Phương Tây xây dựng kế hoạch tái thiết Ukraine
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các nước phương Tây có kế hoạch xây dựng Kế hoạch Marshall nhằm phục vụ mục đích tái thiết Ukraine.
Một cây cầu bị phá hủy trong xung đột tại thành phố Irpin, Ukraine, ngày 8/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thủ tướng Johnson đưa ra tuyên bố trên ngày 8/3 khi phát biểu với báo giới sau cuộc họp tại London với những người đồng cấp từ các quốc gia thành viên Nhóm Visegrad, gồm CH Séc, Slovakia, Ba Lan và Hungary. Thủ tướng Anh cho biết các bên đã đạt được thỏa thuận về việc sẽ lập Kế hoạch Marshall để tái thiết Ukraine sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại nước này.
Cùng ngày 8/3, Chính phủ Anh cho biết nước này đang thiết lập một trung tâm cấp thị thực cho người tị nạn Ukraine ở miền Bắc nước Pháp sau khi vấp phải một số ý kiến chỉ trích. Theo Ngoại trưởng Liz Truss, trung tâm này đặt ở Lille, cách cảng Calais, nơi mà nhiều người Ukraine đã cập bến, khoảng 110 km. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Anh cho biết trước khi trung tâm này đi vào hoạt động, mọi đơn xin cấp thị thực nhập cảnh Anh hiện vẫn chỉ được giải quyết ở Đại sứ quán Anh tại Paris.
Video đang HOT
Theo giới chức khu vực Pas-de-Calais, kể từ ngày 28/2 đến nay đã có 625 người Ukraine tìm cách đến Anh, trong đó 319 người đã đặt chân đến nước này. Theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), hơn 2 triệu người đã rời khỏi Ukraine từ ngày 24/2 vừa qua.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Israel Ayelet Shaked ngày 8/3 thông báo nước này sẽ tạm thời tiếp nhận 25.000 người Ukraine không đủ tiêu chuẩn theo Luật Hồi hương.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ trưởng Shaked cho biết tình hình khó khăn có ảnh hưởng trực tiếp tới Israel, nước hiện chuẩn bị tiếp nhận khoảng 100.000 người Do Thái và những đối tượng khác theo Luật Hồi hương. Trong số này có 5.000 người mới và 20.000 người Ukraine đang cư trú bất hợp pháp tại Israel từ trước khi cuộc xung đột nổ ra. Những người mới muốn tới Israel phải nộp đơn qua website của Bộ Ngoại giao Israel và xuất trình quyết định đồng ý cho nhập cảnh trước khi lên máy bay. Công dân Israel có thể nộp đơn bảo lãnh cho người Ukraine với tiêu chuẩn mỗi người được nhận một gia đình. Những người đang có mặt tại Israel sẽ tạm thời không bị trục xuất và được tiếp tục ở lại nước này.
Israel cũng huỷ bỏ quy định buộc công dân Israel phải đóng tiền 10.000 Shekel (3.000 USD) để bảo lãnh cho thân nhân Ukraine được ở lại. Thay vì nộp tiền bảo lãnh, những người này phải ký cam kết rời khỏi Israel ngay khi kết thúc tình trạng khẩn cấp tại Ukraine. Người Ukraine đi sơ tán sẽ được cấp thị thực tạm thời, cho phép ở lại Israel trong 3 tháng. Sau thời hạn này nếu xung đột vẫn tiếp diễn thì họ sẽ được phép làm việc tại Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng sẽ tiếp tục cấp quốc tịch không hạn chế cho người Do Thái Ukraine muốn di trú tới Israel.
Cùng ngày, kênh truyền hình 12 của Israel đưa tin chính phủ nước này đã gửi thông điệp mạnh mẽ tới Ukraine trong vài ngày qua rằng Israel sẽ ngừng nỗ lực làm trung gian hoà giải trong vấn đề Ukraine nếu các quan chức Kiev tiếp tục công khai chỉ trích Israel.
Tổng thống Nga, Pháp tiếp tục điện đàm trong ngày 20/2
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 19/2, Điện Kremlin xác nhận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron sẽ điện đàm trong ngày 20/2.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tình hình tại miền Đông Ukraine đang nóng lên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc họp báo chung ở Moskva, Nga, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 12/2, hai nhà lãnh đạo này đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ 40 phút, thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine. Vào thời điểm đó, Tổng thống Putin đã khẳng định rằng những cáo buộc về việc Nga lên kế hoạch tấn công Ukraine là "sự suy đoán mang tính khiêu khích" và có thể dẫn đến một cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Điện Elysee cho hay tại cuộc điện đàm trên, Tổng thống Macron đã nói với người đồng cấp Putin rằng những cuộc đàm phán chân thành không thể diễn ra nếu không có những nỗ lực giảm leo thang căng thẳng liên quan đến Ukraine. Cả hai nhà lãnh đạo "đều bày tỏ mong muốn tiếp tục đối thoại" về biện pháp "thúc đẩy các thỏa thuận Minsk" liên quan đến khu vực Donbass, cũng như "những điều kiện an ninh và ổn định ở châu Âu".
Tổng thống Macron cũng vừa thực hiện chuyến công du lần lượt tới Nga và Ukraine trong các ngày 7 và 8/2 và hội đàm với nhà lãnh đạo hai nước nhằm tìm cách giải quyết tình trạng căng thẳng hiện nay giữa Moskva và phương Tây.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
So sánh sức mạnh quân sự của Nga và Ukraine khi căng thẳng leo thang Hiện Nga có hỏa lực quân sự mạnh hơn Ukraine, cả trên bộ, trên không và trên biển. Theo trang tin News.sky.com (Anh) ngày 19/2, Nga hiện có sức mạnh quân sự thông thường vượt trội gấp 5 lần Ukraine. Nga chiếm ưu thế áp đảo so với Nga về tiềm lực quân sự. Ảnh: Skynews Moskva có 900.000 binh sĩ đang phục...