Pompeo gặp ứng viên ngoại trưởng
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Antony Blinken, người được Joe Biden để cử làm người kế nhiệm, để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao quyền lực.
Pompeo thông báo trên Twitter rằng ông đã gặp Blinken “để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi có trật tự và đảm bảo lợi ích của Mỹ được bảo vệ ở nước ngoài”. “Cuộc họp của chúng tôi diễn ra rất hiệu quả và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau thay mặt cho nước Mỹ trong suốt quá trình chuyển đổi”, Pompeo viết ngày 8/1.
Antony Blinken tại Delaware ngày 24/11. Ảnh: Reuters .
Sau giai đoạn trì hoãn ban đầu, chính quyền Trump cuối tháng 11 bắt đầu tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao quyền lực, cho phép Biden tiếp cận các báo cáo thông tin dù Trump tiếp tục phản đối kết quả bầu cử. Tuy nhiên, các quan chức trong nhóm chuyển giao của Biden ngày 8/1 cho biết họ vẫn gặp phải sự không hợp tác từ một số bộ phận trong chính quyền Trump, như Cục quản lý Hành chính và Ngân sách và Bộ Quốc phòng.
Blinken, 58 tuổi, bắt đầu sự nghiệp tại Bộ Ngoại giao dưới thời Bill Clinton và từng đảm nhận chức thứ trưởng ngoại giao trong chính quyền Obama. Hôm 17/12, Blinken có chuyến thăm đầu tiên tới Bộ Ngoại giao kể từ sau ngày bầu cử, tham gia các cuộc họp và nghe báo cáo thông tin để chuẩn bị đảm nhận chức vụ ngoại trưởng. Pompeo khi đó phải cách ly sau khi tiếp xúc với một người dương tính với nCoV.
Trump đã kêu gọi hàng nghìn người ủng hộ tuần hành tới Đồi Capitol khi quốc hội họp hôm 6/1 để xác nhận kết quả bầu cử. Điều đó dẫn đến hỗn loạn khi những người ủng hộ ông đột nhập vào tòa nhà, khiến các nhà lập pháp phải ẩn náu. Bạo loạn khiến 5 người chết và nhiều người bị thương. Một ngày sau bạo loạn, Trump hứa hẹn sẽ chuyển giao có trật tự cho chính quyền mới vào ngày 20/1.
Tổng thống đắc cử Mỹ J.Biden xác nhận đề cử vị trí Bộ trưởng Tư pháp
Ngày 7/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden xác nhận ông sẽ lựa chọn thẩm phán Merrick Garland làm Bộ trưởng Tư pháp trong chính quyền sắp tới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, ngày 6/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Garland là thẩm phán Tòa án phúc thẩm thủ đô Washington từ năm 1997 và là Chánh án của tòa án này từ năm 2013. Cách đây 5 năm, cựu Tổng thống Barack Obama đã đề cử ông Garland vào vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao, nhưng Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát khi đó đã từ chối tổ chức phiên điều trần về đề cử này.
Trước khi trở thành thẩm phán, ông Garland làm công tố viên liên bang, nơi ông tham gia luận tội đối với Timothy McVeigh trong vụ đánh bom kinh hoành tại thành phố Oklahoma. Ông cũng nằm trong nhóm luận tội cựu Thị trưởng Washington Marion Barry vì tàng trữ cocaine. Ngoài nhiệm vụ công tố viên, ông Garland từng đảm nhiệm nhiều công việc quan trọng tại Bộ Tư pháp, bao gồm cả chức vụ Trợ lý chính cho Thứ trưởng Tư pháp Jamie Gorelick bắt đầu từ năm 1994.
Ông Garland được nhìn nhận là một thẩm phán trung lập và không thiên về đảng phái chính trị nào. Việc đề cử ông Garland làm người đứng đầu Bộ Tư pháp Mỹ cần được Thượng viện Mỹ thông qua.
Trước đó, báo Politico dẫn hai nguồn thạo tin cho biết ông Biden cũng dự kiến đề cử cựu quan chức Bộ Tư pháp Mỹ Lisa Monaco làm Thứ trưởng Bộ Tư pháp, trong khi luật sư Kristen Clarke làm Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ trách quyền dân sự.
Tổng thống đắc cử Joe Biden: Nền dân chủ Mỹ 'bị tấn công chưa từng có' Tổng thống đắc cử Joe Biden gọi việc người biểu tình bạo lực tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1 là "cuộc tấn công vào điều thiêng liêng nhất của Mỹ. "Vào giờ này, nền dân chủ của chúng ta đang bị tấn công chưa từng có, không giống như bất cứ điều gì chúng ta từng thấy trong thời hiện...