Polyp là gì? 4 bộ phận trong cơ thể nếu có polyp thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao
Một số loại polyp là lành tính nhưng một số loại khác có thể là ác tính. Chính vì vậy, bạn cần chủ động đi khám và chữa trị ngay khi biết trong cơ thể mình có polyp, nhất là khi polyp lại xuất hiện ở một trong 4 bộ phận cơ thể sau.
Polyp là gì?
Polyp là dạng tổn thương có hình dáng khá giống với những khối u thông thường, nhưng chúng lại không phải là u. Quá trình tăng sinh từ niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc sẽ tạo thành polyp. Thường thì các khối polyp sau khi được chẩn đoán đều là loại lành tính, nhưng một số loại polyp tồn tại trong cơ thể có khả năng chuyển hóa thành ác tính (ung thư) nếu không được chữa trị kịp thời.
Nếu một khối polyp được tìm thấy ở những bộ phận trong cơ thể thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thì bạn cần làm thêm xét nghiệm để tìm hiểu xem nó là loại lành tính hay ác tính. Polyp có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Đặc biệt, nếu 4 bộ phận dưới đây có khối polyp thì nó có thể phát triển theo thời gian và nhiều khả năng sẽ chuyển hóa thành ung thư.
Polyp xuất hiện ở bộ phận nào thì cần phải xử lý ngay?
1. Polyp túi mật
Video đang HOT
Polyp túi mật là loại nên được điều trị từ sớm, nhất là những khối polyp ở túi mật có đường kính lớn, không thể kiểm soát được quá trình phát triển, từ đó mới dễ chuyển hóa thành ung thư. Khi phát hiện polyp túi mật hình thành, bạn nên kiểm tra thêm để xác định rõ đây là loại lành tính hay ác tính. Trong trường hợp đây là khối polyp ác tính, bạn nên chủ động loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
2. Polyp ruột
Rất nhiều người có nguy cơ bị polyp ở ruột và khả năng nó là khối ác tính rất cao, điển hình là những khối polyp ở tuyến thượng thận. Nếu bạn phát hiện thấy có polyp trong ruột thông qua những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và chính cơ thể đã xuất hiện một số triệu chứng khác lạ thì tốt nhất nên chủ động điều trị để giảm tác hại do polyp gây ra. Trong trường hợp không điều trị ngay, khối polyp ở ruột sẽ tiếp tục phát triển và khả năng chuyển hóa thành ung thư ruột là rất cao.
3. Polyp mũi
Polyp mũi cũng như những loại polyp thông thường, nhưng nó có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực hơn. Nhiều người bị thương ở cục bộ sau khi hình thành nên khối polyp ở mũi và từ đó sẽ kéo theo một loạt các triệu chứng xấu.
Khi bạn bị ra máu mũi hoặc khoang mũi có cảm giác đau nhức thì nên cảnh giác với nguy cơ mắc polyp mũi. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời thì nó có thể gây ra những tác hại xấu về thể chất.
4. Polyp dạ dày
Những người mắc polyp dạ dày có thể bị suy giảm chức năng dạ dày đáng kể. Ban đầu, nó sẽ chỉ có kích thước từ 3-4mm cho đến 2-3cm phát triển xung quanh bề mặt dạ dày. Số lượng polyp dạ dày có thể chỉ là 1-2 cái nhưng cũng có khi đến 5-10 cái hoặc đến hàng chục cái.
Nếu polyp dạ dày adenomatous xuất hiện, bạn nên chủ động điều trị để loại bỏ ngay. Bằng cách này, khối polyp có thể được ngăn ngừa nguy cơ trở thành ung thư. Tuy nhiên, sau khi đã loại bỏ thành công, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để ngăn bệnh tái phát trở lại.
Phương pháp bất ngờ cứu bệnh nhân ung thư chỉ trong 1 tuần
Viện Ung thư London (Anh) vừa công bố một liệu trình điều trị mới dựa trên xạ trị truyền thống giúp việc chữa trị ung thư phổi, ruột, vú và tuyến tiền liệt...được hiệu quả hơn.
Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Jeanette Dickson, cho biết bệnh nhân luôn muốn tổng thời gian liệu trình điều trị càng ngắn càng tốt. Tuy nhiên trước đây, các bác sĩ lo ngại rằng các đợt xạ trị quá gần nhau, mức phóng xạ quá cao có thể gây tổn hại đến sức khỏe bệnh nhân và ảnh hưởng đến các tế bào lành.
Xạ trị theo liệu trình mới có thể giúp việc chữa trị bệnh ung thư hiệu quả hơn (ảnh minh họa từ Internet)
Thế nhưng trong nghiên cứu vừa công bố trên The Lancet, các nhà khoa học đã thành công trong việc thực hiện liệu trình điều trị ung thư gồm 5 lần xạ trị chỉ trong vòng 1 tuần với liều phóng xạ cao hơn, thay vì chia làm nhiều lần trong vòng 3 tuần cho cùng một bệnh cảnh.
Nhiều bệnh nhân đã tham gia thí nghiệm trong bối cảnh dịch Covid-19 làm các bệnh viện quá tải, khiến việc triển khai các liệu trình điều trị ngắn hạn vô cùng có lợi cả về việc giảm tải lẫn việc đề phòng lây nhiễm. Kết quả là ở nhiều người, căn bệnh thậm chí còn được tiêu diệt hiệu quả hơn mà không ra tác dụng phụ như lo lắng ban đầu.
Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm là người mắc ung thư phổi, ruột, vú và tuyến tiền liệt, là những bệnh ung thư thuộc nhóm phổ biến nhất tại Anh.
Ăn sữa chua mỗi ngày có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột ở nam giới Tình trạng ung thư ruột đang được xem là những dấu hiệu rõ ràng nhất của quá trình dịch tễ học và dinh dưỡng. Và món sữa chua có công dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột ở nam giới. Theo các nghiên cứu đã được công bố trước đây, việc bổ sung nhiều sữa chua, ăn nhiều sữa chua...