Phượt Đông – Tây Trường Sơn giữa mùa mưa bão
Mùa mưa ở Trường Sơn bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10. Tuy nhiên, Thu Hằng không ngại bước vào hành trình khám phá cung đường Đông – Tây Trường Sơn ý nghĩa.
Để chuẩn bị cho chuyến phượt kéo dài 7 ngày, Thu Hằng và bạn đồng hành đã chuẩn bị các vật dụng cần thiết và tìm hiểu kỹ về nơi mình sắp đi qua.
Hành trình:
- Ngày 1: Đắk Đoa, Gia Lai – Ia H’Drai, Kon Tum (80km)
Đôi bạn khởi hành từ Đắk Đoa (Gia Lai) đến Kon Tum. Trời đổ mưa suốt dọc đường đi nhưng cả hai vẫn tràn đầy năng lượng.
Dọc đường đi, đôi bạn ghé qua sông Sê San, nơi có cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình, làng chài nổi tiếng và các công trình thủy điện. Hai người tiếp tục thẳng tiến đến đường Đông – Tây Trường Sơn, chinh phục cung đường huyền thoại.
Đến 18h00, xe cố gắng đi tới thị tứ H’Drai để dừng chân ăn uống, nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ngày du ngoạn kế tiếp.
Cảnh đẹp sông Sê San trên chặng đường phượt Đông – Tây Trường Sơn.
- Ngày 2: Phượt Đông – Tây Trường Sơn (Ia H’Drai, Kon Tum – Tu Mơ Rông, Kon Tum 180km)
Buổi sáng, Thu Hằng dậy sớm dạo quanh thị tứ của huyện Ia H’Drai. Đây là nơi mới xây dựng với đường xá, cơ sở vật chất đẹp như trong thành phố. Bao xung quanh thị tứ là không gian trời mây non nước rất hữu tình.
Đôi bạn lái xe xuất phát lúc 10h00 đến Tây Trường Sơn. Theo kế hoạch, cả hai sẽ dừng chân tại mốc ngã ba Đông Dương, nơi “gà gáy 3 nước cùng nghe thấy” (Việt Nam, Lào, Campuchia).
Đôi bạn mua đồ chuẩn bị camping trên khu bảo tồn Ngọc Linh (Kon Tum). “Đường lên đèo dốc liên tục nhưng đẹp tuyệt, nhất là khi hoàng hôn buông xuống. Song mưa to làm hai người phải từ bỏ ý định tiếp tục hành trình và tạm vào nhà nghỉ ở Tu Mơ Rông.
- Ngày 3: Tu Mơ Rông, Kon Tum – Nam Giang, Quảng Nam (200km)
Xuất phát từ trung tâm huyện Tu Mơ Rông, đôi bạn đi xuyên qua khu bảo tồn Ngọc Linh của Kon Tum. Cả hai ngạc nhiên trước những đèo dốc uốn lượn của Trường Sơn, nhiều khúc cua gấp, đường hẹp, dốc cao, lại thêm bùn lầy của Tây Nguyên. Bên cạnh đó là khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Cặp đôi dừng chân chụp hình, nghỉ ngơi ở Măng Ri – một xã thuộc huyện Tu Mơ Rông. Đứng trên cao nhìn xuống, xã Măng Ri như hình một chiếc chảo lớn, 4 bề được bao quanh bởi dãy núi Ngọc Linh.
Xã Ngọc Linh, thuộc huyện Đăk Glei, Kon Tum. Nơi đây có những ruộng bậc thang phủ kín từ đỉnh tới chân núi, lại trải dài liên tiếp nhiều ngọn núi cao. Dưới chân núi là con suối rộng, cuồn cuộn dòng nước trong xanh, tạo nên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ.
Rời khỏi Ngọc Linh, đi qua đèo Lò Xo trứ danh, đôi bạn dừng chân ở Nam Giang, Quảng Nam. Cả hai chọn bãi cát thoai thoải gần sông để dựng trại, nấu cháo gà.
- Ngày 4: Nam Giang, Quảng Nam – A Lưới, Thừa Thiên Huế (172km)
Video đang HOT
Đôi bạn tiếp tục khởi hành vào buổi sáng, đi qua những đoạn đèo dốc, ngắm nhìn rừng núi bạt ngàn đi qua Tây Giang, A Lưới. Đây là khu bảo tồn Sao La, người dân không được phá rừng, làm rẫy.
