Phút trải lòng của một nữ sinh 9X chuyển giới đầu tiên ở Hà Nội
“Được, quá được, sống thế mới là sống chứ!”, tin nhắn giữa đêm của một người bạn gái đã làm Nguyễn Ngọc Tú bật cười và cảm thấy rất hạnh phúc.
Nhìn bề ngoài không ai nghĩ bản tính “đàn ông” đang ngự trị trong con người Tú
“Thằng” Tú
Mang hình dáng của một cô gái nhưng ‘ngự trị’ trong Tú là một con người luôn hướng tới sự mạnh mẽ, quyết đoán. Tú dí dỏm tâm sự: “Tú có thể bế một người con gái nặng hơn mình 10kg”.
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong gia đình có ba anh em, Tú bắt đầu cảm thấy những tình cảm khác lạ với con gái từ năm 18 tuổi. Tú cho biết, trước lúc có mối tình đầu với một người con gái, Tú chưa bao giờ nghĩ ngợi điều gì và cũng không nhận thấy điều gì khác lạ ở bản thân mình. Nhưng sau khi đã trải qua mối tình đầu với người bạn gái, nghĩ lại một chút, thì đúng là từ khi còn là một cô bé 6 – 7 tuổi, Tú đã có những biểu hiện như “con trai”.
Ngày ấy, con trai trong xóm thì chơi kiếm nhựa bố mẹ mua, còn Tú thì tự tay mày mò làm cho mình một thanh kiếm gỗ. Chơi trò “gia đình”, Tú luôn thích đóng vai “bố”. Ngày 7 tuổi, mới vào lớp 1, chưa học hết bảng chữ cái, Tú đã nhờ anh trai dạy viết chữ “Em thích chị!” để gửi thư cho chị gia sư đang dạy học cho Tú.
Khi phát hiện ra một giới tính khác bên trong cơ thể mình, lúc đầu, Tú khá hoang mang vì “không biết mình bị làm sao”. Nhưng mọi thứ đúng như bản năng. Bản tính “đàn ông” trong Tú cứ thế trỗi dậy, sau đó Tú tự đi tìm hiểu kiến thức và đã thực sự biết mình là ai.
Lý giải cho việc Tú nhận mình là nam nhưng vẻ ngoài vẫn chăm chút điệu đà, nữ tính, Tú bảo vì cô thích cái đẹp và tính “nghệ sĩ”. Thay vì phong cách tomboy hay bụi bặm đàn ông, Tú thích sắm sửa váy vóc, trang điểm, làm tóc và mua giày cao gót. “Nhiều khi em làm đẹp không có nghĩa nữ tính mà đơn giản là chăm sóc cho bề ngoài của mình” – Tú giải thích thêm.
Để thuyết phục gia đình chấp nhận mình là “nam giới”, Tú đã chia sẻ kiến thức giới tính với ba mẹ để ba mẹ hiểu rõ hơn. Kiến thức là điều rất quan trọng, khi có kiến thức mọi người sẽ hiểu, không nhầm lẫn. Hơn nữa còn xóa bỏ được cả định kiến.
Tú đã từng post lên trang cá nhân của mình những dòng cảm xúc như “vỡ òa” khi nhận được sự cảm thông từ phía gia đình và nhất là người cha thân yêu: “Tao đẻ mày ra, tao còn lạ gì mày. Không phải ai cũng hiểu kiến thức về giới tính nên tất nhiên người ta vẫn còn định kiến. Đấy, nhiệm vụ của mày đấy con, mày thuyết phục được ba hiểu và không định kiến nữa rồi. Bây giờ, hãy thuyết phục cả thiên hạ đi “con trai” nhé, đi mà bảo vệ cái lí tưởng của con đi nhé, con mà bỏ cuộc thì là hèn đấy con ạ…”.
Video đang HOT
Những dòng tâm sự của Tú trên trang cá nhân khi công khai giới đã nhận được sự ủng hộ từ gia đình, đặc biệt là người cha thân yêu.
Và điều khiến Tú ngạc nhiên là từ khi công khai giới tính là nam cho tới nay, Tú chưa bắt gặp bất kỳ một ánh mắt kỳ thị nào. Hiện tại Nguyễn Ngọc Tú đang giữ vị trí quan trọng “Quản lý sự kiện” tại Hệ thống siêu thị điện máy Topcare. Khi đến cơ quan, mọi người đều nhìn Tú chằm chằm, nhưng không phải là vì kỳ thị, mà là do họ tò mò.
Chia sẻ về cách xưng hô của mọi người với mình, Tú chỉ cười: “Gọi là anh hay chị, hay cô hay chú đều được hết mà. Ai muốn gọi thế nào Tú cũng đều đón nhận. Gọi là “chị” hay “cô” thì có nghĩa là người ta đang nhìn vào cái bề ngoài, còn gọi là “anh” hay “chú” thì có nghĩa người ta hiểu tâm hồn mình rồi. Ở cơ quan, các anh chị lớn tuổi đều trìu mến gọi Tú là “thằng”.
