Phương Tây vỡ mộng về Hội đồng Dân tộc Syria
Mỹ, Anh, Pháp và các nước Phương Tây khác đang ráo riết tìm cách củng cố ảnh hưởng của mình trong phe đối lập Syria vì họ đã vỡ mộng về Hội đồng Dân tộc Syria, Tổ chức có nhiệm vụ thống nhất và điều phối hoạt động của các nhóm khác nhau của phe nổi dậy nhưng lại đặt trụ sở ở nước ngoài.
Aleppo chìm trong khói lửa.
Trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Hội đồng Dân tộc Syria đã không còn nhiều ảnh hưởng đối với các phe phái khác nhau trong lực lượng nổi dậy.
Hội đồng Dân tộc Syria đã không còn nhiều ảnh hưởng đối với các phe phái khác nhau trong lực lượng nổi dậy, thậm chí còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu chính mà Phương Tây cùng các nước đồng minh theo đuổi là lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Chẳng hạn, cuộc chiến giữa các nhóm sắc tộc trong nội bộ phe nổi dậy ngày càng quyết liệt và có nguy cơ lan ra toàn bộ khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu chính mà Phương Tây cùng các nước đồng minh theo đuổi là lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Rút cuộc, Mỹ, Anh và Pháp đã hiểu rằng mọi nỗ lực đoàn kết phe đối lập chung quanh Hội đồng Dân tộc Syria đã thất bại.
Bởi vậy, Phương Tây bắt đầu thiết lập mối tiếp xúc trực tiếp với những nhóm nổi dậy đang chiến đấu với quân đội Chính phủ bên trong lãnh thổ Syria.
Video đang HOT
Chẳng hạn, trong chuyến đi thăm Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tuần trước, nữ Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có cuộc gặp chính thức với các đại diện của những nhóm này tại Istanbul.
Tiếp đó, phái viên đặc biệt của Anh chịu trách nhiệm liên lạc với phe đối lập Syria cũng bay sang Thổ Nhĩ Kỳ để gặp đại diện cấp cao của Quân đội Syria Tự do – lực lượng vũ trang chính của phe nổi dậy đang chiến đấu với quân đội Chính phủ bên trong lãnh thổ Syria.
Quân nổi dậy ở Aleppo.
Hơn thế nữa, khi tuyên bố tài trợ thêm cho phe nổi dậy 5 triệu bảng Anh, London đặc biệt nhấn mạnh là khoản viện trợ bổ sung này chỉ dành cho những tổ chức đối lập đang hoạt động trên lãnh thổ Syria.
Cả Chính phủ Pháp cũng đang chịu áp lực mạnh mẽ đòi phải can thiệp tích cực hơn vào cuộc xung đột Syria bằng cách tăng cường giúp đỡ phe nổi dậy.
Nhưng Paris cũng đã hiểu ra rằng, không thể trông chờ vào Hội đồng Dân tộc Syria như trước nữa.
Giờ đây, chính quyền Pháp không còn tập trung giúp đỡ Hội đồng Dân tộc Syria mà chuyển trọng tâm sang Tướng Manaf Tlass, một trong những thủ lĩnh lực lượng Vệ binh Cộng hoà Syria nhưng đã đào thoát sang phe nổi dậy hồi tháng 7 vừa qua.
Trong khi ấy, tình hình Syria vẫn tiếp tục căng thẳng. Thành phố Aleppo đã trở thành điểm nóng nhất trên bản đồ chiến sự Syria.
Tại đây, quân đội Chính phủ đang nỗ lực đẩy lùi quân nổi dậy ra khỏi vùng ngoại ô thành phố. Chiến thuật này đã được áp dụng thành công ở hai thành phố Homs và Hama.
Nhưng tại Aleppo, tình hình phức tạp hơn nhiều nếu lưu ý rằng nơi đây chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ kỳ 50 km. Thứ nhất, cả lực lượng Chính phủ lẫn lực lượng nổi dậy đều hiểu rằng trận chiến giành quyền kiểm soát Aleppo có tính chất quyết định.
