Pokémon Sword & Shield liệu có đáng mua?
Pokémon Sword and Shield tựa game nhận rất nhiều đánh giá trái chiều, phân cực gần đây, để giải đáp cho những ai thắc mắc rằng tựa game có đáng để mua hay không, hãy cùng Game4V chúng tôi đi sâu vào bài review đánh giá game bên dưới.
Không ai đều có thể phủ nhận việc các fan hâm mộ được chia ra thành thành 2 trường phái khác nhau . Nhưng sự phân chia 2 trường phái đối lập nhau giữa thích và không thích này đã nhanh chống dần đi vào lãng quên để lại những câu hỏi xung quanh hai tựa game này Pokémon Sword & Pokémon Shield. Cùng gạt qua hết những suy nghĩ tuy cực để đắm chìm vào tựa game Pokémon next gen thôi nào còn chờ gì nữa.
Bắt đầu game Sword and Shield, một tựa game như bao game pokémon khác trong vai một “đứa trẻ” mang theo trên mình một đam mê trở thành nhà huấn luyện tài ba cũng những kiến thức học hỏi từ bé, “một mình” phiêu lưu cùng với bầy thú dễ thương trong game. Bạn thu thập bầy thú biến dị và cùng đồng hành với chúng. Tuy nhiên ở vùng Galar, nơi được truyền cảm hứng từ Vương Quốc Anh, xinh tươi, đẹp thơ mộng và trù phú với những vùng đất xanh rờn và dễ chịu của nơi đây. Và bạn sẽ nhận được pokémon đầu tiên của bạn từ Leon, nhà vô địch và là anh trai của Hop, đối thủ của bạn.
Khi bắt đầu vào game thì bạn có khoảng 8 lựa chọn mặc định cho nhân vật của mình 4 cho nam và 4 cho nữ. Bạn không thể chỉnh ngoại hình của nhân vật hay diện mạo ngoài 8 mặc định đó. Lúc đầu tôi nghĩ khá là ít sự lựa chọn, bạn chỉ có thể chọn màu da và màu tóc của họ. Sau khi chơi xong phần hướng dẫn, lúc này mới là lúc phần chơi bắt đầu thật sự. Bạn có thể tùy chỉnh diện mạo và thay đổi cho trang phục cho nhân vật của mình.
Easter Egg dễ nhận biết nhất là vào phòng bạn màu joycon hoặc pro control sẽ tương ứng với màu switch của bạn. Hơn hết nếu là nhân vật nam bạn sẽ có con pikachu nhồi bông và nhân vật nữ thì có eevee nhồi bông. Game bắt đầu với rất nhiều những chi tiết điển hình như các gen pokémon khác. Nhưng vẫn có nhiều chi tiết khác biệt rất thú vị, như việc những Pokémon không được chọn để bắt đầu bởi bạn hoặc đối thủ của bạn (Hop) sẽ được Nhà Vô Địch đưa đi thay vì đưa vào nhà máy sản xuất “kẹo” như trong Pokémon Go.
Điểm tốt ở Sword and Shield so với một số gen khác là phần hướng dẫn chỉ là nền không phải trọng tâm có thể skip được thay vì bắt buộc chơi. Nó kết thúc nhanh hơn và bớt tạo sự thống khổ cho những ai biết chơi rồi. Trong phiên bản Sword and Shield này thì mọi nhân vật vẫn có những cuộc hội thoại nhàm chán không thú vị và cứng nhắc. Các animation vẫn còn cứng và không được tự nhiên nhưng tổng thể vẫn có thể hiểu được nhân vật muốn làm gì, người viết vẫn muốn nhìn nó tự nhiên hơn với một franchise to như thế này.
Các pokémon mới cũng được animation tốt. Độ hoàn thiện có thể nói là cảm nhận được độ chân thực thể hiện tính cách của pokémon đó. Nhưng song song với đó có một số pokémon cũ vẫn chưa được animation tốt lắm tạo cảm giác phi thực tế. Có rất nhiều cutscenes hay. Những cutscenes này có thể nói là tạo thêm điểm nhấn và hương vị cho trải nghiệm. Điều này giúp thế giới Sword and Shield sống động hơn. Người viết thích nhất lúc chọn pokémon khởi đầu vì nó cho thấy tính cách 3 pokémon đó rõ nhất, kiểu Sobble (con hệ nước) rất rụt rè, Scorbunny (con hệ lửa) rất đầy năng lượng, và Grookey vui vẻ thân thiện.
