Pompeo cảnh báo Italy về ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ lo ngại về kế hoạch mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Italy, trong khi Rome hứa sẽ cảnh giác về an ninh mạng.
“Ngài ngoại trưởng và tôi đã có một cuộc trò chuyện dài về mối lo ngại của Mỹ khi Trung Quốc cố gắng tận dụng sự hiện diện kinh tế ở Italy để phục vụ các mục đích chiến lược của riêng mình”, Pompeo nói trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio tại Rome ngày 30/9.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio cụng khuỷu tay thay cho bắt tay tại cuộc họp báo chung ở Rome ngày 30/9. Ảnh: Reuters.
“Mỹ cũng kêu gọi chính phủ Italy xem xét cẩn thận các rủi ro mà công ty công nghệ có quan hệ với đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra với an ninh quốc gia và quyền riêng tư của công dân”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Di Maio cho biết Italy duy trì cam kết với các đối tác phương Tây và hiểu rõ lập trường của Mỹ. “Về vấn đề 5G, tôi đã nói với Ngoại trưởng Mike Pompeo rằng chúng tôi nhận thức rõ mối quan tâm của đồng minh Mỹ và nhận thức đầy đủ trách nhiệm mà mọi quốc gia phải đối mặt khi xử lý vấn đề an ninh”, ông nói.
Video đang HOT
Năm ngoái, Italy, nơi Mỹ đặt một số căn cứ quân sự lớn, đã khiến nhiều quan chức ở thủ đô Washington “nhướn mày” khi trở thành nền kinh tế phương Tây lớn đầu tiên tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường, dự án cơ sở hạ tầng quốc tế của Trung Quốc. Động thái này chưa mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Italy.
Quan hệ Washington – Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Mỹ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giấu dịch khiến Covid-19 lây lan, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều mà Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận. Quan hệ hai nước còn căng thẳng trên nhiều vấn đề như chiến tranh thương mại, Hong Kong, Đài Loan và Tân Cương. Mỹ cố gắng thuyết phục nhiều nước không để tập đoàn viễn thông Huawei tham gia xây dựng mạng 5G vì cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng Huawei cho mục đích gián điệp hay thậm chí phá hoại. Bắc Kinh và Huawei bác bỏ cáo buộc này.
Pompeo hôm 29/9 gọi Trung Quốc là “mối đe dọa bên ngoài lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt trong thời gian trung và dài hạn”. Ông nhấn mạnh Mỹ và các đồng minh phải sử dụng “các phương pháp sáng tạo và vững chắc hơn” để gây áp lực lên chính phủ Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 7 kêu gọi các nước “cùng chí hướng “lập liên minh” đối phó Trung Quốc sau bất đồng về Covid-19 và Hong Kong.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói điều “vô nghĩa”, nhấn mạnh rằng ý tưởng về “liên minh chống Trung Quốc” sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Pompeo tuần tới sẽ đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ, với chương trình nghị sự dự kiến tập trung vào vấn về Trung Quốc và Triều Tiên. Ông chưa đến châu Á kể từ tháng 6/2019, khi ông tháp tùng Tổng thống Trump tham dự hội nghị G20 ở Nhật Bản và dừng chân ở Hàn Quốc, khi Trump có cuộc gặp ngẫu hứng với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Khu Phi quân sự.
Ngó lơ Trung Quốc, EU thúc đẩy đầu tư vào Đài Loan
Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa EU và Trung Quốc, các nước trong khối đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư với Đài Loan.
15 quốc gia châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Hà Lan, Italy và Tây Ban Nha,... hôm 21/9 đã khởi động chiến dịch chung thúc đẩy đầu tư giữa EU và Đài Loan. Đây là tín hiệu cho thấy mối quan hệ nồng ấm giữa EU với hòn đảo này trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Diễn đàn đầu tư mang tính bước ngoặt giữa EU và Đài Loan được tổ chức bởi Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu, cơ quan ngoại giao của EU tại Đài Loan, diễn ra khi các nước châu Âu ngày càng nghi ngờ Trung Quốc.
Tại hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc gần đây, các quan chức châu Âu đã thúc giục Bắc Kinh mở cửa thị trường và tôn trọng nhân quyền như những yêu cầu cơ bản cho mối quan hệ song phương. Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của EU và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của liên minh này.
Các nước EU đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư với Đài Loan. (Ảnh: Nikkei Asian Review)
Hôm 21/9, lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn, cho biết EU là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Đài Loan và hòn đảo này đã tạo ra môi trường đầu tư mạnh mẽ không chỉ để phục vụ nhu cầu ở Đài Loan mà còn để xây dựng mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ hơn.
"Giống như EU, chúng tôi khuyến khích các quan hệ đối tác toàn cầu cùng có lợi bằng cách cung cấp một hoạt động kinh doanh công bằng. Đài Loan sẵn sàng trở thành một trong những đối tác hàng đầu của EU trong các lĩnh vực thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ sinh học, y tế và di chuyển", bà Thái Anh Văn cho hay
Filip Grzegorzewski, người đứng đầu Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu, cho biết đại dịch COVID-19 đã phơi bày những lỗ hổng của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Tốt hơn là chúng ta nên thay đổi. EU và Đài Loan có những khả năng độc đáo để làm việc cùng nhau và nắm lấy những cơ hội mới trong thế giới đang thay đổi... Và điều quan trọng là hai bên cùng chia sẻ các giá trị của hệ thống thương mại quốc tế mở, minh bạch và công bằng", ông Grzegorzewski nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc diễn đàn.
Trước khi diễn đàn EU - Đài Loan diễn ra, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cho biết, Đài Loan từ lâu đã tập trung đầu tư vào một quốc gia duy nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, khi môi trường đầu tư ở đó đang thay đổi, nhiều công ty có trụ sở tại hòn đảo này đang cân nhắc chuyển hướng đầu tư.
"Chúng tôi rất vui khi thấy EU đang chào đón các công ty Đài Loan đầu tư vào đó. EU chia sẻ cùng các giá trị dân chủ, tự do và nhân quyền với Đài Loan. Chúng tôi kêu gọi các công ty Đài Loan đến EU và đầu tư", ông Joseph Wu cho hay.
Bên cạnh đó, ông Joseph Wu cũng cho rằng, Đài Loan là một địa điểm lý tưởng cho các nước châu Âu và các nước khác đầu tư, bất chấp những lời đe dọa gần như liên tục của Trung Quốc. "Trên thực tế, EU đã là nhà đầu tư lớn nhất vào Đài Loan vào năm 2019", ông Joseph Wu nói.
Sự ấm lên của quan hệ EU - Đài Loan diễn ra sau các động thái của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Đài Loan, khi chính quyền Donald Trump tìm cách lôi kéo thêm đồng minh về phía mình trong cuộc xung đột địa chính trị với Trung Quốc.
Chuyên gia: ASEAN giữ được thăng bằng giữa đối đầu Mỹ - Trung ASEAN duy trì được lập trường độc lập trong cạnh tranh giữa hai cường quốc, vốn là một thách thức lớn của Hiệp hội trong năm 2020, theo giới chuyên gia. "ASEAN đã nỗ lực duy trì cân bằng một cách thận trọng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, và Hiệp hội đã thành công", Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean,...