Nếu quân nổi dậy bị đẩy lui thì quân Chính phủ sẽ khống chế được các kênh cung cấp đạn dược và vũ khí.
Còn nếu quân Chính phủ mất quyền kiểm soát tình hình thì quân nổi dậy hiện còn phân tán và chia rẽ sẽ có cơ hội thành lập Trung tâm chỉ huy thống nhất và phục hồi sau một loạt thất bại trong thời gian gần đây.
Thành phố Aleppo, điểm nóng quân sự ở Syria.
Ngoài ra, lực lượng nổi dậy tại Aleppo còn được sự hỗ trợ ngày càng tăng của các thế lực bên ngoài.
Hôm 15- 8, có tin 2 tư lệnh chiến trường nguy hiểm nhất ở Libya là Mahdi al-Hariti và Husam Najja đã xâm nhập vào Syria.
Đây là những viên tướng mà một năm trước đã chỉ huy các đội xung kích công phá thành luỹ cuối cùng của nhà lãnh đạo Libya Gaddafi ở thủ đô Tripoli.
Cùng xâm nhập vào Syria với 2 viên tướng khét tiếng này còn có nhiều lính đánh thuê biết sử dụng thông thạo các loại vũ khí hạng nặng và tên lửa phòng không xách tay.
Cũng theo nguồn tin nói trên, những lực lượng mới xâm nhập này chủ yếu sẽ tham gia trận đánh quyết định ở Aleppo.
Theo Tiền phong
Syria họp nội các, bác bỏ tin bộ trưởng đào thoát
Reuters và AFP dẫn lời Bộ trưởng Thông tin Syria Omran Zoabi cho biết Thủ tướng lâm thời nước này Omar Ghalawanji đã chủ trì một cuộc họp nội các trong ngày 6/8 với sự tham dự của tất cả các bộ trưởng.
Một vụ đánh bom tại Syria
Phản ứng trước tuyên bố của Hội đồng Dân tộc Syria đối lập nói rằng hai bộ trưởng đã đào tẩu cùng cựu Thủ tướng Riyad Hijab, ông Zoabi nói trên truyền hình Syria: "Cuộc họp có sự tham dự của tất cả các bộ trưởng. Thông tin loan tải về một số bộ trưởng là không chính xác."
Truyền hình Syria cũng phát đi hình hành về cuộc họp nội các trên. Hãng thông tấn chính thức SANA cũng dẫn lời Bộ trưởng Zoabi khẳng định việc đào tẩu ở bất kỳ cấp nào cũng không có tác động gì tới Nhà nước Syria.
Ông Zoabi được dẫn lời nói: "Syria là một nhà nước thể chế và việc đào tẩu của các các nhân, dù ở cấp nào, cũng không làm thay đổi chính sách của nhà nước."
Trước đó, một số kênh truyền hình trong khu vực như Al Jazeera có trụ sở tại Qatar cho biết ông Hijab đã cùng gia đình và một số bộ trưởng, quan chức cao cấp đào tẩu sang Jordan theo kế hoạch sắp sẵn của lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA).
Người phát ngôn của ông Hijab tuyên bố Thủ tướng đã rời Syria nhưng không nói rõ thời điểm cụ thể.
Kênh tin tức al-Arabiya dẫn lời người phát ngôn của cựu Thủ tướng Hijab nói rằng ông Hijab sẽ rời Jordan để tới Qatar.
Ông Riad Hijab nguyên là Bộ trưởng Nông nghiệp Syria, được Tổng thống Bashar al-Assad chỉ định làm Thủ tướng cách đây đúng hai tháng./.
Theo TTXVN
Tổng thống Syria ký ban hành luật chống khủng bố Ngày 2/7, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ký ban hành luật chống khủng bố. Bộ luật, được hãng thông tấn nhà nước SANA công bố, quy định chính phủ sẽ trừng phạt bất cứ ai có liên quan tới các hoạt động khủng bố. Tổng thống Syria Bashar al-AssadĐộng thái trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Assad tuyên bố...