Phương Tây “tung hỏa mù” lấy cớ tấn công Syria?
Những thông tin gần đây về việc vũ khí hóa học được sử dụng trong các cuộc tấn công bên ngoài thủ đô Damascus của Syria đã dấy lên những nghi vấn về việc liệu nó có châm ngòi cho một động thái can thiệp quân sự của nước ngòai nhằm vào Syria hay phá hủy những nỗ lực giải quyết khủng hoảng ở quốc gia này thông qua con đường chính trị ngoại giao hay không?
Hôm thứ Tư vừa qua (21/8), các nhà hoạt động ủng hộ phe nổi dậy đã lên tiếng cáo buộc binh lính của chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học để tấn công các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở vùng ngoại ô thủ đô Damascus, đăng tải hàng loạt bức ảnh và đoạn băng ghi lại cảnh hàng nghìn nạn nhân trong đó có cả trẻ em và phụ nữ nằm la liệt khắp nơi.
Hàng nghìn người thiệt mạng trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tuần qua ở Syria
Tuy nhiên, chính phủ Syria đã một mực bác bỏ những cáo buộc trên, cho rằng đó là một cuộc chiến truyền thông “nhơ bẩn” nhằm vào Syria.
Theo thống kê của Liên minh Quốc gia thuộc phe nổi dậy Syria, ít nhất 1193 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công trên.
Hiện phái đoàn chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã có mặt tại Syria để điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc xung đột theo đề nghị của chính phủ nước này. Chính phủ Damascus cáo buộc lực lượng nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn đã sử dụng loại khí độc sarin trong một cuộc tấn công trước đó tại thị trấn miền bắc Khan al-Asal.
Vụ việc trên gây ra sự phẫn nộ không nhỏ trong cộng đồng quốc tế, buộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải “sắn tay làm rõ sự tình” và nguy cơ của một sự can thiệp bằng “vũ lực” vào Syria là có thực nếu thực sự cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học được chứng minh là sự thật.
Ngoại trưởng Pháp – ông Laurent Fabius hôm thứ Năm (22/8) cho biết: “Sẽ có những phản ứng bằng vũ lực đối với Syria từ cộng đồng quốc tế nếu sự thực được phơi bày”.
Các cường quốc phương Tây mà chủ yếu là Mỹ trước đó cũng từng cảnh báo rằng, bất cứ dấu hiệu nào cho thấy vũ khí hóa học được sử dụng trong các cuộc xung đột ở Syria sẽ đều là “lằn ranh đỏ” có thể châm ngòi cho những phản ứng hết sức gắt gao.
Cho tới nay, phương Tây vẫn chưa bày tỏ nhiều “ham muốn” trong việc can thiệp quân sự vào Syria.
Video đang HOT
Tung “hỏa mù” để tấn công Syria?
Một số nhà phân tích địa phương tin rằng các cường quốc phương Tây đang ủng hộ phe nổi dậy có vũ trang ở Syria đang theo đuổi chiến thuật “chiến tranh mềm” – đó là cung cấp phương tiện cho phe nổi dậy ở Syria để phá hủy đất nước từ “trong ra ngoài” mà không cần phải “động tay động chân” bằng việc sa lầy vào một cuộc chiến khu vực.
Họ cho rằng, bình luận của phía Pháp chỉ đơn thuần là “tung hỏa mù” để truyền thông có cái mà bàn luận và nâng cao nhuệ khí của phe nổi dậy trên chiến trường.
Ông Anis Naqqash, một nhà phân tích chính trị nổi tiếng của Li-băng mô tả cáo buộc của phe nổi dậy như một “cơn gió truyền thông mạnh”, nói rằng những cáo buộc đó là phi lý.
“Thật phi lô-gic khi bên kêu gọi Liên Hợp Quốc tới điều tra việc phe nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học lại sử dụng chính loại vũ khí đó”, ông Naqqash nói với Đài truyền hình tiếng Ả-Rập Al-Mayadeen.
Cũng theo ông này, phe nổi dậy đã tổ chức tấn công thị trấn Khan al-Asal ngay trước khi một phái đoàn điều tra của Liên Hợp Quốc đến Syria để “phi tang chứng cứ” của việc sử dụng vũ khí hóa học. Ông cũng thêm rằng, một bác sỹ, người chạy chữa cho các bệnh nhân của vụ tấn công ở thị trấn Khan al-Asal cũng đã bị bắt cóc để “bịt đầu mối”.
