Phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí hạng nặng, chiến trường Ukraine sẽ còn khốc liệt
Hôm qua (26/4), Nga khẳng định tiếp tục đàm phán với Ukraine và hy vọng những cuộc đàm phán này đạt kết quả tích cực nhưng việc các nước phương Tây đang đẩy nhanh tốc độ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine khiến cuộc xung đột tại đây thêm phần khó đoán.
Tại cuộc họp do Mỹ chủ trì ở căn cứ không quân Ramstein, Đức vào hôm 26/4 với sự tham gia của hơn 40 quốc gia bao gồm tất cả các thành viên NATO, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cho biết, nước này đã bắt kịp tốc độ vận chuyển nhanh tới chiến trường, gấp rút cung cấp vũ khí hạng nặng trị giá hơn 1 tỷ USD và các khoản viện trợ khác cho Kiev bằng đường biển và đường hàng không.
Theo ông Austin, đây là một tốc độ không thể tưởng tượng nổi: “Chúng ta không có thời gian để lãng phí. Cuộc họp ngày hôm nay đã nói rõ những lý sao tại sao trong những tuần tới sẽ rất quan trọng đối với Ukraine. Vì vậy, chúng ta cần phải đẩy nhanh tốc độ hỗ trợ nước này. Chúng tôi biết rằng, sau cuộc họp này, tất cả các nhà lãnh đạo sẽ quyết tâm hơn bao giờ hết để hỗ trợ Ukraine”.
Xe chiến đấu bộ binh bọc thép Marder của Lục quân Đức tại căn cứ quân sự Rukla ở Litva ngày 22/4/2022. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Cuộc họp này được Mỹ tổ chức nhằm tìm cách thúc đẩy hợp tác với các đồng minh và đối tác nhằm hỗ trợ vũ khí và trang thiết bị cho Ukraine nhằm chống lại Nga. Kết thúc cuộc họp, ông Austin cho biết, hơn 30 đồng minh và đối tác đã cam kết viện trợ quân sự và trang thiết bị cho Ukraine với tổng giá trị hơn 5 tỷ USD. Đáng chú ý, Anh cho biết sẽ chuyển giao tổ hợp phòng không tự hành Stormer có trang bị tên lửa Strarstreak cùng với các trang thiết bị quân sự khác bao gồm 120 xe bọc thép, tên lửa chống hạm và đạn dược công nghệ cao cho Ukraine. Phía Đức cũng cho biết sẽ cung cấp pháo phòng không bọc thép tự hành Gepard cho Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo rằng, nếu vũ khí của phương Tây tiếp tục “chảy” vào Ukraine thì các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt giao tranh sẽ không mang lại kết quả nào. Theo Ngoại trưởng Nga, việc NATO “đổ thêm dầu vào lửa” vào cuộc xung đột Ukraine sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra Chiến tranh Thế giới thứ 3: “Những vũ khí cung cấp cho Ukraine sẽ là mục tiêu hợp pháp của Nga trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Các kho vũ khí tại miền Tây Ukraine nhiều lần là mục tiêu tấn công của các lực lượng Nga. Việc các nước phương Tây và NATO trang bị vũ khí cho Ukraine đồng nghĩa với việc tham gia chiến tranh với Nga thông qua một bên được ủy nhiệm. Điều này thực sự tạo ra rủi ro khiến cuộc xung đột lan rộng”.
Trước đó, tại cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, phía Nga cho biết vẫn đang tiếp tục đàm phán với Ukraine và bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán sẽ mang lại kết quả tích cực và chấm dứt cuộc xung đột. Tuy nhiên, khi nguồn lực và vũ khí của phương Tây liên tục đổ vào miền Đông Ukraine thì các chuyên gia dự báo, cuộc xung đột sẽ còn khốc liệt và kéo dài tại chiến trường này.
Thụy Sĩ chặn lô vũ khí chuyển cho cho Ukraine
Theo hãng tin Reuters ngày 24/4, Thụy Sĩ, quốc gia trung lập, đã phản đối việc giao vũ khí của Đức cho Ukraine, bằng cách ngăn chặn việc tái xuất khẩu đạn dược do Thụy Sĩ sản xuất, vốn được sử dụng trong xe chiến đấu bộ binh Marder mà Kiev đề nghị cung cấp.
Xe chiến đấu bộ binh bọc thép Marder của quân đội Đức tại căn cứ quân sự Rukla, Litva ngày 22/4. Ảnh: REUTERS
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang phải đối mặt với những lời chỉ trích ngày càng tăng về việc Chính phủ nước này không giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine, trong bối cảnh các đồng minh phương Tây khác đẩy mạnh việc viện trợ.
Xe chiến đấu Marder do nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall (RHMG.DE) chế tạo, sử dụng đạn được sản xuất tại Thụy Sĩ. Thụy Sĩ đã hạn chế tái xuất khẩu các trang thiết bị chiến tranh như vậy đến những khu vực xung đột.
Người phát ngôn của Ban Thư ký Nhà nước Thụy Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO) cho biết họ đã nhận được hai yêu cầu từ Đức về việc chuyển giao vũ khí mà Berlin nhận từ Thụy Sĩ cho Ukraine.
Người phát ngôn trên cho biết: "Cả hai yêu cầu của Đức đều bị phản đối do phủ nhận tính trung lập của Thụy Sĩ và các quy định từ chối bắt buộc trong luật về vật liệu chiến tranh".
Thụy Sĩ đã từ bỏ quy tắc trong quá khứ khi thông qua các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga liên quan đến xung đột ở Ukraine, nhưng cho biết sự trung lập của họ không cho phép cung cấp vũ khí tới những khu vực xung đột.
Tháng trước, nước này cũng đã từ chối yêu cầu của Ba Lan về viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Quốc gia châu Âu đầu tiên độc lập với khí đốt Nga Việc Litva xây dựng thành công một trạm chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nổi để độc lập với năng lượng của Nga là một bài học cho các nước EU khác. Tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho "FSRU Independence" tại cảng kho chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng Klaipeda. Ảnh: Politico.eu 12 năm trước, chính trị...