Wild Area (Khu vực hoang dã), thật sự mà nói thì nó tạo cảm giác khó có thể tin đây là Pokémon. Đó là một điểm nhấn mới cho Pokémon, hơn hết Wild Area sẽ không biến Sword and Shield thành một tựa game khác mà vẫn giữ được hương vị của các gen cũ. Nó là một sự kết hợp hoàn hảo tạo nên một hương vị hoàn toàn mới, tạo cảm giác chân thực như người viết đang ở trong thế giới Pokémon vậy.
Raid Battle cũng khá thú vị nhưng thật sự mà nói thì nó không khác gì Z-move nếu các bạn đã chơi các phần pokémon khác. Hoặc có thể nói Dynomax hoặc Gigantamax chỉ ở mức ổn và có thể nói là khá vui vì có thể chơi được với bạn bè. Nói tóm lại là tựa game hoàn toàn ổn. Bổ sung thêm một điểm nhấn nhỏ về chiến thuật dùng Dynomax và Gigantamax nhưng không đáng kể. Về phần kỹ thuật thì có vẻ như Game Freak chưa phát huy tối đa được phần cứng của Switch như hầu hết các công ty khác như “Saber Interactive”.
-Với gốc độ Designer thì Art Style khá đơn giản ở mức tạm ổn và khá phù hợp với pokémon. Nhưng nếu so sánh với Little Town Hero thì vẫn còn thua xa
-Vẫn có một sự thất vọng nhẹ khi từ một công ty được biết tới là sử dụng hết khả năng của một “console” như 3ds trở thành một công ty ở mức ổn. Sword and Shield không tới nỗi tệ chỉ ở mức trên trung bình. Thật sự thì mọi người điều mong muốn nhiều hơn từ một tựa game Pokémon trên một dòng máy “mạnh” như Switch.
-Vẫn còn một số bất cập như những cái cây xấu tệ hại thì vẫn còn ở đó. Nhưng chỉ ở khu vực wild area còn lại thì không đến nổi tệ, chất lượng hoàn thiện ổn. Thật sự mà nó thì vẫn còn một số animation thật sự không chân thực cho lắm nhưng số còn lại hoàn thiện tốt tới trên trung bình ổn.
Sơ qua thì Wild Area rất vui, nó thật sự “rộng” vừa đủ hơn tôi mong đợi. Nó có đầy đủ các pokémon trong một Microclimate (vi khí hậu: một vùng nhỏ bao quanh bởi các khi hậu khác nhau, hoàn toàn có thực trên trái đất). Nó tạo cảm giác sống động và dễ dàng hòa mình vào thế giới Sword & Shield. Đương nhiên vẫn còn một số chi tiết nhỏ có thể bỏ qua được như việc pokémon xuất hiện chưa tự nhiên lắm từ dưới đất chui lên. Nhưng đại đa số thì mọi thứ rất tự nhiên. Nó tạo ra một thế giới sống động và đầy hương vị trải nghiệm. Tính cách của pokémon được bộc lộ phần nào.
Khu vực Wild Area thực sự chỉ là một khu vực sau khi rời khỏi nó bạn sẽ quay về với kiểu pokémon truyền thống, cứng nhắc với những con đường nhỏ và các bụi cỏ. Hơn hết sau khi hoàn thành vài gym và quay lại Wild Area thì nó thực sự to lớn hơn nhiều lần. Ngoài ra để nâng cao trải nghiệm một số pokémon level cao hơn bị khóa, không thể bắt được trừ khi có đủ số huy chương từ các gym. Nhiều người không thích điều này nhưng việc này giúp cho tiến độ game chậm lại và giúp người chơi tận hưởng từng khoản khắc mà pokémon của mình mạnh hơn từng gym đi qua. Thay vì 1 hit toàn bộ gym sau 5 tiếng cày cấp. Vẫn làm được nhưng không bắt được nhiều pokémon mạnh hơn nếu không có đủ huy hiệu.
