Phương Tây công khai cuộc chiến thông tin với Nga
Sau khi triển khai loạt vũ khí đến Baltic, NATO tiếp tục thành lập sở chỉ huy tác chiến thông tin tại Latvia để đối phó với Nga.
Công khai cuộc chiến thông tin
Trang Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Latvia ngày 29/3 cho biết, NATO vừa quyết định thành lập sở chỉ huy tác chiến thông tin tại thủ đô Riga (Latvia), một chi nhánh mới của kênh truyền hình NATOChannel. Theo truyền thông Latvia, kênh truyền hình này chuyên cung cấp các nội dung truyền thông qua phát thanh, truyền hình, và internet cho liên minh này.
Theo nguồn tin trên, các nhân viên hoạt động tại văn phòng tại Riga được điều chuyển từ một văn phòng thông tin ở Kabul, Afghanistan, và sẽ hoạt động song song với 2 văn phòng khác của NATOChannel ở châu Âu, có trụ sở tại Bỉ và Tây Ban Nha.
Theo phát biểu của Giám đốc Điều phối truyền thông và đối ngoại NATO Stephen Mehringer trên tờ thương mại BB.lv của Latvia rằng văn phòng Riga sẽ được biên chế thường trực số nhân viên chỉ 3-4 nhà báo, có nhiệm vụ đưa tin về các hoạt động của liên minh ở đông Âu.
Ông Mehringer nói với tờ BB.lv rằng Riga được chọn vì nó “nằm ở vị trí rất thuận lợi, và vì thành phố này là nơi đặt trụ sở của Trung tâm truyền thông chiến lược của NATO”.
Theo kế hoạch hoạt động trong thời gian tới, các nhà báo thuộc biên chế của văn phòng Riga sẽ được triển khai tới Ukraine, Romania và Estonia để đưa tin về các hoạt động và nhiệm vụ có liên quan đến NATO tại đó.
Về ngôn ngữ sử dụng tại văn phòng Riga, đại diện của văn phòng này cho biết phần lớn các nội dung của NATOChannel được truyền tải bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, và đôi khi là tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Arap.
Video đang HOT
Theo ông, Mehringer, hiện tại chưa có kế hoạch viết nội dung bằng tiếng Latvia, Litva hay Estonia, vì chưa có nguồn lực để cho sáng kiến này.
Việc NATO quyết định thành lập văn phòng thông tin tại Riga được thực hiện ngay sau khi Tư lệnh tối cao NATO, Tướng Philip Breedlove tuyên bố rằng phương Tây phải tham gia vào cuộc chiến tranh thông tin với Nga, vì theo ông, cách tấn công lại thông tin giả là đưa chúng ra ánh sáng và phơi bày chúng.
Đặc biệt, hồi tháng 7/2014, bảy quốc gia thành viên NATO, trong đó có các quốc gia Baltic, đã ký một bản ghi nhớ về việc thành lập văn phòng Thông tin chiến lược tại Riga (Riga StratCom).
Binh sĩ NATO tại Latvia.
Vì sao lại đặt tại Latvia
Theo nhận định của Sputnik, sở dĩ NATO quyết định triển khai trung tâm thông tin tại Latvia được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nỗi sợ Nga và vì vậy muốn giám sát hoạt động của Nga tại khu vực này.
Theo phân tích của truyền thông phương Tây, hiểm nguy đối với các nước Baltic là rất thực tế. Những cuộc tập trận và di chuyển quân diễn ra thường xuyên ở vùng biển Baltic và Kaliningrad có thể coi là sự đe dọa trực tiếp và thường nhật, và đặc biệt đe dọa Litva, khiến nước này đã phải tái lập chế độ quiân dịch đã được xóa bỏ năm 2008, tức bốn năm sau khi Litva gia nhập khối NATO.
Theo đó, đàn ông ở độ tuổi 19-26 từ mùa thu năm nay sẽ phải nhập ngũ trong thời gian chín tháng, và một kế hoạch đã được đặt ra để có 16 ngàn quân nhân dự bị trong vòng 5 năm. Mục tiêu được đặt ra là các nước Baltic phải có khả năng cầm cự ít nhất là ba ngày, trong trường hợp bị Nga tấn công. Litva còn nhanh chóng cho ra một cuốn “cẩm nang chiến tranh” và đặt ở mọi thư viện công để mọi người có thể tham khảo.
