Pin Mặt Trời: Giải mã những tế bào quang điện tí hon
Trong khi giá điện không hề giảm, mức tiêu thụ điện vẫn không ngừng tăng, thì pin mặt trời đang dần trở thành gải pháp tất yếu. Tuy nhiên ít ai biết rằng những tấm pin mặt trời khổng lồ ấy lại được tạo nên từ những tế bào quang điện tí hon. Hiểu về nguyên lý hoạt động của pin mặt trời sẽ giúp người dân tiệm cận với một trong những công nghệ văn minh hiện đại nhất của nhân loại.
Các tấm pin mặt trời khổng lồ được ghép nối từ những tế bào quang điện siêu nhỏ giống như cơ thể con người được tạo nên từ những tế bào li ti. Chính những tế bào quang điện siêu nhỏ đã chuyển hóa quang năng thành điện năng. Mỗi tế bào chỉ tạo ra nguồn điện bé nhỏ nhưng ghép nhiều tế bào lại thì sẽ được nguồn năng lượng khổng lồ, đến mức bạn có thể sử dụng điện từ mặt trời để bật điều hòa đắp chăn nằm đọc bài viết này.
Các tế bào quang điện siêu nhỏ ấy lại được tạo nên từ hai chất bán dẫn là N và P. Chất bán dẫn được ví von như chàng thanh niên “Hi-Fi” đa tài, lúc thì dẫn điện lúc lại không dẫn điện tùy vào từng hoàn cảnh nhất định. Chất bán dẫn lại thường được chế tạo từ Silic, bán dẫn loại N được pha thêm một số tạp chất để tạo ra các electron tự do mang điện âm (-), ngược lại bán dẫn loại P được pha thêm các nguyên tố nhằm tạo ra lỗ trống thiếu electron mang điện tích dương ( ).
Vì thế khi sản xuất tế bào quang điện các kỹ sư đã đặt bán dẫn N nằm sát với bán dẫn P. Khu vực tiếp giáp giữa N và P lại tạo ra vùng trung hòa hay còn gọi là “vùng nghèo” do các các electron từ N nằm ở vùng biên chạy sang lỗ trống của P. Chính vùng nghèo này lại trở thành “bức tường” cách điện vì các electron bên N không thể tiếp tục chạy sang lỗ trống của P được nữa.
Khu vực vùng nghèo tiếp xúc với N do thiếu electron nên tích điện dương ( ) còn khu vực vùng nghèo do nhận thêm electron nên tích điện âm (-). Hai khu vực này cũng tạo ra một điện trường rất rất nhỏ. Khi đưa tế bào quang điện ra ngoài, ánh sáng mặt trời mang các proton siêu nhỏ chiếu vào vùng nghèo khiến electron bật ra khỏi lỗ trống và di chuyển về phía bán dẫn N, còn các lỗ trống di chuyển về phía bán dẫn P.
Lớp N lúc này có nhiều electron tự do còn lớp P có thêm nhiều lỗ trống. Chỉ cần nối dây dẫn vào hai lớp này thì sẽ làm cho các electron tự do di chuyển từ N sang P và tạo nên dòng điện. Nếu trời càng nắng, ánh sáng càng mạnh thì càng có nhiều hạt proton bắn vào làm cho electron tự do bắn ra nhiều hơn tạo nên dòng điện lớn hơn.
Có thể tạm hiểu một cách đơn giản là ánh sáng mặt trời có chứa các hạt proton bắn vào chất bán dẫn làm các electron bật ra khỏi liên kết. Khi electron bật ra bên bán dẫn N thì sẽ chạy theo dây dẫn đi sang lỗ trống của bán dẫn P làm nảy sinh dòng điện. Trời càng nắng to thì lượng điện năng được sinh ra càng nhiều.