Theo nhận định của ông, những thông tin về vụ tấn công hôm thứ Tư (21/8) ở ngoại ô thủ đô Damascus được đưa ra chỉ nhằm mục đích “đánh lạc hướng sự chú ý” của phái đoàn điều tra khỏi vụ Khan al-Asal và để giúp phe nổi dậy tránh khỏi những cáo buộc trực tiếp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như “mua chuộc” được sự cảm thông của dư luận.
Trong khi đó, ông Turki Hasan, một chuyên gia chính trị của Syria lại nói với hãng tin Tân Hoa Xã rằng: “Phe nổi dậy và các quốc gia trong khu vực, chủ yếu là các quốc gia Vùng Vịnh đã kêu gọi một động thái can thiệp quân sự của nước ngoài vào Syria kể từ những ngày đầu khi xung đột mới bùng nổ nhưng mong muốn của họ đến nay vẫn chưa thành hiện thực”.
Theo ông này, hiện đang tồn tại hai phái: một là những quốc gia muốn nhưng không có khả năng can thiệp quân sự vào Syria như các quốc gia Vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, hai là các quốc gia có khả năng nhưng lại không muốn can thiệp như Mỹ và NATO.
“Mỹ không muốn can thiệp…bởi vì can thiệp quân sự vào Syria sẽ gây họa cho Mỹ”, ông nói, viện dẫn bình luận mà Tướng Martin Dempsey – Tổng Tư lệnh Quân đội Mỹ đưa ra trong một bức thư gửi lên Quốc Hội, bác bỏ mọi yêu cầu cho một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Syria.
Ông Dempsey cho biết, quân đội Mỹ có khả năng hạ gục không lực của chính phủ Syria cũng như thay đổi thế cân bằng của cuộc chiến về phía phe nổi dậy nhưng điều đó sẽ khiến Washington càng lấn sâu thêm vào một cuộc chiến khác ở thế giới Ả-Rập.
Theo_VnMedia
Philippines dồn hải quân, không quân ra Biển Đông
Philippines có kế hoạch di chuyển những doanh trại không quân và hải quân lớn đến một căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở phía bắc thủ đô Manila nhằm giúp lực lượng lược này có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với vùng lãnh hải đang bị Trung Quốc tranh chấp ở Biển Đông. Thông tin này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và một báo cáo mật của chính phủ Philippines tiết lộ.
Tàu chiến lớp Hamilton mới của Philippines.
Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin hôm qua (28/7) cho biết, ngay sau khi có được nguồn tài chính cho hoạt động tái sắp xếp lực lượng, chính phủ Philippines sẽ chuyển các đơn vị không quân, hải quân cùng với những phi đội máy bay và hạm đội tàu chiến của họ đến Vịnh Subic. Khu vực này hiện giờ đã trở thành một cảng tự do sôi động kể từ sau khi Hải quân Mỹ rút khỏi đây năm 1992.
"Đó là hoạt động nhằm bảo vệ Biển Đông của chúng tôi. Chúng tôi hiện giờ đang đợi được cấp ngân quỹ", Bộ trưởng Gazmin cho biết qua điện thoại từ Hàn Quốc - nơi ông đang thực hiện một chuyến thăm chính thức.
Vịnh Subic là một cảng sâu tự nhiên có thể tiếp nhận những chiếc tàu lớn mà Philippines có được từ Mỹ trong thời gian gần đây.
Ngoài những phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin, một tài liệu quốc phòng mật của Philippines mà hãng tin AP cho được cũng khẳng định về kế hoạch tái sắp xếp lực lượng đến Vịnh Subic của chính phủ Philippines. Theo tài liệu này, kế hoạch của Philippines sẽ giúp giảm thời gian phản ứng nhanh của các chiến đấu cơ đến Biển Đông xuống hơn 3 phút so với việc bày từ căn cứ không quân Clark, cũng ở phía bắc thủ đô Manila. Đây là căn cứ của một số máy bay không quân của Philippines .
"Vịnh Subic sẽ cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Philippines một vị trí chiến lược, một con đường tiếp cận trực tiếp, ngắn hơn để hỗ trợ các chiến dịch ở Biển Đông", tài liệu của chính phủ Philippines cho biết.
