Phương thuốc hữu hiệu chữa chảy máu chân răng
Bị chảy máu khi đánh răng, có thể bạn đang mắc bệnh chảy máu chân răng. Bệnh về răng lợi là rất phổ biến ở các nước đang phát triển vì hầu hết họ chưa đánh răng đúng cách để lại những mảng bám trên chân răng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh chảy máu chân răng như thiếu canxi và vitamin, biếng ăn và cuồng ăn. Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là hãy đến nha sĩ nếu gặp rắc rối lớn liên quan đến răng lợi và nếu chỉ là bệnh nhẹ hãy tham khảo 5 phương thuốc hữu hiệu dưới đây để tự điều trị tại nhà bạn nhé!
Tinh dầu đinh hương được xem là “vị cứu tinh” – vị thuốc tốt nhất tại gia, tinh dầu đinh hương giúp làm giảm đáng kể viêm lợi và có khả năng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả. Lấy một chút tinh dầu đinh hương chà đều lên lợi bạn có thể có cảm giác nóng nhẹ và hơi cay, song nó sẽ làm giảm viêm nhiễm và phòng chống tốt các bệnh răng miệng.
2. Dùng lô hội
Lô hội có nhiều đặc tính chữa bệnh và đặc biệt là làm giảm viêm lợi, chữa khỏi bệnh chảy máu chân răng. Dùng tinh bột lô hội xoa trên lợi và mát-xa khoảng 3 phút sau đó súc miệng sạch 3 lần/ngày. Nếu bị bệnh viêm lợi nhẹ có thể tự chăm sóc bằng cách dùng lô hội dạng gel tự nhiên bôi lên lợi hang ngày.
3. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, do đó nếu bạn không muốn đợi cho đến khi viêm lợi nặng rồi mới đi chữa thì hãy tự chăm sóc răng lợi bằng cách bắt đầu đánh răng 2 lần/ngày cùng với dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng ngay sau bữa ăn. Thực hiện vệ sinh răng lợi tốt không chỉ cho bạn một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn với hàm răng sáng ngọc, lợi khoẻ mà còn giảm thiểu các bệnh liên quan đến răng lợi.
4. Hoa quả và rau tươi
Video đang HOT
Rau xanh và hoa quả tươi không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn cũng không kém phần quan trọng việc cải thiện sức khỏe của răng lợi. Rau xanh và hoa quả tươi rất giàu các vitamin và khoáng chất lại ít calo. Ăn rau sống giúp cải thiện lưu thông các mạch máu ở lợi, giúp làm giảm chảy máu lợi.
5. Nước muối súc miệng
Một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là súc miệng bằng nước muối. Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày và hãy đảm bảo là nước không quá nóng sẽ gây bỏng lợi nhé.
Theo TPO
Điểm danh những sai lầm nghiêm trọng khi đánh răng
Đánh răng là việc mà ai cũng thực hiện hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng. Bởi rất nhiều người mắc những sai lầm nghiêm trọng khi đánh răng.
1. Quá tiết kiệm, dùng loại chỉ nha khoa to, cứng và quá mạnh tay
Việc sử dụng chỉ nha khoa tưởng chừng đơn giản, nhưng phần lớn người sử dụng lại mắc một số sai lầm sau:
- Dùng tiết kiệm: Sai lầm lớn nhất khi dùng chỉ nha khoa mà chỉ lấy ra một đoạn khoảng 10cm sau đó dùng đoạn chỉ này "làm sạch" từ từ từng răng một. Cách này thoạt đầu có vẻ "ổn" nhưng về lâu dài, "đương sự" sẽ bị bệnh răng miệng vì sợi chỉ dùng đi dùng lại vừa không sạch răng, vừa làm lây lan bệnh từ răng này sang răng khác.
- Dùng mạnh tay: Do không có thói quen dùng chỉ nên cường độ nhấn chỉ xuống nướu thường quá đà, dẫn đến viêm nướu, chảy máu...
- Chỉ cứng và to so với răng: Trên thị trường có nhiều loại chỉ nha khoa. Có loại mềm, mịn, nhưng cũng có loại sợi to, xơ cứng, khi xỉa sẽ nghe thấy tiếng động của sợi chỉ cọ xát trên răng. Dùng loại chỉ này tác hại không khác gì dùng tăm, vì cũng gây tổn thương men răng, nướu răng.