Hơn hết game mang đến cho bạn bạn một tính năng cắm trại rất vui. Bạn có thể chơi đùa với pokémon của bạn và nó thật sự thỏa mái và rất sống động. Ngoài ra việc ăn và chơi cùng pokémon cũng sẽ tăng xp và hồi năng lượng/máu (khi ăn). Độ hoàn thiện rất tốt và có thể nói là tạo nên cảm giác rất sống động và bộc lộ được tính cách của pokémon. Về phần gym thì đúng thật là có phần được cải thiện, giúp bạn muốn tìm hiểu thêm về phần cốt truyện nhưng đây là game pokémon và nó không mạnh ở điểm đó. Cốt truyện khá ổn không tạo cảm giác hứng thú lắm.
Ngoài ra còn một số vấn đề về đồ họa cần phải được nêu như trong các trận đấu thì toàn bộ model Pokémon được chỉnh sửa skin nhìn rất chi tiết như thể 1080p 30fps khá nổi bật khỏi mọi thứ xung quanh. Vì sao lại nói tựa game có vẻ ngoài đơn giản và gần như tái chế lại toàn bộ mọi model của các chú Pokemon trong game đều được sử dụng lại và chỉ chỉnh sửa texture, thật ra điểm này cũng có thể hiểu và thông cảm cho nhà sản xuất bởi vì mặt hạn chế của họ đó là sau khi đem lên hệ máy next gen, có những thứ GameFreak vẫn chưa nắm rõ cơ chế để tối ưu hình ảnh và đồ họa của các chú pokemon trong game, thành ra việc họ lựa chon các asset cũ cũng là điều dễ hiểu, tránh gây phản cảm với những fan cứng của dòng game ngay từ phiên bản đầu trên hệ máy mới này.
Với toàn bộ sức mạnh của switch thì Sword & Shield vẫn chưa làm tốt với việc tận dụng hết khả năng của chúng khi Wild Area vẫn khá trống trải và đơn giản. Số lượng nhân vật dùng đi dùng lại nhiều đáng kể. Các nhân vật khác biệt có thể nói đếm trên 3 bàn thay. Hơn hết ở giữa một thành phố rộng lớn thiếu dân số thậm tệ vẫn bị rớt fps vì một số lý do kì quái nào đó. Nó không có gì ảnh hưởng đến trải nghiệm chung, và nhiều người có thể sẽ không quan tâm gì cả, ~ nhưng đối với mình thì điều đó có một chút thất vọng với tiềm năng của Switch. Bỏ qua những điều thất vọng thì Sword & Shield có những bản soundtrack rất hay và lôi cuốn hơn hết trong những trận đấu pokémon sẽ có những soundtrack lôi cuốn tăng tinh thần chiến đấu của Tobyfox nổi tiếng với những bản nhạc trong Understand/Deltarune.
Lời Kết
Pokémon Sword and Shield thành công trong việc đưa một số ý tưởng mới lên bàn cân, nhưng Game Freak vẫn có rất nhiều sai phạm khi không thể đưa mọi thứ đủ xa như mọi người mong đợi và hứa hẹn mà họ tạo ra. Sword & Shield xứng đáng với những thay đổi trước đây, bỏ qua những bình luận tiêu cực trái chiều trước đây chúng ta hoàn toàn có thể trải nghiệm Sword and Shield theo cách thoải mái, đắm chìm vào tựa game, trò chơi xứng đáng nhận được nhiều bình luận tích cực thay vì bị vùi dập, dìm hàng trong suốt một thời gian dài.
Những gì chúng ta có ở đây là một trải nghiệm đầy đỉnh cao, từ sự ngạc nhiên cho đến niềm vui khi thấy một Pokémon hoàn toàn mới trong một sân vận động đầy những đám đông cổ vũ, đến những cuộc đối thoại đơn điệu mà chúng ta chỉ muốn bỏ qua. Pokémon Sword và Pokémon Shield là bước đầu của thế hệ Pokémon HD (high definition display resolution / độ phân giải cao), nhưng nó cũng là một bước lùi giúp tạo cơ hội cải thiện hơn cho bước đi tiếp theo của Pokémon Franchise.
Theo người viết Pokémon là một tựa game rất đáng chơi, và chắc chắn sau khi đọc xong bài đánh giá này mình tin bạn sẽ không thể chối từ sức hấp dẫn của nó, dù vẫn còn đó những hạt sạn nhỏ tuy nhiên nếu đắm chìm vào thế giới trong game, trải nghiệm thoải mái bạn sẽ chẳng còn để ý những hạt sạn đó nữa đâu. Hãy tham gia vào tựa game để trở thành nhà huấn luyện bậc nhất của liên minh Galar cùng các chú Pokémon dễ thương.