Là người chuyển giới không phải người đồng giới
Chia sẻ trên báo chí, Tú từng nói: “Em không đồng tính mà là chuyển giới”. Nói về điều này, Tú giải thích: Mỗi người sinh ra đều có “giới tính sinh học” và “bản dạng giới”. “Giới tính sinh học” là giới tính mà mỗi người được sinh với hình hài và các bộ phận đặc trưng của giới (nam có bộ phận sinh dục nam hoặc nữ có bộ phận sinh dục nữ). “Bản dạng giới” là giới tính mà trong đầu, trong ý thức người đó nghĩ mình là nam hay nữ.
“Người đồng giới” là người có “bản dạng giới” và “giới tính sinh học” trùng khớp với nhau và yêu người cùng giới. Ví dụ: một người được sinh ra với cơ thể là nữ, bản thân trong đầu và ý người đó nhận thức mình là nữ nhưng người đó yêu một bạn nữ khác, thì đó là người đồng giới. Ngược lại, Tú có giới tính sinh học là nữ, nhưng trong ý nghĩ, Tú nhận thức mình (bản dạng giới) là nam, nên Tú là người chuyển giới chứ không phải đồng giới.
Tú luôn tham gia nhiệt tình các chương trình tình nguyện.
Mọi người hầu hết không hiểu và nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau, và thường mặc định người chuyển giới phải là người đã qua phẫu thuật chuyển giới. Nhưng thực tế, “người chuyển giới” là người có giới tính sinh học và bản dạng giới đối lập nhau, có thể có hoặc không có mong muốn phẫu thuật chuyển giới, có thể đã trải qua hoặc chưa trải qua phẫu thuật chuyển giới.
Nói về tương lai và tổ ấm của mình, Tú tâm sự: “Người ta thường lập nghiệp rồi mới lập gia đình, Tú thì nghĩ khác. Tú lại thích “an cư” rồi mới “lập nghiệp”. Tú muốn có một mái ấm gia đình nhỏ để mình yên tâm xây dựng sự nghiệp. Tú khá tham vọng nên chắc chắn con đường lập nghiệp sẽ dài và không dễ dàng. Vì thế, Tú luôn muốn có một tổ ấm nhỏ là nơi mình trở về sau một ngày làm việc bộn bề và được ngồi ăn cơm với “vợ” của mình. Đó là điều tuyệt vời nhất với Tú”.
Một Nguyễn Ngọc Tú năng động, trẻ trung trong sự kiện “Giờ trái đất”.
Việc Tú công khai giới tính thật còn mang một thông điệp lớn: “Tú mong muốn xã hội sẽ nhìn nhận thoáng hơn, đúng đắn hơn và chính xác hơn về “lẽ tự nhiên” của những người đồng tính, song tính và chuyển giới. Coi họ như một “sự đa dạng” của cuộc sống, cần phải được tôn trọng”.
Và “chàng trai” ấy luôn tâm niệm: “Mỗi người chỉ được sống một lần thôi nên hãy sống là chính mình và làm những gì mình muốn”. Chính vì thế, ngoài thời gian đi học, đi làm, Tú còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội và hoạt động thiện nguyện như: “Vì học sinh dân tộc miền núi”, “Mang âm nhạc đến Bệnh viện”, “Giờ trái đất”, tổ chức các đợt thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe người già và người neo đơn tại các trung tâm bảo trợ xã hội…
Theo Dantri
VN có 3 bệnh viện được thực hiện chuyển giới
Đến tháng 5 tới đây sẽ có 3 bệnh viện được Bộ Y tế xem xét cho phép thực hiện việc can thiệp y học để xác định lại giới tính.
Khi đó, sẽ không còn khó khăn nào đối với những người có nhu cầu xác định lại giới tính, kể cả những thủ tục về hộ tịch, giấy tờ tùy thân - ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết.
- Pháp luật nghiêm cấm can thiệp y học các trường hợp đã hoàn thiện về giới tính, nam đã là nam, nữ là nữ. Nhưng với những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, hoặc giới tính chưa được định hình chưa chính xác thì Luật cho phép xác định lại giới tính. Đó là nhu cầu có thật trong xã hội, bởi theo thống kê, trong 2.000 đứa trẻ sinh ra thì có 1 đứa trẻ có bộ phận sinh dục không phù hợp với bộ nhiễm sắc thể. Và cứ 11.000 người thì có 1 người mắc bệnh về giới tính, nghĩa là có khuyết tật về giới tính hoặc giới tính không rõ ràng. Các khuyết tật này xuất phát từ đột biến hoặc khiếm khuyết gene chứ không phải là yếu tố tâm lý thông thường do xã hội tác động.