Cũng theo bản báo cáo quốc phòng mật, chi phí để sửa sang và nâng cấp căn cứ không quân ở Subic sẽ mất ít nhất 5,1 tỉ peso (khoảng 900 triệu đô la Hồng Kông). Trong khi đó, nếu xây dựng một căn cứ không quân mới hoàn toàn sẽ mất khoảng 11 tỉ peso bởi ở Vịnh Subic rộng lớn đã có một đường băng cấp thế giới và nhiều cơ sở, thiết bị phục vụ cho hoạt động hàng không. Vịnh Subic nằm cách thủ đô Manila về phía tây khoảng 80km.
Kế hoạch triển khai quân và vũ khí, khí tài đến Vịnh Subic của Manila cùng với việc nước này tăng cường "sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài trên cơ sở luân phiên" đến đây sẽ giúp thúc đẩy hoạt động giao thương ở cảng Subic. Manila đang có kế hoạch cho quân Mỹ cùng với máy bay, tàu chiến của cường quốc này được tiếp cận các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines .
Một sự hiện diện lớn hơn của Mỹ ở Philippines có thể được dùng để đối phó với thảm hoạt và là một sự răn đe đối với cái mà giới chức Philippines miêu tả là những vụ xâm nhập đầy hung hăng và hiếu chiến của Trung Quốc vào vùng biển của họ.
Philippines ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Washington trong việc tái thiết lập sự hiện diện quân sự ở Châu Á như một đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc. Trong khi áp dụng những bước đi ngoại giao để chống lại những đòi hỏi chủ quyền ngày một quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines cũng đang nỗ lực tìm cách nâng cấp sức mạnh quân sự của họ - một trong những lực lượng yếu nhất ở khu vực Châu Á.
Philippines có thêm tàu chiến thứ hai từ Mỹ
Liên quan đến vấn đề củng cố sức mạnh quân sự, Tổng thống Philippine Aquino cho biết, nước này sẽ tiếp nhận chiếc tàu chiến lớp Hamilton thứ hai trong tuần này. Con tàu này vừa rời Hawaii và đang trên đường hướng tới Philippines .
Tàu BRP Ramon Alcaraz đã cập cảng tại Căn cứ Hải quân Guam hôm 27/7 sau hành trình kéo dài 10 ngày ở Thái Bình Dương từ Trân Châu Cảng ở Hawaii. Tàu chiến mới đã rời Guam chiều ngày hôm qua (28/7) và đang trên đường đến chặng dừng chân cuối cùng cũng là căn cứ mới của nó - Philippines .
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, 88 sĩ quan và thủy thủ trên tàu Ramon Alcaraz do sĩ quan chỉ huy Ernesto Baldovino dẫn đầu, đã được chào đón nhiệt liệt bởi Lãnh sự quán Philippines và người dân Philippines đang sống trên đảo Guam .
Bộ Ngoại giao Philippines không cho biết khi nào chiếc tàu chiến mới sẽ cập cảng ở thủ đô Manila nhưng trước đó nhiều nguồn tin dẫn lời các quan chức Philippines cho biết, ngày đó là 3/8.
"Ngoài vũ khí, phương tiện hiện đại cùng việc đẩy mạnh các hoạt động huấn luyện cho binh lính, chúng tôi rất vui mừng đón chiếc tàu chiến lớp Hamilton thứ hai", Tổng thống Aquino đã phát biểu như vậy.
Tuy nhiên, ông Benito Lim - một giáo sư nghiên cứu chính trị thuộc trường Đại học Manila, đã tỏ ra không mấy lạc quan về ảnh hưởng của chiếc tàu chiến mới mà Philippines sắp nhận được trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Ông này nói rằng, tàu chiến mới của Philippines hầu như không thể đọ lại được hỏa lực tinh vi của quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên cùng với tàu lớp Hamilton đầu tiên Gregorio del Pilar, tàu chiến Ramon Alcaraz sẽ thực hiện những chuyến tuần tra ở vùng lãnh hải Philippines , sẵn sàng đối mặt với lực lượng Trung Quốc.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo VnMedia
Tướng Anh hé lộ cách duy nhất đánh gục Assad Tổng Tham mưu trưởng sắp nghỉ hưu của Anh - Tướng David Richards hôm qua (18/7) đã phát biểu rằng, cách duy nhất để có thể hạ gục Tổng thống Bashar al-Assad là thực hiện một cuộc xâm lược vào đất nước Syria như đã làm ở Libya trước đây. Phương Tây đang cân nhắc lựa chọn tấn công vào Syria như đã...