“Phương pháp thế kỷ” từng dùng để điều trị SARS và Ebola có công hiệu với Covid-19?
Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chạy đua trong việc tìm ra vaccine và thuốc đặc trị Covid-19, một số bệnh viện đã bắt đầu thử nghiệm những phương pháp điều trị có từ cách đây hàng thế kỷ.
Trong số này, có một phương pháp từng được chứng mình là hiệu quả trong việc điều trị các đại dịch như SARS và Ebola, và cũng được kỳ vọng sẽ phát huy tác dùng đối với dịch COVID-19: sử dụng huyết tương từ bệnh nhân đã hồi phục.
Các bác sĩ ở Trung Quốc là những người đầu tiên áp dụng phương pháp này, vốn có tên gọi là “dưỡng huyết thanh”, hiện nay còn được gọi là phương pháp truyền huyết tương từ những người nhiễm Covid-19 mới bình phục.
Giờ đây, một mạng lưới các bệnh viện ở Mỹ cũng đang chờ sự cho phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để có thể tiến hành các thí nghiệm lớn về truyền huyết tương như một phương pháp điều trị khả thi cho người nhiễm Covid-19, và có thể được coi như vaccine tạm thời cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Dù vậy, vẫn chưa có gì đảm bảo phương pháp này sẽ hiệu quả.
“Chúng tôi vẫn chưa biết phương pháp này có hiệu quả hay không cho đến khi nó được tiến hành, nhưng những bằng chứng trong quá khứ cho thấy nó rất đáng khích lệ,” tiến sĩ Arturo Casadevall từ trường y tế cộng đồng thuộc Đại học Johns Hopkin, Mỹ cho biết với AP.
Các tư liệu về phương pháp truyền huyết tương hiện đã được nộp đăng ký lên FDA. Người phát ngôn cơ quan này cho biết “đang làm việc khẩn trương để tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển và tạo nguồn cung huyết tương sẵn có”.
Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời về phương pháp điều trị mới nhất này.
Chính xác phương pháp này là gì?
Phương pháp truyền huyết tương điều trị Covid-19 được áp dụng lần đầu ở Trung Quốc là những người đầu tiên áp dụng phương pháp này, vốn có tên gọi là “dưỡng huyết thanh” (Ảnh: AP)
“Điều này nghe như thể ‘trở về thời đồ đá’, nhưng có những bằng chứng khoa học đầy đủ về phương pháp điều trị bằng máu của những người mới khởi bệnh,” Tiến sĩ Jeffrey Henderson từ trường Y thuộc Đại học Washington ở thành phố St. Louis, đồng tác giả đề án ứng dụng truyền huyết tương với tiến sĩ Casadevall và một cộng sự khác tại Trung tâm y tế Mayo, cho biết.
Khi một người bị nhiễm bệnh từ một loại vi khuẩn nào đó, cơ thể họ sẽ bắt đầu sản sinh các protein đặc biệt, gọi là kháng thể, để chống lại vi khuẩn. Sau khi bình phục, những kháng thể này vẫn còn trôi nổi trong máu của người đó, nhất là huyết tương, phần lỏng của máu, trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Một trong những thí nghiệm được lên kế hoạch sẽ kiểm tra xem việc truyền dịch huyết tương giàu kháng thể của những người sống sót cho bệnh nhân mới nhiễm COVID-19 có giúp họ tăng cường kháng thể phòng ngừa virus SARS-CoV-2 hay không. Để kiểm chứng tính hiệu quả của nó, các nhà nghiên cứu sẽ dựa trên tình trạng điều trị và cường độ sử dụng máy trợ thở cho bệnh nhân tăng hay giảm.
Nó có chức năng như một loại vaccine?
Về lý thuyết, truyền huyết tương có khả năng tạo kháng thể giống như vaccine, nhưng sự bảo vệ này sẽ chỉ mang tính tạm thời.
Một liều vaccine thông thường sẽ giúp hệ miễn dịch của con người tự tạo ra các kháng thể chống lại mầm bệnh. Phương pháp truyền huyết tương cũng cung cấp một lượng kháng thể cho người được truyền, nhưng chỉ trong thời gian ngắn và cần được truyền đi truyền lại.
Video đang HOT
Huyết tương về cơ bản có tác dụng giống với vaccine, nhưng chỉ mang tính tạm thời (Ảnh: Getty)
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Liise-anne Pirofski từ trung tâm y tế Montefiore tại New York và trường Cao đẳng Y Albert Einstein, nếu được FDA đồng ý, một nghiên cứu thứ hai sẽ cho phép truyền dịch huyết tương giàu kháng thể hơn cho một số người có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19, chẳng hạn như nhân viên bệnh viện hoặc thành viên đội phản ứng nhanh. Thí nghiệm này cũng có thể bao gồm các viện dưỡng lão có người bị nhiễm Covid-19, với hy vọng sẽ giúp những nhân viên và người già cũng được bảo vệ tốt hơn khỏi mầm bệnh.
Phương pháp này có từ bao giờ?
Truyền huyết tương lần đầu được áp dụng phổ biến từ đại dịch cúm năm 1918, và cũng từng được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác như sởi và viêm phổi, trước khi vaccine và các loại dược phẩm hiện đại khác ra đời.