Về xã hội, những đứa trẻ như thế khi sinh ra và lớn lên đã chịu nhiều thiệt thòi nên việc can thiệp về y học trả lại giới tính thực là rất cần thiết. Vì thế, xuất phát từ quyền nhân thân quy định trong Bộ Luật Dân sự, Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2010/TT-BYT hướng dẫn thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính.
Theo đó, Bộ Y tế chỉ định 3 cơ sở y tế là BV Nhi T.Ư, BV Việt Đức và BV Nhi đồng 2 chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để đến tháng 5 tới đây sẽ xem xét cho phép được thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính. Bất cứ ai, ở độ tuổi nào có nhu cầu xác định lại giới tính thì có thể đến 1 trong 3 cơ sở này. Sau khi có giấy chứng nhận y tế đã xác định lại giới tính, họ có thể đến UBND quận/huyện để thay đổi lại tên và giới tính trong hộ khẩu. Từ đó tiếp tục làm các chuyển đổi trong giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, hộ chiếu và các giấy tờ khác. Sau đó, họ hoàn toàn có thể kết hôn, sinh con và yêu cầu sự trợ giúp về sinh sản nếu có thể. Toàn bộ cơ sở pháp lý như vậy là đã thuận lợi. Trường hợp anh Phạm Văn Hiệp không thuận là do đã không xin giấy chứng nhận ở cơ sở y tế được phép thực hiện kỹ thuật này.
Quỳnh Trâm - cô gái đầu tiên ở VN được công nhận giới tính nữ sau khi đổi giới
Vì sao chỉ có 3 nơi được thực hiện kỹ thuật xác định giới tính, lại đặt ở những nơi rất quá tải, trong khi mà nhu cầu trên thực tế lại không ít?
- Các cơ sở này phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, con người đảm nhận được những kỹ thuật chuyên sâu, đủ điều kiện theo quy định của Luật thì Bộ Y tế mới cho phép. Hiện nay, khó khăn chủ yếu là hạn chế về nhân lực, không nhiều nơi làm được nên Bộ Y tế tạm thời chỉ định 3 cơ sở này.
Tỉ lệ dân số có những khiếm khuyết hoặc không rõ ràng về giới tính không ít. Vậy theo ông, đã đến lúc cần có sàng lọc những bệnh về giới tính này trước sinh và sau sinh như một số dị tật bẩm sinh đang được sàng lọc như hiện nay?
- Theo tôi là cần thiết, và một số quốc gia trên thế giới đã làm thường quy, mục đích là để có những đứa trẻ hoàn thiện về thể chất khi ra đời. Thế nhưng hệ thống sàng lọc trước và sau sinh ở VN còn chưa hoàn thiện và mới làm được ở một số nơi nên vấn đề sàng lọc liên quan đến những bệnh giới tính không rõ ràng chắc phải một thời gian nữa mới có thể thực hiện được.
Hiện nay, Luật Hôn nhân gia đình đang dự thảo sửa đổi, trong đó có bàn đến hôn nhân đồng giới. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao, thưa ông?
- Cá nhân tôi ủng hộ hôn nhân đồng giới, bởi tôi thấy mình may mắn hơn họ là có giới tính rõ ràng. Những người không may, họ cũng có quyền được sống thật với giới tính của mình, được yêu, được hưởng hạnh phúc, cớ sao xã hội lại cấm họ. Lý do thứ 2 là nếu họ vẫn yêu nhau, ở với nhau và phát sinh tài sản như một gia đình mà pháp luật không thừa nhận thì sẽ để lại hậu quả khó giải quyết. Thứ 3, khi hôn nhân đồng giới không công khai, họ phải giấu giếm thì từ đó sẽ tạo ra thế giới ngầm mà xã hội không được minh tường. Từ đó sẽ có sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
Trên thế giới quan điểm về hôn nhân đồng giới cũng khác nhau, xuất phát từ quan điểm tôn giáo, văn hóa, cách nhìn nhận của xã hội. Nhưng nếu nhìn nhận như một xã hội phát triển, thật sự vì quyền con người thì nên tán thành hôn nhân đồng giới.
- Xin cảm ơn ông!
Theo 24h
Vụ cô giáo chuyển giới: Chờ ý kiến Thủ tướng Sự việc liên quan đến vụ công dân đầu tiên chuyển giới được pháp luật công nhận. Ngày 22/2, ông Bùi Quang Phụng, giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước, cho hay lãnh đạo Bộ Tư pháp vừa gọi điện cho ông chỉ đạo tạm ngưng ban hành các quyết định thu hồi và hủy bỏ quyết định về việc xác định...