Đường đi này có lẽ là cung đường đẹp nhất nhưng cũng hoang sơ nhất trong cả chặng với liên tiếp đèo dốc và những cánh rừng bạt ngàn. Hoang sơ nhất là đoạn từ Tây Giang tới A Lưới. Bởi đây là khu bảo tồn Sao La, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt, người dân không được phá rừng, làm rẫy. Nhờ đó, rừng nơi đây phát triển tầng tầng tán tán như rừng nguyên sinh thời cổ đại – một vẻ đẹp quá hiếm hoi. Xen lẫn giữa cây lá là những thác nước thấm đẫm cơn mưa rào vừa qua.
Khung cảnh xanh mát suốt dọc đường đi.
Các địa danh Nam Giang, Tây Giang, A Lưới giờ đã phát triển, đô thị hóa mạnh. Mỗi nơi đều có khu du lịch sinh thái hoặc du lịch cộng đồng, phục vụ ăn uống, vui chơi cho du khách.
Tiếp tục hành trình tới Thừa Thiên Huế, đôi bạn gặp mưa to, phải trú ở trạm kiểm lâm A Tép, được các đồng chí kiểm lâm mời ăn. Tối lạnh, cặp đôi tìm một nhà nghỉ qua đêm.
- Ngày 5: A Lưới, Thừa Thiên Huế – Hướng Hóa, Quảng Trị (170km)
Sau cơn mưa trời lại sáng, đôi bạn lên đường từ A Lưới dẫn vào Quảng Trị. Tại Huế, cả hai thưởng hức món bún hến đặc trưng, ghé thăm khu sinh thái Anor, nơi có đồng bào Pa Cô sinh sống.
Xe lăn bánh đến Quảng Trị, vì trời mưa nên kế hoạch đi thăm nhiều nơi không thành. Cả hai chỉ đến check-in tại cây cô đơn ở Hướng Hóa rồi tiếp tục lên đường.
Chiều tối, xe bị hỏng nặng, cả hai mất 4 tiếng để sửa chữa, đành dừng chân nghỉ ngơi ở một quán nước.
- Ngày 6: Hướng Hóa, Quảng Trị
Cả hai dành một ngày để nghỉ ngơi, khám phá Hướng Hóa (Quảng Trị), thăm mộ liệt sĩ tại đây. Buổi tối, hai người đi tắm tại một con suối gần đó, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày phượt tiếp theo.
- Ngày 7: Hướng Hóa, Quảng Trị – Phong Nha, Quảng Bình (138km)
Xe sửa xong, đôi bạn lên đường từ Quảng Trị đến Quảng Bình – chặng đường khám phá Tây Trường Sơn. Nơi đây có núi đá vôi trập trùng, hùng vĩ, đèo dốc quanh co, đường bê tông nhỏ hẹp.
Suốt dọc đường đi, những bảng thông báo cẩn thận sạt lở, đá rơi xuất hiện liên tục. Không gian hoang sơ, thỉnh thoảng nghe thấy tiếng vượn gọi bầy trong tán lá rậm rạp.
Xe đã tiến vào địa phận vườn quốc gia Phong Nha, hệ sinh thái được bảo vệ nghiêm ngặt. Người dân không được sinh sống, trồng trọt tại đây. Bản đồ cũng không hề lưu tên địa danh, cây xăng nào ở khúc này.
Xe tiếp tục bị hỏng nặng khiến đôi bạn phải nhờ đến sự giúp đỡ của kiểm lâm và người dân địa phương. Tuy nhiên, cả hai vẫn vô cùng thỏa mãn với hành trình chinh phục chặng đường Đông – Tây Trường Sơn, khám phá vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ.
Lưu ý:
Sau chuyến đi, Thu Hằng lưu ý du khách một số điều sau:
- Mang ít đồ, tránh để đồ đạc cồng kềnh, vừa mất thời gian quản lý vừa tốn sức lực mang vác.
- Thời tiết: Thời gian đẹp nhất để đi là tránh mùa mưa tháng 7-tháng 10. Nếu gặp trời mưa, bão, sấm sét điều đầu tiên là tắt nguồn điện thoại và phải tìm chỗ trú ẩn. Nếu đi giữa rừng mà gặp sấm sét nguy hiểm, nên tìm những cây thấp, nhỏ để trú vào gốc cây, không trú vào những cây cao.
- Đông – Tây Trường Sơn không hề hoang vu, hẻo lánh như lời đồn mà có nhiều thị trấn, thị tứ, có nơi phát triển như thành phố để du khách nghỉ ngơi, thư giãn, tham gia các hoạt động du lịch.
