Phút chia tay người chồng, người bố ra giữ Trường Sa ngày giáp Tết
Chiều 5.1.2016, các tàu chở quân đã đồng loạt xuất phát từ Quân cảng Cam Ranh, chở cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 146 ra thay – thu quân ở 33 điểm đóng quân ngoài quần đảo Trường Sa.
3 người phụ nữ trong gia đình là mẹ – vợ và con tiễn người đàn ông duy nhất trong nhà là con – chồng và bố, ra làm nhiệm vụ ngoài đảo. Rất nhiều nước mắt đã nén lại, để yên lòng người lính ra đảo
BTL Vùng 4 Hải quân và UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ tiễn 3 Đoàn công tác đi làm nhiệm vụ thay thu quân, cấp hàng Tết Bính Thân năm 2016 dịp này tại 33 điểm đóng quân thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và Đại tá Nguyễn Công Sơn, Phó Chính ủy Vùng 4 Hải quân chia tay cán bộ chiến sĩ ra làm nhiệm vụ ngoài đảo
Ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao quà của tỉnh cho đại diện các Đoàn công tác, Ban chỉ huy các tàu chở quân và động viên: “Chuyến đi này có rất nhiều khó khăn, do thời tiết trên biển đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là với những đồng chí lần đầu tiên thực hiện 1 chuyến hành trình dài ngày trên biển. Nhưng tôi tin tưởng rằng, với tình cảm và trách nhiệm với Trường Sa thân yêu, các đồng chí sẽ khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết đảm bảo cho chuyến đi an toàn và thành công!”…
17 giờ, các tàu chở quân – hàng Tết đồng loạt nhổ neo rời cảng, hướng ra với Trường Sa và dự kiến sẽ về bờ trong vòng 1 tháng nữa.
Một số hình ảnh trong buổi chia tay cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 146, BTL Vùng 4 Hải quân ra Trường Sa làm nhiệm vụ…
Bộ đội hành quân ra cầu cảng, lên các tàu chở quân
Trong đợt thay quân này, có rất nhiều chiến sĩ trẻ thuộc Quân chủng Hải quân và Phòng không – Không quân mới hoàn thành khóa huấn luyện chiến sĩ mới.
Video đang HOT
Hành trang người lính chỉ gói gọn trong chiếc ba lô
Đầu thu K cải thiện đời sống văn hóa tinh thần ngoài đảo xa
Trung úy Nguyễn Hữu Duy (người giơ tay, quê Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định) là 1 trong số cán bộ chiến sĩ xung phong ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Duy có 1 con trai 4 tuổi và trước khi ra đảo, anh phải gửi vợ con về quê ăn Tết.
Trung úy Vũ Ngọc Tuyên (thứ 2, phải qua) cũng xung phong ra nhận nhiệm vụ ngoài đảo. Khi còn ở bờ, vợ chồng Tuyên thuê nhà trọ ở Mỹ Ca (Cam Ranh, Khánh Hòa), nhận nhiệm vụ đi đảo khi con trai đầu 2 tuổi và con sau chỉ chưa tròn 1 tháng nữa là chào đời. Nhận công tác, Tuyên phải trả nhà trọ và đưa 3 mẹ con về quê, nhờ ông bà chăm sóc.
Trung úy Lê Thị Liệt chia tay chồng là Thiếu tá Nguyễn Ngọc Sơn, ra làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Vợ chồng anh Sơn, chị Liệt cùng công tác ở Sư đoàn Phòng không 377, Quân chủng Phòng không – Không quân và đã có 2 con gái. Cả 3 mẹ con vào chia tay bố, ngay tại cầu tàu.