Đối với Estonia, cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay cũng là đề tài rất quan trọng trong cuộc bầu cử đầu tháng 3 vừa qua. Trong chiến dịch tranh cử, Thủ tướng Taavi Roivas thường xuyên xuất hiện trước dàn máy bay, chiến xa NATO, và một đảng nhỏ còn làm một bộ phim ngắn với mục đích tranh cử, trong đó có hình ảnh Nga sẽ tấn công Estonia vào năm 2016 theo kịch bản đã diễn ra một năm nay ở bán đảo Crimea và vùng Donetsk.
“Lịch sử đã dậy chúng ta là nếu không tự bảo vệ được mình thì sẽ không ai giúp cả”, đó là tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Estonia, ông Riho Terras.
“Những gì xảy ra ở Ukraine cho thấy một cách rõ ràng rằng chúng ta cần phải duy trì những biện pháp an ninh phòng vệ manh mẽ hơn”. Hôm 24/1 vừa qua, trong lễ Độc lập, Estonia đã biểu dương lực lực ngay tại gần biên giới Nga với sự tham gia của chiến xa Mỹ và binh lính Anh, và đây là điều hiếm khi xảy ra.
Latvia, quốc gia thứ ba trong vùng Baltic thì tìm cách củng cố đường biên giới chung với Nga và Belarus – đây đồng thời cũng là biên giới phía ngoài của EU.
Tuy nhiên, theo ông, không thể lường được những hành động của Liên bang Nga, nhất là trong trường hợp của Latvia, một quốc gia luôn bị Matcơva cáo buộc là cắt giảm quyền lợi của người gốc Nga sinh sống tại đây.
Thủ đô Riga, đô thị lớn nhất trong vùng, có vị thị trưởng gốc Nga, và chính đảng thân Nga thì năm ngoái nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 10/2014. Dễ hiểu là cộng đồng gốc Nga tại Baltic luôn là mối lo ngại tiềm ẩn với chính quyền sở tại.
Theo Đất Việt
Nga loại bỏ khả năng tấn công các nước vùng Baltic và Ba Lan
AP/AFP đưa tin, Đại sứ Nga tại Ba Lan, ông Sergei Andreyev cho hay sẽ không xảy ra khả năng Nga lặp lại cuộc "tấn công" mà Moskva thực hiện tại Ukraine đối với các nước Baltic hay Ba Lan.
Xe tăng Abrams của Mỹ được chuyển giao tại cảng Riga, Latvia ngày 9/3 (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu trên Đài phát thanh quốc gia 1 của Ba Lan tối 12/3, ông Andreyev cho biết các hành động của Nga tại Crimea là "một tình huống đặc biệt," song điều này sẽ không xảy ra đối với các quốc gia và khu vực khác.
Ông cũng bác bỏ những nhận định rằng Nga có thể muốn mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ba Lan cuối cùng "sẽ qua và chúng ta sẽ trở lại bình thường."
Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski và Bộ trưởng Quốc phòng nước này Tomasz Siemoniak lo ngại những hành động quân sự của Nga nên đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc phòng với việc kêu gọi người dân tham gia huấn luyện quân sự, lên kế hoạch mua sắm quốc phòng và tổ chức các cuộc tập trận lớn của NATO với sự tham gia của khoảng 10.000 binh sỹ nước ngoài trong năm nay.
Trong một diễn biến khác, các nguồn tin ngày 13/3 cho biết các đại diện của Nga và Brazil tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã từ chối ủng hộ kế hoạch hỗ trợ tài chính trị giá 17,5 tỷ USD cho Ukraine trong tuần này, một động thái hiếm hoi cho thấy bất đồng nội bộ trong thể chế tài chính thế giới này./.
Theo (Vietnam )
Ukraine tố phe ly khai tấn công, NATO điều 3.000 lính đến Baltic Chính quyền Ukraine tố cáo phe ly khai được cho là thân Nga ngày 9.3 đã dùng súng cối và xe tăng tấn công các cứ điểm của lực lượng chính phủ gần thành phố cảng Mariupol, miền đông Ukraine, vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Trong khi đó, NATO điều 3.000 lính đến ba nước Baltic, các quốc gia láng giềng với...