- Muốn tìm một nơi thực sự hoang sơ, du khách có thể đi thật sâu vào các bản làng, nơi giao thông khó khăn, ít người biết, như xã Ngọc Linh trong khu bảo tồn Ngọc Linh.
- Giúp người dân tộc phát triển không chỉ bằng cách trợ cấp thực phẩm cho họ mà còn có thể tư vấn, giúp đỡ họ mở homestay, farmstay, xây dựng một cộng đồng du lịch sinh thái ngay ở bản làng.
- Chuẩn bị xe thật kĩ càng, kiểm tra xăng dầu trước khi đi.
- Người dân ở đâu cũng rất tốt. Nếu khó khăn đừng ngại xin giúp đỡ. Du khách sẽ không chỉ vượt qua khó khăn mà còn hiểu thêm về con người, văn hóa nơi đó.
- Người đi cùng vô cùng quan trọng. Chọn được người hợp mình, đặc biệt là vui vẻ, không cáu kỉnh trước khó khăn là chân ái của chuyến đi.
"Trường Sơn Xanh", mở lối cho phụ nữ Pa Kô làm du lịch
Từ dự án Trường Sơn Xanh tập huấn làm du lịch, những người phụ nữ Pa kô dần biến ngôi làng thân yêu của mình trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn.
Đội văn nghệ làng du lịch cộng đồng A Nôr trong đêm hội cùng du khách
Từ dự án mở lối..
Dự án Trường Sơn Xanh chính thức khởi động năm 2018, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ cho 2 tỉnh: Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Dự án đã đầu tư 23,9 triệu đô la Mỹ hỗ trợ bảo vệ đa dạng sinh học, hỗ trợ các cộng đồng địa phương và dân tộc thiểu số đa dạng cải thiện sinh kế.
Tại Thừa Thiên - Huế, dự án Trường Sơn Xanh triển khai hỗ trợ, với tổng kinh phí gần 10 triệu USD. Dự án với nhiều hợp phần, được triển khai ưu tiên tại 7 huyện, thị xã gồm: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và thị xã Hương Trà. Đáng chú ý, dự án Trường Sơn Xanh đã góp phần xây dựng thành công mô hình làng du lịch sinh thái tại A Nôr, xã Hồng Kim, huyện vùng cao A Lưới.
Thác A Nôr, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất ở Thừa Thiên - Huế
Cộng đồng người Pa Kô ở thôn A Nôr sinh sống rất gần rừng, đây là vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Ngoài sở hữu một khung cảnh thơ mộng với nhiều cảnh sắc, người Pa Kô ở A Nôr còn sở hữu nét văn hóa đậm đà bản sắc. Để giúp đồng bào Pa Kô cải thiện sinh kế và tận dụng tối đa về lợi thế, chương trình Trường Sơn Xanh đã lên các phương án để giúp phụ nữ Pa Kô biến ngôi làng thân yêu của mình trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Bắt tay vào thực hiện dự án, khoảng 60 học viên người Pa Kô (50% nữ giới) ở A Nôr được tập huấn về định hướng du lịch sinh thái cộng đồng. Ngoài ra, các kỹ năng quản lý, vận hành điểm du lịch cộng đồng cũng được dự án tổ chức tập huấn.
Để cho học viên có điều kiện thực tế, Dự án cũng đưa học viên và đội ngũ quản lý du lịch sinh thái cộng đồng của thôn A Nôr đi thăm quan học tập tại Quảng Bình.
Gội đầu bằng nước lá rừng truyền thống của người Pa Cô, một trong những trải nghiệm tuyệt vời ở làng du lịch A Nôr
Cùng với đó, chính quyền xã Hồng Kim, huyện A Lưới cũng hỗ trợ đồng bào Pa Kô nâng cao chất lượng cuộc sống. Địa phương đã đầu tư 3,2 tỷ đồng vào hạng mục xây dựng, nâng cấp đường giao thông và bãi để xe, hình thành cơ sở hạ tầng thuận tiện hơn để đón khách du lịch tại làng du lịch A Nôr.
Với lợi thế có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, bản sắc văn hóa đặc sắc, lại được dẫn lối chuyên nghiệp của dự án Trường Sơn Xanh, A Nôr đang hướng tới một tương lai rộng mở. Rồi tiếng khèn bè...và cả điệu nhảy Ra Zooc của phụ nữ Pa Kô sẽ vang xa trên dãy Trường Sơn.