2. Không vệ sinh bàn chải đánh răng đúng cách
Vi khuẩn hay các vi sinh vật chứa mầm bệnh dễ dàng lây lan từ chiếc bàn chải đánh răng đến miệng. Một chiếc bàn chải có thể biến thành chỗ ẩn chứa của hàng loạt loại vi khuẩn gây hại khác nhau. Do vậy, để đảm bảo răng miệng sạch sẽ bạn cần đảm bảo vệ sinh cho chiếc bàn chải đánh răng của mình. Dưới đây là những sai lầm khi dùng bàn chải đánh răng.
- Để bàn chải ở những vị trí nằm ngang sau khi đánh răng xong - đó là sai lầm. Nên dựng đứng chúng để nước có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải. Đặt bàn chải ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc với bàn chải đánh răng của người khác.
- Trước khi lấy kem đánh răng mà không rửa sạch bàn chải qua với nước ít nhất trong 1-2 phút.
- Không vệ sinh bàn chải là thói quen thường gặp. Thỉnh thoảng bạn nên ngâm vài phút bàn chải đánh răng trong dấm rồi rửa sạch với nước ấm.
3. Dùng bàn chải sai kích cỡ, lông cứng
Thực tế, việc chải răng với lông bàn chải cứng có thể làm hư men răng, bề mặt răng và nướu. Tệ hơn có thể dẫn đến mòn rằng, khiến răng trở nên nhạy cảm và gây tụt nướu.
Ngoài ra, khi nói đến kích thước bàn chải, kích cỡ lớn hơn không có nghĩa là tốt hơn. Chúng ta cần một cái có đầu đủ nhỏ để có thể len vào làm sạch bề mặt răng hàm. Khi cảm thấy bàn chải đang dùng có vấn đề, bạn nên chọn cái khác có kích thước nhỏ hơn.
Đối với những người niềng răng, nên dùng loại bàn chải đánh răng đặc biệt có lông ở giữa ngắn hơn lông ở hai mép. Thiết kế này giúp làm sạch cả răng và niềng răng.
Những người có răng khấp khểnh cũng nên dùng loại bàn chải đặc biệt có phần lông cuối bàn chải dài hơn, hình mũi tên giúp làm sạch các vùng khó tiếp cận.
4. Dùng bàn chải quá lâu
Các nha sĩ khuyên bạn nên thay bàn chải 3 tháng một lần vì lông bàn chải có thể bị mòn. Nếu bạn thay bàn chải nhiều hơn 3 tháng một lần, bạn đang chải răng nhiều hơn mức cần thiết đấy.
Còn nếu bạn ít thay bàn chải, hãy cẩn thận vì vi khuẩn sẽ phát triển trên lông bàn chải.
5. Dùng bàn chải chà xát răng quá mạnh
Mỗi người chỉ nên đánh răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Để chải răng đúng cách, vị trí bàn chải tạo với nướu một góc 45 độ và di chuyển theo chuyển động tròn.
Bạn chú ý nhé: Đừng chà răng theo chiều ngang dọc như cọ rửa sàn nhà. Việc này có thể gây tụt nướu, lộ chân răng và làm răng trở nên nhạy cảm vì nướu chính là bộ phận bảo vệ chân răng.
6. Không chọn đúng loại kem đánh răng
Cần xem kỹ hạn dùng, thành phần hoá chất, đặc biệt hàm lượng fluor phải phù hợp với độ tuổi người dùng. Đối với trẻ dưới ba tuổi không nên chọn kem đánh răng có fluor, trừ trường hợp trẻ có nguy cơ sâu răng cao.
Trẻ từ 3-6 tuổi nên chọn kem có hàm lượng fluor từ 200-500ppm. Trẻ từ 6-11 tuổi là 1.000ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng kem đánh răng như người lớn, từ 1.000-1.500ppm.
Theo Sức khỏe và Đời sống
8 biểu hiện đầu tiên của ung thư tử cung chị em chớ coi thường Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ngày càng phổ biến ở phụ nữ. Chị em phụ nữ không nên bỏ qua những dấu hiệu sau: Ảnh minh họa: Internet 1. Đau vùng chậu Đau vùng chậu là hiện tượng cảnh báo bạn có nguy cơ bị ung thư tử cung. Bình thường, chị em phụ nữ thường bị chuột...