Phút thanh minh của “máy phát hỏng nút dừng”
Chiếc máy phát chạy bằng cơm mà mọi người vẫn âu yếm gọi là vợ ấy, dường như biết tuốt, ban đầu có thể là chuyện trong nhà ra đến ngoài ngõ, rồi từ cổ chí kim, từ văn hóa xã hội cho đến cả kinh tế chính trị ở tít xa xôi. Thính giả chính là các đức ông chồng.
Đó dường như là một nhu cầu được chia sẻ của nữ giới, song đôi lúc đã khiến các liền ông cảm thấy váng đầu. Trong khi, cằn nhằn có thể chính là đặc sản tình yêu vợ dành cho chồng, thiết nghĩ ăn mãi rồi các ông chồng sẽ quen hơi, rồi đâm nghiện cũng nên, không có khéo lại nhớ, chả từng truyền miệng câu chuyện một ông vợ đi nghỉ mát, về đến nhà ông vội chạy bật hết vô tuyến, vi tính, mở cả nhạc điện thoại lên nghe, tiếp nhận cùng lúc một mớ những thông tin mà vẫn thấy thiếu thiếu. Thế mới hay vợ thật là “bá đạo”.
Khả năng ngôn ngữ của các bà vợ vốn được tiếng là phong phú hơn chồng. Đồng thời đa phần cánh phụ nữ chân yếu tay mềm đều cầu toàn và có trách nhiệm với những gì phát ngôn, sợ bị hiểu lầm, nên luôn cặn kẽ căn ke, uốn lưỡi sao cho trình bày đủ ý, dài dòng diễn giải cho đối phương hiểu. Không nói hết nhẽ ra là bứt rứt khó chịu, cảm giác thiếu thốn xâm lấn, phải hoàn thành cho xong, mà càng nói lại càng ra nhiều vấn đề cần bổ sung chỉnh trang thêm, rốt cuộc mới thành nhiêu khê, sinh sự lắm điều.
Video đang HOT
Cùng một đề tài nhưng số lần họ đề cập không bao giờ hoàn toàn giống hệt nhau. Các câu chuyện luôn được thêm thắt, minh họa biến hóa tới tấp, giống như một giáo viên yêu nghề, lúc nào cũng tâm huyết giảng giải tỉ mỉ chỉ mong sao “học sinh thân yêu” tiếp thu hết kiến thức mình truyền đạt. Nói đó là lòng tham vô đáy cũng không oan, tuy nhiên điều này cũng dễ hiểu. Suy cho cùng, tất cả những phàn nàn, than vãn, âu lo đều là do họ muốn tự hoàn thiện mình và giúp ích cho các thính giả mà thôi.
Vậy làm sao để bấm nút “dừng” mà không làm cỗ máy bị tổn thương? Trước hết nên hiểu, “lắm điều” một phần là do hooc môn giới tính quyết định, cạnh đó lại có não bộ làm tổng chỉ huy, nên vẫn có sự nghiêm trang, tỉnh táo nhất định. Thế nên, các khán thính giả dù không thể không khâm phục tài bắn liên thanh của các bà thì cũng hãy cứ vui lòng lắng tai nghe, cứ thật chăm chú vào, đồng thời âu yếm quan sát để chắt lọc những tinh hoa mà vợ gửi gắm (nhớ phải gắng che giấu tiếng thở dài). Hãy để khi máy đã phát hết chương trình hẵng phản hồi, đóng góp ý kiến quý báu, hẳn tác giả sẽ xúc động lắm. Và làm ơn đừng lạnh lùng, quát tháo chặn họng, khiến cảm hứng diễn thuyết bị tụt hạng, một khi máy móc bị hỏng hẳn thì không phương nào sửa chữa nổi đâu.
Hãy yên tâm một điều rằng chính những người nói lắm thì bụng dạ chẳng có gì khác nữa đâu, và họ nói nhiều còn hơn im ỉm khiến các đấng lang quân phát sợ!
Theo VNE
Thương cái nhẹ dạ của đàn bà
Nàng đẹp lắm, có mà đi thi ít cũng hoa hậu cấp quận chứ chẳng chơi. Thế nhưng nàng lại quá nhẹ dạ. Nhan sắc là vũ khí, nhưng nhan sắc đôi khi cũng là chỗ yếu của đàn bà.
