Politico: Ukraine đang âm thầm kêu gọi Washington viện trợ vũ khí hiện đại
Tờ Politico đưa tin Ukraine đang theo đuổi các cuộc đàm phán bí mật với Mỹ để yêu cầu Washington cung cấp các loại vũ khí tiên tiến cho nước này.
Máy bay chiến đấu F-16 trong cuộc tập trận Frisian Flag của lực lượng Không quân quốc tế NATO, tại Căn cứ Không quân Leeuwarden vào ngày 28/3. Ảnh: AFP
Theo nguồn tin, các loại vũ khí Kiev yêu cầu viện trợ bao gồm hệ thống phòng không Patriot, chiến đấu cơ F-16 và máy bay không người lái Đại bàng Xám (Grey Eagle) MQ-1C. Đây đều là những vũ khí hiện đại mà Ukraine hy vọng có thể đẩy lùi đà tiến công của Nga trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Nguồn tin tiết lộ Ukraine và Mỹ “đang thảo luận về việc có nên gửi cả 3 loại vũ khí này cùng lúc hay không, khi các thỏa thuận viện trợ dài hạn về việc chuyển giao vũ khí mới cho Kiev đang được triển khai. Báo cáo cũng nhấn mạnh các cuộc thảo luận đã bớt căng thẳng và Washington đang nỗ lực không để Kiev phân tâm khỏi các hoạt động chiến sự hiện tại.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo các nguồn tin của Politico, các cuộc thảo luận về việc gửi hệ thống Patriot, chiến đấu cơ F-16 và UAV Đại bàng xám “vào một thời điểm nào đó” đang diễn ra ở mức độ thấp. Cho đến nay, Mỹ đã từ chối các lời kêu gọi cung cấp loại vũ khí này, không chỉ vì lo ngại động thái này sẽ kích động Moskva, mà còn do những thách thức về vấn đề bảo trì mà lực lượng của Kiev sẽ phải đối mặt nếu họ nhận hàng.
Một nguyên nhân khác khiến Mỹ ngần ngại gửi các loại vũ khí này cho Kiev là vì Washington đang ưu tiên nguồn cung cho nhiều đồng minh ở châu Âu, Trung Đông và các quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương cũng muốn sở hữu chúng. Chẳng hạn, nhiều quốc gia Đông Âu muốn mua máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất để thay thế phần cứng lỗi thời của Nga.
Politico cho biết Mỹ đang cân nhắc có nên gửi tên lửa Patriot cho Kiev theo một phần của chiến lược viện trợ dài hạn hay không, vì vẫn chưa rõ khi nào xung đột sẽ kết thúc. Theo báo cáo, các cuộc thảo luận về vấn đề này vẫn đang trong giai đoạn đầu. Quyết định cuối cùng sẽ do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra.
Kể từ khi Tổng thống Biden lên nắm quyền đến ngày 15/9, Mỹ đã cam kết hỗ trợ an ninh khoảng 15,8 tỷ USD cho Ukraine. Trong đó, Kiev đã nhận được số lượng lớn thiết bị quân sự từ Washington, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), hàng chục lựu pháo và hàng trăm chiếc máy bay không người lái.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần cảnh báo việc Washington và các đồng minh cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ chỉ kéo dài xung đột ở Ukraine và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga.
NATO cảnh báo 'mùa Đông đang đến' với Ukraine
NATO và các đại diện phương Tây khác đã gặp nhau tại Căn cứ Không quân Ramstein của quân đội Mỹ ở Đức để tham dự cuộc họp của "những người ủng hộ Ukraine" do Washington dẫn đầu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các đồng minh không từ bỏ Ukraine khi xung đột kéo dài. Ảnh: AFP
Theo báo Deutsche Welle (Đức) ngày 9/9, tại cuộc họp do Mỹ dẫn đầu ở Đức, những người ủng hộ Ukraine đã tìm kiếm các khoản viện trợ thiết bị cho mùa Đông khi cuộc xung đột với Nga tiếp diễn. Các cường quốc phương Tây cảnh báo cần viện trợ nhiều hơn.
Những người tham gia cuộc họp đang xem xét các mục tiêu dài hạn và viện trợ quân sự, điều này đã khiến Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi các đồng minh duy trì sự ủng hộ của họ khi cuộc xung đột đến "thời điểm then chốt".
Ông Stoltenberg nói với hãng tin AP bên lề cuộc họp ở miền Tây nước Đức: "Chúng tôi cần chuẩn bị ít nhất cho mùa Đông này, bởi vì không có dấu hiệu nào cho thấy Nga từ bỏ mục tiêu ở Ukraine. Cuộc xung đột đang đến một thời điểm quan trọng mà chúng tôi thấy rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Donbas đã bị đình trệ. Chúng tôi cũng nhẫn thấy rằng phía Ukraine có thể phản công và giành lại quyền kiểm soát một số khu vực".
Ông Stoltenberg cũng cảnh báo về một mùa Đông dài phía trước đối với các binh sĩ Ukraine. Ông Stoltenberg nêu rõ: "Mùa Đông sắp đến và thời tiết lạnh giá sẽ gây khó khăn trên chiến trường ở Ukraine. Chúng tôi biết rằng quy mô quân đội Ukraine hiện nay lớn gấp ba lần so với mùa Đông năm ngoái. Do đó có nhu cầu khẩn cấp về quân phục mùa Đông, máy phát điện, máy sưởi cũng những trang thiết bị khác để có thể giúp họ vượt qua thời tiết lạnh giá đang đến".
Khi cuộc xung đột biến thành một cuộc "chiến tranh tiêu hao", Ukraine đã thông qua hội nghị lần này để yêu cầu trang bị cho thời tiết lạnh, bên cạnh nhiều vũ khí và đạn dược hơn.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết nước này sẽ cung cấp thiết bị phát điện, lều trại và các vật liệu khác. Bà Lambrecht và người đồng cấp Hà Lan Kajsa Ollongren cũng thông báo rằng họ sẽ giúp đào tạo cho các binh sĩ Ukraine tại Đức và Hà Lan về cách dò mìn, rà phá bom mìn và các thiết bị nổ khác.
Lý do Mỹ và NATO thiếu khả năng hỗ trợ một cuộc chiến kéo dài ở Ukraine Khi lượng vũ khí tồn kho ngày càng giảm, rất ít khả năng phương Tây có thể đẩy vọt năng lực chế tạo phần cứng. Vũ khí Mỹ viện trợ cho Ukraine. Mỹ và NATO có thể là chỗ dựa trong một cuộc xung đột ngắn, nhưng cả hai đều không thể hỗ trợ một cuộc chiến kéo dài vì không có đủ...