PME: Tập đoàn Stada Đức đã nâng sở hữu lên 76%?
Phiên cuối tuần trước ngày 11/12, cổ phiếu PME của CTCP Pymepharco bất ngờ có giao dịch thỏa thuận hơn 4,5 triệu cổ phiếu với tổng giá trị gần 382,6 tỷ đồng, tương ứng trung bình giá thỏa thuận 85.000 đồng/CP. Tổ chức hay cá nhân nào đã thực hiện giao dịch lớn này?
Được biết, tại ĐHCĐ bất thường của Pymepharco mới đây, Công ty đã thông qua việc cho phép cổ đông lớn Stada Service Holding B.V và người có liên quan nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% vốn điều lệ của Công ty mà không cần thực hiện chào mua công khai.
Theo đó, cổ đông lớn này đăng ký mua 4.500.697 cổ phiếu, để tăng tỷ lệ sở hữu từ 69,99% lên 75,99%.
Như vậy, khối lượng cổ phiếu PME thỏa thuận phiên cuối tuần qua ngày 11/12 đúng bằng số cổ phần mà cổ đông lớn Stada Service Holding B.V đăng ký nhận chuyển nhượng nhằm nâng lượng nắm giữ lên 57 triệu đơn vị, tương đương gần 76% vốn.
Video đang HOT
Hiện Pymepharco vẫn chưa có công bố thông tin cụ thể tổ chức hay cá nhân nào đã giao dịch thỏa thuận thành công trong phiên cuối tuần ngày 11/12. Đóng cửa phiên 11/12/2020, giá cổ phiếu PME ở mức 78.000 đồng/cp.
Hiện trong thành viên HĐQT PME có ông Carsten Patrick Cron, Chủ tịch HĐQT Pymepharco, là Phó chủ tịch điều hành phụ trách các thị trường đang phát triển của Stada Arzneimittel AG, công ty mẹ của Stada Service Holding B.V.
Ngoài ra, Thành viên HĐQT của PME còn có các thành viên người nước ngoài khác cũng là nhân sự đến từ cổ đông mẹ như ông/bà Graciela Geraldine Hoffmann; ông/bà Oliver Twelsiek; ông/bà Miguel Pagan Fenandez; ông/bà Jesús Corchero Romero. Và đặc biệt cổ đông lớn là Công ty TNHH Đầu tư Well Light cũng là người có liên quan của Stada service Holding B.V.
Song song với diễn biến mua vào của Stada thì các cổ đông nội bộ của PME liên tục đăng ký bán ra.
Phiên đấu giá Sa Giang thất bại, Vĩnh Hoàn vẫn quyết tâm gom gần 50% vốn
Vĩnh Hoàn dự chi gần 348 tỷ đồng để thâu tóm gần 50% vốn Sa Giang.
HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa thông qua việc mua cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC).
Theo đó, Vĩnh Hoàn sẽ mua hơn 3,56 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 49,89% vốn SGC với giá 97.500 đồng/cp. Tổng giá trị chuyển nhượng là hơn 347,6 tỷ đồng.
Trước đó, VHC có đăng ký tham gia đợt chào bán cạnh tranh cổ phần tại này nhưng do theo quy chế đấu giá chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký tham gia nên phiên đấu giá đã bị huỷ. Do đó đợt này VHC quyết tâm mua trực tiếp từ SCIC.
SGC có vốn điều lệ hơn 71 tỷ đồng, ngoài SCIC, cổ đông lớn thứ 2 của SGC chính là Thành viên HĐQT Trần Thị Thanh Thuý với tỷ lệ nắm giứ 21% vốn.
Sa Giang nổi tiếng với sản phẩm bánh phồng tôm và các loại thực phẩm đóng gói khác (bún gạo, hủ tiếu,...) và cả nước đóng chai. SGC là 1 trong những công ty sản xuất bánh phồng tôm hàng đầu tại Việt Nam với thị phần trong nước hiện ở mức 80%.
Công ty có 3 nhà máy sản xuất bánh phồng tôm tại Đồng Tháp, đồng thời là địa điểm mà VHC đặt cơ sở sản xuất chính, và 1 nhà máy sản xuất thực phẩm làm từ gạo tại TP. HCM.
Về tình hình kinh doanh, mỗi năm Sa Giang ghi nhận doanh thu từ 260-300 tỷ đồng và lãi ròng từ 20-30 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2016-2019. Bánh phồng tôm chiếm 80% doanh thu năm 2019 của SGC. SGC cũng ghi nhận 56% doanh thu đến từ xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Mỹ và EU.
Trên sàn HNX, cổ phiếu SGC ghi nhận tăng 68% qua 1 quý gần đây, song khối lượng giao dịch bình quân chỉ ở mức 141 cp/phiên. Trong phiên 10/12, SGC có giá tham chiếu 96,900 đồng/cp.
Vừa niêm yết được 2 tháng, NamABank đã có ý định đổi sàn Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa thông báo ngày 2/12 đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (NamABank - mã chứng khoán NAB). Cụ thể, NamABank dự kiến niêm yết hơn 456,4 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE với vốn điều lệ tại thời điểm đăng kí là...