Chào đất liền, người lính Trường Sa lên đường
Những người lính ùa lên boong tàu, nhìn đất liền
Chiến sĩ trẻ, chia tay với các thiếu nữ đưa tiễn
Tranh nhau bắt tay
Ùa đến và nắm tay nhau lần cuối
Kéo cầu thang lên tàu để nhổ neo, ngay những người lính tàu cũng không giấu được thoáng xa cách đất liền trong đáy mắt. Chuyến đi này được xem là chuyến khó khăn, vất vả nhất trong các chuyến đi biển hàng năm, bởi hành trình dài cả tháng trời, trong điều kiện sóng to gió lớn.
Chào đất liền, chúng tôi lên đường
Hà Hân – Mai Thanh Hải – CTV
Theo Thanhnien
Lễ thượng cờ trên 2 tàu ngầm Hải Phòng và Khánh Hòa
Sáng nay (1/8), tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra Lễ thượng cờ cho 2 tàu ngầm Kilo "184-Hải Phòng" và Kilo "185-Khánh Hòa". Đây là tàu ngầm thứ 3 và thứ 4 Nga đóng cho Việt Nam trong hợp đồng 6 chiếc, trị giá gần 2 tỷ USD, được ký kết vào năm 2009.
Tàu ngầm Kilo Hải Phòng tại lễ thượng cờ (Ảnh: A.L.)
Tham dự lễ thượng cờ tàu ngầm Kilo Hải Phòng và tàu ngầm Kilo Khánh Hòa có lãnh đạo các bộ, ngành TƯ; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa và TP Hải Phòng.
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Tư lệnh Hải quân cho biết, việc đưa 2 tàu ngầm Kilo 184 - Hải Phòng và 185 - Khánh Hòa vào biên chế của Lữ đoàn 189 Hải quân là sự tiếp nối những thành công, có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước ngoặt phát triển hiện đại của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam nhấn mạnh, việc xây dựng và phát triển các lực lượng bảo vệ biển nói chung, lực lượng tàu ngầm hiện đại của Hải quân Việt Nam nói riêng là việc làm bình thường của quốc gia có biển, không phải là chạy đua vũ trang, không phải để răn đe các nước trong khu vực, mà để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Hiện Việt Nam đã sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Kilo trong hợp đồng 6 chiếc ký kết với Nga (Ảnh: A.L.)
Như vậy, đến nay Hải quân nhân dân Việt Nam đã sở hữu 4 tàu ngầm lớp Kilo, gồm: Kilo Hà Nội, Kilo TP Hồ Chí Minh, Kilo Hải Phòng và Kilo Khánh Hòa. Hai tàu ngầm còn lại là Kilo Đà Nẵng và Kilo Bà Rịa - Vũng Tàu đang hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để về Cam Ranh.
Chào cờ trên tàu ngầm Khánh Hòa (Ảnh: A.L.)
Được biết, tất cả 6 tàu ngầm của Việt Nam đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga ở Saint Petersburg. Hợp đồng còn bao gồm việc Nga giúp Việt Nam xây dựng 1 trung tâm huấn luyện thủy thủ hiện đại, theo chuẩn quốc tế.
Hai tàu ngầm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Tàu ngầm điện - diesel lớp Varshavyanka 636.1 thuộc thế hệ thứ ba, trang bị tên lửa chống hạm Club giúp tăng khả năng tấn công từ xa, bên cạnh thuỷ lôi và mìn biển. Tàu có lượng giãn nước 3.000 - 3.950 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300m, thuỷ thủ đoàn 52 người. Khi hoạt động trên biển, tàu chạy rất êm, khó phát hiện nên được mệnh danh là "hố đen" trong lòng đại dương.
Thủy Nguyên
Theo Dantri
Chủ tịch Khánh Hòa kết luận vụ doanh nghiệp lấn Vịnh Nha Trang Chủ đầu tư dự án Công viên văn hóa - giải trí - thể thao Nha Trang Sao (phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã đổ đất đá lấn trái phép danh thắng quốc gia Vịnh Nha Trang hơn 22.900m2 và bị yêu cầu dừng thi công phần lấn trái phép này. Một đoạn thi công dự án Công viên văn...