Theo Game4V
Giai đoạn khó khăn của Game Freak và tạo hình Pokemon gây tranh cãi
Dù Pokemon Sword and Shield chỉ còn vài ngày nữa là sẽ ra mắt game thủ.
Tuy nhiên gần đây tựa game dính phải nhiều lùm xùm về tạo hình của Pokemon gây tranh cãi, game cắt giảm số lượng Pokemon các phiên bản cũ,.... Vậy trong bài viết này cùng Game4V chúng tôi tìm hiểu về Game Freak và những câu chuyện trên mà cộng đồng Pokemon lại bàn tán.
Nhiều người cứ nghĩ Pokemon có graphic đơn giản, animation đơn giản, engine xài đi xài lại...vv. Thật ra những điều này đều chỉ là phỏng đoán và không có cơ sở. Các game 3DS có thể dùng chung bộ engine, nhưng lên một hệ máy mới, bắt buộc các dev phải cập nhật lại engine của mình, lý do là để nó chạy được trên phần cứng mới trước đã, chứ chưa nói gì đến việc đẹp hơn hay không. Engine thì cũng không phải là 1 cái phần mềm để code hay chạy game đâu, engine là tập hợp của rất nhiều tool, software, compiler, renderer..vv hỗ trợ trong quá trình làm game, và thường được đóng gói (package) chung lại để tiện cho việc phân phối và làm game.
Nói ngắn gọn, nó là tập hợp của nhiều phần mềm nhỏ hơn để hỗ trợ trong quá trình làm game. Do đó, khi 1 thành phần tool trong bộ engine được cập nhật, thay đổi, có thể dẫn đến vấn đề tương thích với toàn bộ các thành phần còn lại trong engine và bắt buộc phải kiểm tra, tweak hoặc optimize lại. Các thành phần này có rất nhiều loại, từ tool hỗ trợ animation, tool tạo lighting, tool hỗ trợ vật lý, cho đến tool về audio, vv...
Do vậy, khi làm 1 game mới cho Switch, Gamefreak, hay bất kì studio nào cũng phải tweak và optimize lại toàn bộ engine chứ không phải bưng nguyên xi lên, nên việc bảo GF dùng lại engine của 3DS là sai. Có thể bộ engine đó không mạnh, không nhiều tool như engine của Zelda, hay các game khác, nhưng nó vẫn là một lượng công việc cần phải làm, có vẻ như trái với lời đồn mà chúng ta biết về phiên bản Pokemon mới này.
Đó là về phần mềm, còn về phần cứng, mỗi loại phần cứng có thuật toán xử lý khác nhau cho cùng 1 bài toán, thường các thế hệ phần cứng sau này thiên về hướng tối ưu thuật toán hơn là brute force về sức mạnh. Nói cho dễ hiểu, hồi xửa hồi xưa CPU hay tập trung vào việc tăng xung nhịp( core clock) để chạy được nhiều phép toán hơn trong cùng 1 thời gian. Nhưng đến giai đoạn pentium 4 3ghz thì giải pháp tăng xung nhịp gặp rào cản về năng lượng, số lượng phép tính xử lý được so với lượng điện tiêu thụ không còn đáng giá nữa, đó là lúc phần cứng chuyển sang các giải pháp đa nhân, các kiến trúc phần cứng cho phép xử lý các phép tính hiệu quả hơn, ít tốn tài nguyên hơn.
Vì lẽ này, mà với 1 thứ, các phần cứng khác nhau sẽ có cách giải quyết khá khác nhau. 3DS và Switch cũng vậy, việc đơn giản như dựng một mô hình 3D đã có cách thực thi khác nhau giữa 2 máy, chưa nói đến những vấn đề phức tạp hơn như ánh sáng, đổ bóng hay các hiệu ứng khác. Do đó, một tool trong engine có thể được viết để phù hợp và chạy được với thuật toán xử lý của phần cứng này, mà không thể chạy được với phần cứng khác.
