF, HUT, ART đều dừng chân tại mức giá sàn với khối lượng khớp một vài triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường cũng nới rộng đà giảm điểm về cuối phiên.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,34 điểm (-0,53%), xuống 63,57 điểm với 81 mã tăng và 106 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 17,76 triệu đơn vị, giá trị 235,88 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,95 triệu đơn vị, giá trị 58,3 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR tiếp tục giảm sâu hơn khi mất 2,82% xuống mức 6.900 đồng/CP và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất UPCoM, đạt 3,13 triệu đơn vị.
Đứng ở thứ là BVB với khối lượng giao dịch đạt 2,33 triệu đơn vị, và kết phiên giảm 6,06% xuống 12.400 đồng/CP.
Không chỉ BVB giảm sâu, các mã ngân hàng khác trên UPCoM cũng đều điều chỉnh như VIB, NAB, SGB.
Thêm vào đó, việc điều chỉnh của các mã lớn như MSR, VGT, VGI, VEA... cũng gia tăng sức ép lên thị trường.
Trên thị trường phái sinh, có 3 hợp đồng tương lai giảm và chỉ 1 hợp đồng giữ được đà tăng nhẹ. Trong đó, VNF2011 giảm 0,86% xuống 927 điểm, khối lượng khớp lệnh hơn 127.360 đơn vị, khối lượng mở 33.780 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, mã CVRE2007 có giao dịch cao nhất, đạt 186.724 đơn vị và kết phiên tăng 6,12% lên 520 đồng/CQ.
Thị trường khách sạn có dấu hiệu phục hồi trở lại Theo Savills Việt Nam, trong quý 3/2020, nguồn cung tăng do có một dự án 5 sao mới và 16 khách sạn mở cửa trở lại. Toàn thị trường hiện có 6 khách sạn từ cả ba hạng đã cung cấp dịch vụ cho khách cách ly có trả tiền. Theo báo cáo thị trường BĐS Tp.HCM của Savills, trong 9 tháng đầu...