Phương Tây ’sốt sắng’ trước khả năng Nga-Trung hợp tác quân sự ở Bắc Cực
Kế hoạch của Nga nhằm xây dựng một tuyến đường vận chuyển huyết mạch mới giữa châu Á và châu Âu qua vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế ở Bắc Cực đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng từ Washington và các đồng minh.
Tàu phá băng hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika của Nga. Ảnh: Atomflot
Trong một tuyên bố gần đây, Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhấn mạnh sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực đang gây ra rủi ro cho liên minh phương Tây.
“Chúng tôi biết sẽ có các nhà khoa học quân sự ở trên những con tàu đi qua tuyến đường này. Chúng tôi không thể ngây thơ và mong đợi những tuyến đường mới này chỉ được sử dụng bởi các tàu thương mại. Họ chưa nói rằng họ sẽ không sử dụng nó vì mục đích quân sự”, Đô đốc Bauer phát biểu trước hội nghị Vòng Bắc Cực ở Reykjavik, Iceland ngày 21/10.
Vị quan chức hải quân nói thêm khả năng không quân và hải quân “đáng kể” của Nga ở Bắc Cực là một mối nguy hiểm tiềm tàng và NATO sẽ cần chuẩn bị cho một cuộc xung đột trong khu vực, ngay cả khi Bắc Kinh không được dự đoán trở thành điểm nóng “ngay lập tức”.
Trong bài phát biểu của mình, Đô đốc Bauer không nói rõ về việc các tàu chiến Trung Quốc hoạt động trong vùng biển của Nga ở Bắc Cực sẽ là mối đe dọa đối với NATO như thế nào hoặc chúng có thể gây ra mối đe dọa nào cho cơ sở hạ tầng quân sự của NATO mà khối này đã thiết lập trong hàng chục năm qua tại các quốc gia trên thế giới, kể cả ở các quốc gia có chung biên giới với Nga và Trung Quốc.
Tháng trước, trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài Sputnik, ông Nikolay Korchunov, nhà ngoại giao hàng đầu về các vấn đề Bắc Cực của Nga, cho biết Nga có thể đảm bảo an ninh cho Tuyến đường biển phía Bắc một cách độc lập mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ các đối tác. Ông Korchunov nhấn mạnh Nga sẽ đáp trả bất kỳ nỗ lực nào của NATO nhằm tăng cường khả năng quân sự của mình ở Bắc Cực bằng một loạt các biện pháp cần thiết.
Video đang HOT
Về phần mình, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Nga ở Bắc Cực dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi, bao gồm cả việc phát triển Tuyến đường biển phía Bắc.
Gần đây, Moskva đã liệt kê những nỗ lực nhằm duy trì hòa bình và ổn định, tăng cường tính bền vững về môi trường và giảm thiểu các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia ở Bắc Cực là một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu của nước này.
Tuyến đường biển phương Bắc (NRS) dài hơn 5.550 km của Nga, trải dài từ Biển Barents ở phía Tây đến Biển Bering ở phía Đông, đang biến giấc mơ kết nối châu Âu với châu Á thông qua một tuyến đường thương mại lớn mới có thể rút ngắn 9.000 km so với các tuyến đường hiện có trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, đối với Washington, tuyến đường sẽ giống với một cơn ác mộng tiềm tàng, xét tới sức mạnh kinh tế và địa chiến lược đáng kinh ngạc mà nó sẽ mang lại cho Moskva nhờ sự kiểm soát của Nga đối với các vùng biển của tuyến đường tiềm năng.
Nga đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển NSR, với đội tàu gồm hơn 40 tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân và diesel, nhiều hơn số tàu ở các nước còn lại cộng lại. Nga cũng đã xây dựng và sửa chữa hơn hai chục cảng và sân bay ở khu vực Bắc Cực, thành lập Bộ chỉ huy quân sự Bắc Bắc Cực mới, đồng thời thúc đẩy năng lực phòng không và tìm kiếm cứu nạn mới trong khu vực.
Các quan chức Mỹ đề xuất một phương án tuần tra tự do hàng hải qua khu vực này để ngăn chặn Moskva. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định phương án này sẽ khó thực hiện vì Mỹ hiện chỉ có một tàu phá băng hạng nặng và một tàu phá băng hạng trung đang hoạt động. Mặc dù lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ có kế hoạch nhận ba tàu phá băng hạng nặng và ba tàu hạng trung trong tương lai song thời hạn giao chiếc đầu tiên bị đẩy lùi tới tận năm 2028.
Tuyến đường biển phương Bắc giúp Nga trở thành siêu cường Bắc Cực ra sao?
Nga có kế hoạch tăng trọng tải hàng hóa vận chuyển qua Tuyến đường biển phương Bắc (NSR) lên 80 triệu tấn/năm vào năm 2024 và 270 triệu tấn/năm vào năm 2035.
Tàu phá băng hiện đại chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika của Nga. Ảnh: Atomflot
Trong một cuộc họp cấp bộ trưởng mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc lại tầm quan trọng của NSR, nói rằng thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới đã khiến dự án này là không thể thay thế và nhấn mạnh không nên tiết kiệm chi phí khi thực hiện dự án.