Đó là lý do vì sao các engine có cái thì chạy được đa nền, có cái thì chạy trên máy này tốt hơn máy kia. Thành ra, engine của Pokemon có muốn dùng lại, cũng phải test và thậm chí viết lại toàn bộ cho Switch chứ cũng không bê nguyên xi được. Vì 2 yếu tố trên, các model và animation của Pokemon dù là cùng 1 animation cũng chưa chắc chạy được trên phần cứng mới, engine mới. Nhiều khi remodel lại toàn bộ còn tiết kiệm thgian hơn là mang model cũ lên và sửa lại. Với số lượng pokemon rất lớn, lên đến tổng cộng gần 1000 con, thì mỗi lần làm game các họa sĩ phải check, tweak và rig lại toàn bộ, từng con một, ngay cả khi có bưng con cũ xài lại cũng phải check và tweak lại cả về shader lẫn animation.
Với các game RPG khác, đa số playable character đều dùng vũ khí, và số lượng quái vật cũng chỉ đến hàng chục loại thôi, với đa số là reskin, recolor, do đó tương tác của các nhân vật và quái cũng sẽ chỉ giới hạn trong một số loại tương tác nhất định. Còn với các game Pokemon, đa số Pokemon không có vũ khí, hình dạng, kích thước và chiều cao cũng hoàn toàn khác nhau, do đó các tương tác trong battle nếu muốn làm đẹp và kỹ thì bắt buộc phải làm case by case, từng con một. Ví dụ như chiêu tát thôi thì Pikachu tát nó sẽ khác với Charizard tát, va chạm với đối phương cũng sẽ khác nhau.
Vì thế thử hình dung một ví dụ điển hình, với 1 skill tát khi pokemon ra đòn, các họa sĩ sẽ phải tweak từng con, từng trường hợp một, 1000 pokemon sẽ có 1000 lũy thừa 1000 animation va chạm cần tweak. Đó chỉ mới là 1 chiêu thôi. Với lượng workload như vậy, Gamefreak có 2 giải pháp, 1 là giữ nguyên định hướng tăng số pokemon mỗi gen nhưng làm animation đơn giản, đứng 1 chỗ đánh, hạn chế va chạm, giống như các game Pokemon xưa nay. Giải pháp thứ 2, là đầu tư mạnh về animation, tương tác, đồ họa, nhưng phải cắt bỏ cực kỳ mạnh tay số lượng pokemon, con số đó có thể tụt xuống còn dưới 100 con, có khi chỉ tầm 60 70 con, ngang bằng với tổng số character/enemy type của các game RPG khác.
Dĩ nhiên GF phải chọn giải pháp đầu, nhưng nó cũng có giới hạn, và lần cắt bỏ trong Sword Shield lần này là quyết định rất khó khăn mà Gamefreak phải làm, chứ không đơn giản chỉ là lazy như mọi người nghĩ. Đó hoàn toàn là giải pháp thiết kế phù hợp nhất trong từng thời điểm. Câu chuyện về Pokemon, Gamefreak từng được mang đi đến các hội nghị game, và khi họ trình bày về quy trình phát triển cũng như model, rig, re-shade các pokemon của mỗi phiên bản mới, tất cả các lập trình viên, họa sĩ của các studio khác đều phải la làng vì không ngờ được lượng công việc mà Gamefreak phải làm cho các tựa game của họ lại nhiều đến như vậy. Chuyện Dexit, toàn bộ ngành công nghiệp game không một ai lên tiếng chửi Gamefreak, vì họ hiểu quá rõ lượng công việc cần làm, đó là chưa nói tới áp lực của việc duy trì một IP lâu năm.
Tựa game sẽ ra mắt vào ngày 15/11 năm nay chỉ còn vài ngày nữa thôi, bạn sẽ mua nó và trải nghiệm chứ? Nếu có những ý kiến về Pokemon Sworld and Shield đừng quên để lại cho chúng tôi những ý kiến suy nghĩ của bạn nhé.
Theo Game4v.com
GameFreak hé lộ thông tin hấp dẫn trong Pokemon Sword and Shield Ngày ra mắt của Pokemon Sword and Shield đã rất gần hơn bao giờ hết, chúng tôi sẽ tổng kết cùng những tin tức mới được hé lộ sau buổi họp báo gần đây nhất của GameFreak giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về những tính năng hấp dẫn, cập nhật trong game. Pokemon Sword and Shield Hệ máy Switch Ngày...