Phương Tây đối mặt khủng hoảng niềm tin trước các cuộc bầu cử lớn
Tờ Politico (Mỹ) ngày 12/12 dẫn kết quả một cuộc thăm dò cho thấy, đa số cử tri ở 7 quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, Pháp và Anh, tin rằng các nền dân chủ đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với 5 năm trước.
Theo cuộc thăm dò do Ipsos thực hiện, cứ 10 người Mỹ được hỏi thì có 7 người cho biết dân chủ đã suy giảm trong những năm gần đây, trong khi 73% những người tham gia thăm dò ý kiến có cùng quan điểm ở Pháp. Tại Anh, hơn 6 trong số 10 người được hỏi nói rằng nền dân chủ đang hoạt động kém hiệu quả hơn 5 năm trước.
Kết quả cho thấy tâm lý lo lắng lan rộng về tình trạng dân chủ trước các cuộc bầu cử quan trọng ở Mỹ, Anh và EU trong năm tới, cũng như những quan điểm trái chiều về Liên minh châu Âu.
Ngoại trừ một số quốc gia như Croatia, Italy, Ba Lan và Thụy Điển, khoảng một nửa số cử tri cho biết họ không hài lòng với cách thức vận hành của nền dân chủ, trong khi đa số đồng ý với quan điểm rằng hệ thống này cần phải có thay đổi căn bản.
Video đang HOT
Chỉ ở Thụy Điển mới có đa số rõ ràng, 58% nói rằng họ hài lòng với cách thức hoạt động của chính phủ.
Trong số các nước EU, cuộc khảo sát cho thấy những quan điểm trái ngược. Nhiều người được hỏi ở các quốc gia được khảo sát cho biết họ ủng hộ EU, nhưng đa số ở tất cả các quốc gia cho biết họ không hài lòng với tình trạng dân chủ ở cấp EU, trong khi một số người thừa nhận họ cảm thấy có ít ảnh hưởng đối với các quyết định của EU.
Chỉ ở Croatia là sự hài lòng với nền dân chủ ở cấp EU là 26%, cao hơn so với mức trung bình là 21%. Kết quả của cuộc khảo sát sẽ khiến các nhà lãnh đạo EU phải suy nghĩ khi họ chuẩn bị cho cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới.
Christine Tresignie, Giám đốc điều hành Ipsos khu vực châu Âu, nói: “Những kết quả này cho thấy thách thức chính đối với EU trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm 2024 sẽ là vấn đề thúc đẩy sự ủng hộ liên tục cho dự án của EU nhằm giúp khôi phục nhận thức tích cực về các tổ chức, cơ quan của khối”.
EU tìm cách ứng phó với 'chính quyền Trump 2.0'
EU đã bắt đầu thảo luận về cách ứng phó trong mối quan hệ với Mỹ, dựa trên kinh nghiệm từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump trước đây.
EU đang xem xét tất cả các động thái chiến lược quan trọng cần thực hiện và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống trong quan hệ với Mỹ. Ảnh: eeas.europa.eu
Theo bình luận của mạng tin châu Âu Euractive mới đây, với việc "chính quyền Trump 2.0" được coi là một kịch bản ngày càng thực tế ở Brussels, EU đã bắt đầu tìm cách đảm bảo mối quan hệ của mình với Washington trong tương lai trong bối cảnh những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu đang có cơ hội phát triển.
Như Euractiv đã đưa tin, trong những tuần qua, các quan chức Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên đã bắt đầu thảo luận về cách "ứng phó Trump" trong mối quan hệ EU - Mỹ, dựa trên kinh nghiệm từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump trước đây.
Một nguồn tin cấp cao từ Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu xác nhận với Euractiv rằng họ đang cân nhắc nhiều hơn về cách đối phó với kỷ nguyên Trump mới đầy tiềm năng và đẩy nhanh tiến trình lập pháp cần thiết trong các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như thương mại.
Nguồn tin EPP nêu rõ EU đang xem xét tất cả các động thái chiến lược quan trọng cần thực hiện và "chúng tôi cần phải sẵn sàng" cho mọi tình huống.
Theo truyền thống, Đảng Dân chủ Mỹ luôn liên kết với những người theo chủ nghĩa tự do và trung tả của EU trong khi Đảng Cộng hòa Mỹ ủng hộ phe trung hữu của EU (EPP). Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của ông Trump, Đảng Cộng hòa Mỹ không còn những người bạn truyền thống là Đảng Nhân dân châu Âu nữa. Dưới sự lãnh đạo hiện tại của EPP ở châu Âu, mọi mối quan hệ với đảng Cộng hòa đã bị đóng băng.
Hơn nữa, phe trung hữu của EU cũng đã đóng băng mối quan hệ với Liên minh Dân chủ Quốc tế (IDU), tổ chức thúc đẩy các chính sách bảo thủ trên toàn cầu và ủng hộ ông Trump.
Trong khi đó, bối cảnh chính trị của châu Âu đang thay đổi, từ chiến thắng trong cuộc bầu cử của Geert Wilders ở Hà Lan mới đây đến AfD cực hữu của Đức, đảng liên tục đứng ở vị trí thứ hai. Ở Pháp, đảng của bà Marine Le Pen vẫn dẫn đầu các cuộc thăm dò, trong khi đảng cực hữu FP ở Áo cũng vậy.
Và ở Thụy Điển, Phó Chủ tịch ECR (Nhóm đảng chính trị trung hữu trong Nghị viện châu Âu) và nghị sĩ EU bảo thủ của Đảng Dân chủ Thụy Điển cực hữu hiện đang kêu gọi "Swexit" (Thụy Điển rời khỏi EU), nếu EU có được nhiều quyền lực hơn hiện tại.
Ở chiều ngược lại, phe cánh tả đang suy giảm. Từ Hy Lạp đến Pháp và Đức, các đảng cánh tả đang bị giải tán. Những người theo chủ nghĩa tự do ở EU, đại diện nổi bật là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, dự kiến sẽ thấy ảnh hưởng của họ tiếp tục giảm sau cuộc bầu cử EU vào tháng 6 tới trong bối cảnh đang chật vật thiết lập một bản sắc chính trị rõ ràng, chủ yếu dựa vào khẩu hiệu: "hoặc bỏ phiếu cho chúng tôi hoặc để chủ nghĩa dân túy cánh hữu lan rộng".
Về phần mình, chương trình nghị sự về môi trường của phe Đảng Xanh ở châu Âu đang tỏ ra có phần xa rời nhu cầu và thực tế của người dân. Việc quan tâm nhiều đến ô tô điện hơn là "túi tiền" của người dân không được lòng hầu hết cử tri EU. Tương tự như vậy, những người theo chủ nghĩa Xã hội ở châu Âu vẫn bị chia thành hai phe: trung hữu hoặc cánh tả chính thống. Tất cả các đảng trên dự kiến sẽ phải chịu áp lực lớn trong cuộc bầu cử EU sắp tới.
Tại sao EU 'thở phào nhẹ nhõm' trước kết quả bầu cử ở Ba Lan? Với việc đảng của cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trở lại nắm quyền ở Ba Lan, các nhà lãnh đạo EU rất vui vì điều này. Cựu Thủ tướng Ba Lan và cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong chiến dịch tranh cử. Ảnh: Politico Tờ Politico.eu dẫn kết quả kiểm phiếu cuối cùng do Ủy...