Nàng đẹp, nên nhiều người tấn công ngay từ thời còn rất trẻ. Cái người tấn công nàng đầu tiên chẳng đáng bén gót cho nàng thế mà nàng đã đổ gục ngay lập tức.
Thế là 19 tuổi nàng đã đi lấy chồng vì nhẹ dạ tin vào cái vóc dáng to cao lực lưỡng, vào cái điệu bộ ngang tàng khí phách của hắn và vào những lời đường mật ngọt ngào của hắn. Lấy được nàng dễ quá, nàng lại thơ ngây, mỏng manh hoài, hắn bắt đầu lượn trong khi nàng sinh một rồi hai con. Rồi cứ thế nàng vò võ nuôi con, cày cục đi làm kiếm tiền. Còn hắn tiếp tục lượn khắp mọi bông hoa nào mà hắn tình cờ gặp trên đời.
28 tuổi, nàng sa vào lưới tình của một người đàn ông đã có vợ. Không phải vì nàng lẳng lơ lăng loàn gì mà chỉ vì nàng quá buồn, quá cô đơn. Nên khi kẻ kia vừa buông lời thương xót nhan sắc đơn côi là nàng nghĩ mình đã tìm được người tri kỷ. Bắt đầu từ đó, nàng như người tay ướt, nắm vội hết cuộc tình này đến cuộc tình khác mà vẫn cứ trượt khỏi những bấu víu của mình. Vẫn chỉ là những lời ngọt ngào, những món quà sâu sắc, những bông hoa cuối ngày lễ sắp tàn làm điểm tựa cho nàng treo trái tim khao khát yêu thương của mình. Những thất hứa, vội vàng, qua quýt của họ, nàng đều tìm cách đề thanh minh, bào chữa và giữ gìn. Cái nàng nhận bao giờ cũng ít ỏi và mong manh, thế nhưng với nàng thà có còn hơn không. Nàng chắt lưỡi hoài rồi bỏ qua mọi lời khuyên nhủ, răn dạy, thậm chí mắng mỏ của bạn bè.
Chồng nàng vẫn chẳng thèm để ý đến nàng, vẫn bay lượn ngoài bầu trời tự do của mình. Nàng thì lấp vấp trong khoảng trống dại khờ và nhẹ dạ. Hết cuộc tình này đến cuộc tình khác thoảng qua như gió và tắt ngúm sau những đe dọa, réo gọi, dằn xóc. Nàng lại lơ phơ đi tìm những lời hứa khác, lấy sự dịu dàng, hiền hậu và nhan sắc của mình làm vui cho những lời than thân trách phận của những gã mà chỉ cần một cuộc điện thoại mang ký hiệu "vợ" là cun cút bỏ chạy về mặc cho nàng ngơ ngẩn bào chữa, thanh minh cho những cuộc tình.
45 tuổi, chồng nàng cuối cùng bị một người đàn ông khác bứt ra khỏi nàng gọn gàng. Nàng ký tờ đơn ly dị mà chưa kịp hiểu mình được hay mất, có hay không. Ở cái tuổi này, trở thành tình nhân chính thức của một người đàn ông rất yêu thương vợ mình nhưng cũng vô cùng yêu quý nàng, nàng lại bào chữa: "Đàn ông thế mới là đàn ông. Anh ấy làm sao bỏ vợ khi chị ấy quá yêu anh và sống nhờ vào anh".
Bạn bè giờ không nghe nàng tâm sự, chẳng tin những lời kể lể của nàng về người đàn ông tội nghiệp đó nữa. Chỉ có nàng vẫn mang những nụ cười cuối cùng của mình để mua vui cho một kẻ tham lam mà vẫn tin là mình được yêu.
Bạn bè lên án, cười chê, trách móc nàng, rồi áy náy buông câu: "Cả đời nhẹ dạ, thật tội!".
Theo VNE
Chồng như thế, làm sao tôi có thể quay về? "Về ngay, mày mà không về thì đừng có trách. Tao sẽ đánh cho mày không còn biết tên họ mày luôn. Con Lan kia, mày có nghe không hử"- anh gào lên trong điện thoại. Tôi cúp máy. Đây là lần đầu tiên kể từ khi về làm vợ Tùng, tôi dám làm điều đó. Chúng tôi cưới nhau đã 13 năm...