Với những phân tích trên đã giải mã kỹ lưỡng cấu tạo cực kỳ đơn giản của các tế bào quang điện, cơ sở chuyển hóa quang năng thành điện năng. Mặt trời vẫn sáng rực và các hạt proton vẫn bắn đầy vào mặt đất. Vậy tại sao mỗi người, mỗi gia đình không biết tận dụng phát minh quan trọng này để góp phần tạo nên nguồn năng lượng tái tạo bất tận, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống đang gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Việc thay đổi nhận thức và ứng dụng khoa học – công nghệ nhằm thay đổi môi trường sống, cách sống của người dân sẽ thật sự khó khăn nếu không có những chính sách khích lệ. Bên cạnh đó, các ngân hàng, doanh nghiệp công nghệ pin mặt trời và người dân cũng cần ngồi lại với nhau để bàn tính cách thức triển khai cho những kế hoạch dài hạn. Chỉ khi có những giải pháp đồng bộ, sự vào cuộc của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân thì mới có thể tạo nên những bước đột phá nhằm xây dựng một xã hội phát triển bền vững.
Giải mã bí mật về "người tí hon" từng sống trên Trái đất
Các nhà khảo cổ tìm thấy những bộ hài cốt của 'người tí hon' Homo Floresiensis trên đảo Flores, Indonesia. Họ được gọi với biệt danh là người Hobbit do khi tới tuổi trưởng thành chỉ cao khoảng 1 mét và nặng hơn 15 kg.
Đảo Flores ở Indonesia là nơi các nhà khảo cổ tìm thấy những bộ hài cốt của người tí hon Homo Floresiensis (còn được gọi với biệt danh là người Hobbit) vào đầu những năm 2000.
Các chuyên gia vô cùng quan tâm đến những thi hài này bởi chúng thuộc về những người tí hon. Đặc biệt, thi hài của họ gần như nguyên vẹn giúp việc nghiên cứu của giới chuyên gia gặp nhiều thuận lợi.
Theo các nhà nghiên cứu, người tí hon Homo Floresiensis sống trên đảo Flores cách đây khoảng 18.000 năm.
Khi trưởng thành, người Homo Floresiensis trung bình chỉ cao 1,06 m và nặng 16 kg.
Vóc dáng cơ thể trên của người lùn Homo Floresiensis tương đương với đứa trẻ 7 tuổi ngày nay. Do có thể như vậy nên não bộ của người Homo Floresiensis chỉ bằng 1/3 của con người ngày nay.
Chính vóc dáng thấp bé của Homo Floresiensis nên người ta còn gọi là người hobbit - theo tên gọi trong cuốn tiểu thuyết giả tưởng "The Hobbit" của tác giả người Anh JRR Tolkien.
Với việc tìm ra hài cốt của người tí hon Homo Floresiensis, nhiều người tò mò nguồn gốc của họ.
Các chuyên gia suy đoán đoán người Homo Floresiensis dường như tiến hóa từ một loài người khác có tên gọi Homo Erectus (đã tới Indonesia khoảng 1 triệu năm trước đây và hài cốt của họ từng được tìm thấy trên đảo Java, Indonesia).
Thế nhưng, một số nhà khoa học đưa ra quan điểm khác. Họ cho rằng, cánh tay và bộ não của người Homo Floresiensis giống với người Australo-pithecine trong khi bàn tay lại giống người Homo Genus.
Lý do khiến người Homo Floresiensis có vóc dáng thấp bé được suy đoán là do họ sống cô lập trên đảo trong hàng vạn năm khiến cơ thể bị lùn đi.
Mời độc giả xem video: Nghị lực của "thầy giáo tí hon". Nguồn: VTC14.
Sinh vật là tổ tiên của khủng long nhưng mang kích thước tí hon Là họ hàng xa của khủng long nhưng loài bò sát Kongonaphon kely sống cách đây 237 triệu năm chỉ cao khoảng 10 cm và nằm lọt thỏm trong tay người. Kongonaphon kely trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "kẻ săn bọ nhỏ". Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy...