Phương Tây chính thức loại Nga khỏi G8
Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ngày 24/3 đã quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh G8 sắp tới tại Nga, nhằm tăng cường cô lập Mátxcơva vì can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Các lãnh đạo G7 nhóm họp tại Lahay, Hà Lan ngày 24/3.
Sau các cuộc họp khẩn cấp hôm qua do Tổng thống Obama đề xuất, phương Tây thông báo rằng hội nghị thượng đỉnh G8, dự kiến diễn ra tại Sochi (Nga) vào tháng 6 tới, sẽ bị hủy và được thay thế bằng thượng đỉnh G7 ở Brussels (Bỉ) mà không có sự tham gia của Nga.
G7 cũng đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga vì việc sáp nhập Crimea, vốn khiến quan hệ giữa phương Tây và Mátxcơva rơi xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
“Nếu Nga tiếp tục leo thang tình hình này, chúng tôi sẵn sàng tăng cường các hành động, trong đó có các biện pháp trừng phạt phối hợp vốn sẽ gây ảnh hưởng ngày càng nặng nề lên nền kinh tế Nga”, các lãnh đạo G7 cho biết trong một tuyên bố.
“G7 xích lại gần nhau vì có trọng trách và quan điểm chung. Các hành động của Nga trong những tuần gần đây không phù hợp với chúng. Trong tình hình này, chúng tôi sẽ không tham dự thượng đỉnh G8 được lên kế hoạch ở G8″, tuyên bố nói thêm.
Video đang HOT
Ngay sau quyết định của G7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng một động thái như vậy “không phải là vấn đề lớn”.
“Chúng tôi sẽ không cố bám vào khối này (G8) và chúng tôi không nhận thấy có vấn đề gì to lớn nếu khối không nhóm họp”, Ngoại trưởng Nga tuyên bố.
Ông Lavrov cũng khẳng định Crimea “có quyền tự quyết”. Việc Nga sáp nhập khu vực không phải là “ý đồ xấu” mà nhằm “bảo vệ những người Nga đã sống tại đó hàng trăm năm nay”.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết việc loại Nga “có lẽ là hành động quan trọng nhất vì nó cho thấy tất cả các quốc gia khác trong khối không chấp nhận hành động sáp nhập Crimea là việc đã rồi”.
Ông Fabius nhấn mạnh rằng, G7 cũng đã nhất trí tìm cách giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga.
Nga tham gia G8 – vốn cũng bao gồm Mỹ, Nhật, Đức, Ý, Pháp, Canada và Anh – vào năm 1999.
Theo Dân Trí
Bất ngờ: Đa số người Đức công nhận Crimea sáp nhập vào Nga
Một cuộc thăm dò dư luận mới đây đã cho kết quả đáng kinh ngạc khi đa số người Đức công nhận Crimea sáp nhập vào Nga. Đồng thời, hầu hết họ cũng xem phản ứng của phương Tây với Nga trong vụ việc này là thích hợp.
Ảnh minh họa
Cuộc thăm dò dư luận trên được tiến hành bởi công ty TNS Research theo lời đề nghị của Der Spiegel.
Theo kết quả của cuộc thăm dò, 54% người được hỏi đã trả lời rằng, phương Tây nên công nhận Crimea sáp nhập vào Nga như một chuyện đã xảy ra rồi.
Trong khi đó, 55% người Đức cho rằng, họ đồng ý trong một chừng mực nào đó về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin xem Ukraine, đáng chú ý là bán đảo Crimea, như một khu vực ảnh hưởng của Nga.
Đồng thời, 60% người được hỏi đã nói rằng, họ tin phản ứng của phương Tây với Nga là thích hợp. Ngược lại, 34% trả lời rằng, việc Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Nga trong vấn đề Crimea là "quá mức".
Hôm 16/3, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ là tiếp tục ở lại Ukraine hay sáp nhập trở về Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, có tới gần 97% người dân ở Crimea lựa chọn quay về tái hợp với nước Nga.
Hôm 21/3 vừa rồi, sau khi Tổng thống Vladimir Putin đặt bút ký sắc lệnh hoàn tất thủ tục sáp nhập, Crimea và thành phố Sevastopol chính thức trở thành một phần của Liên bang Nga.
Trước đó, cả Thượng viện và Hạ viện Nga đều nhất trí thông qua hiệp ước tái hợp lịch sử với Crimea và thành phố Sevastopol mà hai bên đã ký với nhau tại điện Kremlin hôm 18/3.
Việc Crimea tách khỏi Ukraine , gia nhập vào nước Nga được châm ngòi từ một cuộc đảo chính có vũ trang ở thủ đô Kiev . Theo đó, phe đối lập đã xé bỏ thỏa thuận hòa bình, xông vào chiếm thủ đô và lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovich. Chính quyền lâm thời mới ngay khi lên cầm quyền ở Ukraine đã đưa ra chính sách cấm ngôn ngữ Nga, thể hiện sự phân biệt đối xử đối với người gốc Nga đang sống rất đông trên lãnh thổ nước này, đặc biệt là Crimea và các vùng phía đông.
Đa số người dân Crimea là người dân tộc Nga hoặc người nói tiếng Nga. Năm 1954, Nhà lãnh đạo Xô-viết Nikita Khrushchev đã đưa ra một quyết định gây tranh cãi khi tặng Crimea cho Ukraine . Ông Khrushchev bản thân là một người gốc Ukraine .
Sau khi Liên Xô tan rã, "món quà" của ông Khrushchev bị chỉ trích gay gắt bởi nhiều người dân Nga, trong đó có đa số người đang sống ở nước Cộng hòa Tự trị Crimea .
Kiệt Linh - (theo RT)
Theo_VnMedia
Lực lượng thân Nga chiếm 3 căn cứ quân sự tại Crimea Các lực lượng thân Nga hôm nay 24/3 đã giành quyền kiểm soát căn cứ hải quân Feodosia tại Crimea, căn cứ quân sự thứ 3 bị chiếm chỉ trong 48 giờ qua. Lực lượng thân Nga đã bao vây căn cứ Feodosia trong những ngày gần đây. Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Ukraine Vladislav Seleznyov cho biết các lực lượng thân...