Phương thuốc từ cải thảo của Từ Hy Thái hậu
Thời nhà Thanh Trung Quốc, cải thảo được mệnh danh là “đệ nhất rau củ quả” tác dụng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể, trị ho đờm và giải rượu.
Lịch sử Trung Quốc ghi lại đầu mùa đông năm 1909, Từ Hy Thái hậu mắc bệnh phổi nghiêm trọng. Bà sốt cao, họng khô, ho có đờm, đau ngực, hô hấp kém. Thử qua nhiều phương pháp chữa trị, bệnh tình Thái hậu vẫn không thuyên giảm.
Bản thân cũng có kiến thức y học, Từ Hy Thái hậu sai người hầu làm món canh từ cải thảo. Kết quả, chỉ sau hai ngày uống món canh này, sức khỏe bà được cải thiện rõ rệt, hết sốt cao và khó thở.
Chân dung Từ Hy Thái hậu lưu trong sử sách. Ảnh: Wikipedia.
Theo People, cải thảo xuất hiện tại Trung Quốc từ hơn 6.000 năm trước. Thời nhà Thanh, nó được gọi là “đệ nhất rau củ quả” bởi công dụng thanh lọc và làm mát cơ thể, giải rượu, thông dạ dày, bài trừ độc tố, giảm dịch đờm và ho khan, giải cảm. Trước Từ Hy Thái hậu, vua chúa nhà Tống cũng biết đến lợi ích của cải thảo nên ra lệnh tiến cống loại rau này.
Video đang HOT
Cải thảo có thể nấu thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Ảnh : TripAdvisor.
Ngày nay, cải thảo là thực phẩm quen thuộc trong các gia đình. Nó có vị ngọt, không độc hại lại dễ chế biến. Ngoài nấu canh với thịt, bạn có thể dùng cải thảo làm thuốc phòng cảm bằng cách đun với hành lá và gừng lấy nước uống.
Nguyễn Xuân
Theo VNE
Thanh Hóa: Hơn 100 trẻ bị nhiễm bệnh do vi rút hợp bào hô hấp RSV
Năm 2018, bệnh do vi rút hợp bào hô hấp RSV bùng phát sớm hơn và là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Thống kê cho hấy, đã có hơn 100 trẻ dương tính với vi rút hợp bào hô hấp RSV phải nhập viện điều trị trong tháng 9.
Theo các bác sĩ, vi rút RSV thường gây bệnh về hô hấp ở trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi. Bệnh phát triển lây lan mạnh vào cuối thu sang đông.
Trong tháng 9, có hơn 100 trẻ nhập viện điều trị vi rút hợp bào hô hấp RSV.
Tuy nhiên, năm nay dịch bùng phát sớm hơn và là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
Tre bị bệnh thường có các triệu chứng ban đầu như: Ho khan, ho có đờm, sốt nhẹ đến tăng cao; nặng lên là bỏ bú, bú kém, ăn uống kém, quấy khóc, ho tăng lên, thở nhanh, thở khò khè... Nếu không dùng thuốc đúng có thể làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng.
Bác sĩ Lê Văn Tráng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: Thời tiết giao mùa này, đã có nhiều trường hợp vào viện nguyên nhân là do loại vi rút này. Tại bệnh viện cũng đã phát hiện, chẩn đoán và xác định được căn nguyên này bằng phương pháp vi sinh.
Cũng theo bác sĩ Tráng, virut hợp bào hô hấp RSV không phải là virut mới, vì vậy, các bậc phụ huynh không nên quá hoang mang, lo lắng khi trẻ có các dấu hiệu về đường hô hấp hoặc nghe những thông tin trên các trang mạng khi chưa được kiểm chứng.
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin.
Đồng thời, khi thấy trẻ có các triệu chứng nhiễm virut RSV, cần tránh đưa trẻ tới nơi công cộng; người lớn cần vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.
Nếu trẻ ho nặng có đờm, thở khò khè, tím tái, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, tuyệt đối không tự ý mua thuốc do RSV không bị tiêu diệt khi dùng kháng sinh.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Lương y chỉ rõ 4 điểm chỉ cần ấn vào chữa bệnh ho không cần uống thuốc Thời tiết thay đổi là thời điểm các bệnh viêm mũi họng vào mùa như viêm mũi dị ứng, ho khan, ho có đờm. Đừng sử dụng kháng sinh vội, hãy xoa bóp huyệt để cắt đứt căn bệnh khó chịu. Vị trí huyệt xích trạch (Ảnh Soha.vn) Theo lương y Vũ Quốc Trung - ho là một triệu chứng của viêm khí...