"Luôn có một số vấn đề nhất định cần được giải quyết khi nói về vấn đề tài chính, nhưng đồng thời tôi muốn lưu ý đến thực tế rằng sự phát triển của tuyến đường biển phía Bắc là một trong những ưu tiên chiến lược rõ ràng. Có lẽ chúng ta không nên nghĩ đến việc tiết kiệm hay cắt giảm bất cứ thứ gì với tình hình hiện tại", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
NSR (còn được gọi là Tuyến đường biển cầu Bắc Cực) là huyết mạch vận tải hàng hải Bắc Cực đầy tham vọng của Nga chạy qua vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nga ở cực Bắc, trải dài từ biển Okhotsk và biển Bering ở phía Đông đến biển Barents và biển Trắng ở phía Tây. Tuyến đường dài khoảng 5.600 km này là tuyến hàng hải ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á, giúp giảm quãng đường vận chuyển của các tàu qua kênh đào Suez.
Sau khi đi vào hoạt động đầy đủ, NSR dự kiến cho phép vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và châu Âu chỉ trong vòng 19 ngày, nhanh hơn 40% - 60% so với các chuyến hàng qua kênh đào Suez hoặc Mũi Hảo Vọng.
Tuyến đường biển NSR sẽ cho phép Nga trở thành một "người chơi chính" trong ngành vận tải thương mại có giá trị lên tới hàng nghìn tỷ USD hàng năm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và khai thác các lãnh thổ của Nga ở Viễn Bắc, bao gồm cả trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ chưa được khai thác.
Theo ước tính vào năm 2021 của Lầu Năm Góc, Bắc Cực có thể chứa gần 1/3 trữ lượng khí đốt tự nhiên của thế giới chưa được khai phá, cũng như hơn 1.000 tỷ USD khoáng sản đất hiếm.
Sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ đối với NSR là một dấu hiệu chắc chắn về tầm quan trọng chiến lược của tuyến đường này. Hải quân Mỹ miêu tả NSR là một nỗ lực nhằm thiết lập "quy định bất hợp pháp về giao thông hàng hải". Năm 2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cáo buộc Nga "bao biện lý do biến đổi khí hậu để tìm cách kiểm soát các không gian mới ở Bắc Cực, bao gồm cả việc hiện đại hóa các căn cứ quân sự.
Trong nhiều năm qua, Nga đã chi mạnh tay đầu tư cho các tàu quân sự và tàu phá băng có khả năng hoạt động ở nhiệt độ lạnh giá ở Bắc Cực. Hiện Nga có khoảng hơn 50 tàu phá băng thuộc các lớp khác nhau đang hoạt động tại khu vực này.
Không chỉ vậy, Nga còn dành nhiều thập kỷ và hàng tỷ USD để củng cố cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực, xây dựng và sửa chữa 16 cảng nước sâu và 14 sân bay, thành lập một bộ chỉ huy quân sự ở Bắc Cực, đồng thời thiết lập cơ sở hạ tầng phòng không và tìm kiếm cứu nạn khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho an ninh và an toàn.
Vào tháng 3, Nga đã thông qua "Khái niệm chính sách đối ngoại mới", trong đó NSR chiếm một vị trí nổi bật. Theo tài liệu này, các ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Nga bao gồm thúc đẩy tuyến giao thông huyết mạch Bắc Cực "như một hành lang giao thông quốc gia có tính cạnh tranh, tạo khả năng sử dụng quốc tế cho giao thông vận tải giữa châu Âu và châu Á".
Tháng 7/2022, Nga cũng thông qua một học thuyết hải quân cập nhật, trong đó đưa NSR là một trong 6 hướng ưu tiên chiến lược để cải thiện vị thế của Nga "như một cường quốc hải quân và củng cố vị thế của nước này trong số các cường quốc hải quân hàng đầu thế giới".
Học thuyết liệt kê những nỗ lực của một số chính phủ không thân thiện nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của Nga đối với tuyến đường huyết mạch, bao gồm cả việc thông qua sự hiện diện ngày càng tăng của cơ sở hạ tầng quân sự nước ngoài, là một trong mười mối đe dọa hàng đầu đối với Nga trong không gian hàng hải.
Năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Yuri Trutnev tuyên bố hoạt động qua Tuyến đường biển phía Bắc dự kiến khả thi ngay sau năm 2024, với việc Moskva đặt ra mục tiêu tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển qua tuyến đường lên 80 triệu tấn. Nga có kế hoạch đóng thêm hàng chục tàu có khả năng hoạt động ở vùng biển Bắc Cực, với 41 chiếc đang trong quá trình triển khai và cần thêm 88 chiếc mới, nâng tổng số tàu có khả năng hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt lên tới 158 chiếc vào năm 2030.
Nga và Trung Quốc bắt tay thâu tóm kho tài nguyên 30.000 tỉ USD ? Một báo cáo mới đây chỉ ra viễn cảnh Nga kết hợp sự hậu thuẫn từ Trung Quốc để chiếm lĩnh kho tài nguyên trị giá 30.000 tỉ USD ở Bắc cực.Báo cáo trên vừa được công bố bởi Tổ chức tư vấn của Civitas (Anh). Theo đó, Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng sự hiện diện ở Bắc Cực khi điều...