Phương Tây cấm vận quân sự, Nga có thiệt hại nặng?
Có nền quốc phòng hàng đầu thế giới nhưng Nga vẫn phải đi mua không ít vũ khí, vậy lệnh cấm vận quân sự của phương Tây có gây ảnh hưởng?
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, trong một số lệnh trừng phạt mà Phương Tây áp đặt với Nga thì lệnh cấm vận vũ khí là khá bất ngờ. Nga là một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng tự chủ công nghiệp quốc phòng hoàn toàn, dường như không lo lắng đến việc cấm vận vũ khí của phương Tây. Nhưng bản liệt kê danh sách vũ khí trang bị mà Nga nhập khẩu từ phương Tây của báo chí Mỹ cho thấy, trong phương diện trang bị trên biển, trên bộ và trên không, thì nhu cầu của Nga đối với phương Tây tương đối lớn. Vậy lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây ảnh hưởng lớn đối với quân đội Nga?
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral
Theo CNN, trong năm 2013 các nước châu Âu đã cung cấp vũ khí trị giá 583 triệu USD cho Nga. Trong danh sách vũ khí mà Nga nhập từ phương Tây những năm gần đây gồm: tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp, 60 xe thiết giáp hạng nhẹ M65 của Italy, 8 máy bay không người lái của Israel, 4 máy bay vận tải hạng nhẹ của Czech. Trong đó, dự án có giá trị cao nhất và tầm ảnh hưởng lớn nhất là tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mà Nga mua của Pháp.
Video đang HOT
Tuy tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hải quân Nga, nhưng CNN cũng thừa nhận Pháp không thể vì lệnh cấm vận vũ khí này của phương Tây mà huỷ bỏ hợp đồng này, vì dự án này có thể đảm bảo công việc cho 1.000 công nhân Pháp.
Phía Nga cũng cho rằng, sau khi có được kinh nghiệm , việc sao chép tàu đổ bộ hiện đại này không phải là khó khăn. RIA Novosti dẫn lời chuyên gia công nghiệp tàu chiến Nga tiết lộ, từ việc bàn giao tàu lớp Mistral đầu tiên và quá trình hợp tác của hai nước cho thấy kỹ sư Pháp rõ ràng có kinh nghiệm không bằng nhân viên kỹ thuật của Nga, trong phương diện sản xuất, cũng không cần phải tiến hành bất kỳ hướng dẫn nào đối với nhà máy đóng tàu Nga.
Máy bay không người lái, xe thiết giáp
Việc Nga trang bị máy bay không người lái (UAV) của Israel và xe thiết giáp của Italy, thì số lượng của nó đối với yêu cầu của quân đội Nga không quan trọng, mà ý nghĩa lớn hơn là cung cấp một tài liệu tham khảo cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Mô hình UAV tàng hình MiG Skat mà Nga đang nghiên cứu.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, Nga có ngành công nghiệp hàng không mạnh, có thể nghiên cứu ra loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 tiên tiến như T-50, trong khi công ty MiG cũng đang thúc đẩy mô hình khái niệm máy bay không người lái tàng hình giống như X-47B, cần phải nói rằng việc nghiên cứu máy bay không người lái thông thường giống như Reaper của Mỹ hoặc Heron của Israel không phải là rào cản công nghệ.
Mục đích của việc trang bị xe thiếp giáp của Italy dường như là Nga muốn học hỏi từ những ý tưởng thiết kế của phương Tây. Dựa vào những kinh nghiệm trên chiến trường chống khủng bố những năm gần đây mà xe thiết giáp hạng nhẹ M65 của Italy được biết đến với khả năng phòng thủ mạnh, nhiều nước đều đã mua loại xe thiết giáp này. Việc trang bị và tham khảo chắc chắn là biện pháp rất thuận lợi đối với quân đội Nga.
Xe bọc thép M65 Lynx Nga mua từ Italy.
Thiết bị điện tử
Chuyên gia phương Tây và Nga nhận định, lệnh cấm vận vũ khí trang bị gây thiệt hại không lớn đối với Nga, nhưng thiết bị điện tử là một vấn đề lớn.
Chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) Thụy Điển Siemon Wezeman cho biết, lệnh cấm vận làm cho Nga cảm nhận được nỗi đau không thể có được hệ thống điện tử quốc phòng mới nhất của châu Âu. Hiện nay, Nga sử dụng lượng lớn mạch tổng hợp do phương Tây chế tạo, không ít sản phẩm công nghiệp quốc phòng vẫn còn sử dụng chip của Intel và AMD.
Đồng thời quân đội Nga trong các phương diện như hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy cũng có khoảng cách tương đối lớn so với phương Tây, Nga đã nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề và thiết kế chế tạo một số chip tương thích với hệ thống của phương Tây, nhưng kỹ thuật đương đối thô. Giám đốc công ty cổ phần điện tử Nga cho rằng, công ty này có kế hoạch sản xuất đạt 90% linh kiện điện tử cho vệ tinh quân sự và dân sự nước này.
Tuy nhiên, việc thiếu thiết bị điện tử của Nga không phải là không có cách giải quyết, Nga đang đàm phán với Trung Quốc để liên kết nghiên cứu vũ khí trang bị.
Theo RUSNEWS, chính phủ Đức căn cứ vào quyết định trừng phạt, quyết định rút giấy phép liên kết xây dựng trung tâm huấn luyện tác chiến của công ty Rheinmetall với phía Nga. Chuyên gia Đức cho rằng, trung tâm tác chiến này “vô dụng” trong điều kiện công ty Rheinmetall không cung ứng thiết bị laser. Nhưng chủ tịch viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga Konstantin Sivkov lại cho biết, thiết bị huấn luyện này cũng có thể mua từ Trung Quốc.
Theo Kiến Thức