Chị Hồ Thị Sâm cùng đội dịch vụ ở làng du lịch A Nôr chuẩn bị thức ăn cho du khách ở Homestay
Đến làng du lịch A Nôr
Chiều A Lưới, mặt trời tắt bóng thật nhanh, màn đêm chầm chậm buông xuống, chị Hồ Thị Sâm đã thay bộ váy thổ cẩm dệt từ vải dèng truyền thống của người Pa Kô, rồi háo hức sang Homestay ngay cạnh nhà để tham gia biểu diễn văn nghệ. Năm nay 35 tuổi, chị Hồ Thị Sâm hiện là quản lý một Homestay ở làng du lịch A Nôr. Cùng với chị Sâm, những người phụ nữ ở A Nôr đang từng ngày làm cho ngôi làng thân yêu của mình trở thành điểm đến hấp dẫn hơn.
Vừa chuẩn bị đồ ăn cho khách chị vừa dặn tôi: Tối ở lại nhé, sang Homestay bên cạnh xem văn nghệ cho vui. Cũng giống như bao phụ nữ Pa Kô ở A Nôr khác, chị Hồ Thị Sâm chỉ quen với nương rẫy. Thế nhưng từ ngày thành lập làng du lịch cộng động A Nôr, cuộc sống đã thay đổi hẳn. Ngoài công việc quản lý, chị còn tham gia vào đội văn nghệ, chuẩn bị đồ ăn để phục vụ du khách. Nhờ được tập huấn nên chị thực hiện các khâu rất chuyên nghiệp.
Chị Sâm chia sẻ, đó là một công việc mang lại cho mình thu nhập, hơn nữa mình ca hát, nhảy múa để phục vụ du khách, du khách xem để giải trí, còn bản thân mình hát, múa cũng là cách giải trí, đem lại sự sảng khoái, vui vẻ cho bản thân.
Chị em phụ nữ Pa Kô hướng dẫn du khách trải nghiệm làm bánh
Làng A Nôr có 23 nóc nhà, thì có đến 6 Homestay. Hiện chị Sâm đang tham gia vào đội dịch vụ của Làng du lịch cộng đồng A Nôr, phục vụ cho cụm 6 Homestay trong khu du lịch. Đội dịch vụ hiện tại có 10 chị em phụ nữ, hoạt động từ năm 2018.
Ngoài văn nghệ, đội dịch vụ còn hướng dẫn khách trải nghiệm làm bánh A quát, giã gạo, sàng gạo, xông răng, gội đầu bằng nước lá rừng và chế biến các món ăn truyền thống cùng nhiều hoạt động khác mang đậm bản sắc văn hóa của người Pa Kô.
Nếu chỉ tham gia hoạt động văn nghệ vào buổi tối, mỗi người sẽ nhận được từ 50.000 - 100.000 đồng/buổi. Phục vụ thêm các dịch vụ như nấu ăn, các hoạt động trải nghiệm khác tại Homestay, các chị được chia thêm từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Đây là khoản thu nhập không nhỏ giúp người Pa Kô ở A Nôr cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chị Hồ Thị Chiu (36 tuổi) ở thôn A Nôr chia sẻ: Số tiền kiếm được từ công việc tham gia trong đội dịch vụ, hoặc tham gia biểu diễn văn nghệ vào các buổi tối, đã giúp chị có thêm tiền để mua sách vở cho con đến trường, sắm cho bọn trẻ những bộ quần áo mới, mua thức ăn ngon cho con.
Không chỉ giải quyết được nhưng khó khăn trước mắt, nhiều hộ gia đình đã sắm được tủ lạnh, ti vi... Rồi còn ấp ủ dự định trang hoàng lại nhà cửa để phát triển thành Homestay- như ánh mắt lấp lánh của người phụ nữ Pa Kô Hồ Thị Sâm nói với chúng tôi về tương lai.
Dưới bóng nhà dài...
Vượt cung đèo "thiên hạ đệ nhất hùng quan" Đèo Hải Vân là một trong những cung đường đèo ven biển đẹp nhất thế giới, là kiệt tác của thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam. Hình ảnh những cung đường đèo hiểm trở nhưng lại rất xinh đẹp với cảnh núi non hùng vỹ. Đường bộ vượt đèo Hải Vân (Đà Nẵng) dài hơn 20km cheo leo nằm dọc theo sườn...