Trên Tạp chí Clinical Investigation số ra đầu tháng này, 2 tiến sĩ Casadevall và Pirofski đã trích dẫn các bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm cúm vào năm 1918 khi được truyền huyết tương có khả năng sống sót cao hơn. Một báo cáo y khoa vào năm 1935 cũng mô tả chi tiết cách các bác sĩ ngăn chặn dịch sởi bùng phát từ một trường nội trú bằng cách sử dụng huyết tương từ các bệnh nhân mới hồi phục.
Cách tiếp cận lâu đời này cho đến nay vẫn thường được sử dụng để giải quyết các đợt bùng phát dịch bệnh bất ngờ, như đại dịch SARS năm 2002 và dịch Ebola năm 2014. Ngay cả trong những đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây, dù những nghiên cứu nghiêm ngặt về phương pháp này vẫn chưa được thực hiện, nhưng tiến sĩ Casadevall cho biết vẫn có những manh mối chứng minh tính hữu ích của việc truyền huyết tương.
Một cách tiếp cận hiện đại hơn cho phương pháp này là sản xuất trực tiếp kháng thể trong phòng thí nghiệm, thứ mà Regeneron Enterprises và các công ty khác đang nghiên cứu. Sử dụng máu từ những người mới bình phục Covid-19 dù tốn nhiều nhân lực hơn, nhưng các nhà nghiên cứu có thể sẵn sàng mở ngân hàng huyết tương ngay khi được các cơ quan quản lý cho phép.
Huyết tương được cất trữ như thế nào?
Truyền huyết tương về cơ bản cũng giống với quá trình truyền máu thông thường (Ảnh: Getty)
Các ngân hàng máu cất trữ huyết tương giống như các loại máu khác. Huyết tương cũng thường xuyên được sử dụng trong bệnh viện và phòng cấp cứu mỗi ngày.
Người muốn hiến huyết tương vẫn phải truyền máu như thường, nhưng huyết tương sẽ được tách khỏi máu và máu sẽ được truyền trở lại vào cơ thể của người hiến. Sau đó, huyết tương sẽ được kiểm tra và tinh chế để đảm bảo không chứa bất kỳ loại virus nào có trong máu và an toàn khi sử dụng.
Đối với các thí nghiệm liên quan đến Covid-19, điểm khác biệt nằm ở đối tượng hiến huyết tương – những người mới bình phục Covid-19. Các nhà khoa học sẽ kiểm tra xem có bao nhiêu kháng thể trong một đơn vị huyết tương được hiến. Các xét nghiệm cũng cần được tiến hành để xác định liều lượng huyết tương tốt nhất cho việc điều trị, và tần suất hiến tặng của những người mới khỏi bệnh.
Các nhà nghiên cứu dù không lo lắng về việc tìm kiếm các tình nguyện viên, nhưng vẫn thận trọng khi cho rằng sẽ cần thời gian để trữ đủ lượng huyết tương cần thiết.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Nhật ký gửi vợ con đầy xúc động của nam điều dưỡng nơi tâm dịch
Những dòng ghi chép xuất phát từ tâm can, đáy lòng của một nhân viên y tế có trách nhiệm, tận tâm với công việc giữa "tâm dịch" Covid-19: "Xin lỗi vợ và xin lỗi con".
Đó là nhật ký của nam điều dưỡng Đặng Quốc Bảo - người trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Những dòng nhật ký đầy xúc động
Nhật ký Covid-19 9/3/2020
Bệnh nhân tạm ổn, không sốt. Mình cũng cố gắng tạo sự thân thiện giữa cán bộ y tế với người bệnh. Họ cảm thấy rất vui khi tiếp xúc với mình.
Thực sự nhận nhiệm vụ mới từ Ban giám đốc mình rất lo lắng. Tuy nhiên vì cộng đồng, vì sự tin tưởng của cấp trên giao, mình sẽ cố gắng hết sức.
Nếu lỡ mình bị nhiễm Covid-19 và không thể vượt qua căn bệnh này, mình xin lỗi vì mình đã làm việc hết tâm, hết sức. Mình đã làm bằng cả trái tim và nhiệt huyết, đồng thời cố gắng phòng để tránh lây cho bản thân. Nhưng, con virut này quá mạnh, quá tàn nhẫn nên mình không thể...
Xin lỗi vợ và xin lỗi con. Hãy tiếp bước những gì ba chưa hoàn thành".
Nhật ký ngày 9/3/2020 của điều dưỡng Đặng Quốc Bảo
Lời xin lỗi vợ và con trước của Đặng Quốc Bảo khi viết từ vùng "tâm dịch" Covid-19 ngày đầu tiên
-----
Nhật ký Covid-19 - Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 - khu cách ly - 24/3/2020
"Nhìn những bệnh nhân lần lượt ra viện mà lòng tôi vui mừng khó tả. Cái cảm giác lạ lắm! Bệnh nhân lành bệnh mà như chính người thân ruột thịt mình lành bệnh.
Thành quả này không chỉ riêng tôi mà đó là một sức mạnh của tập thể. Ngày đầu vào làm khu vực cách ly này tôi lo lắm, tôi sợ mình bị lây nhiễm từ bệnh nhân rồi ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Thậm chí tôi còn sợ mình không còn trên cõi đời này nữa.
Nhật ký ngày 24/3
Nhưng không! Sự quan tâm sâu sắc động viên từ Ban giám đốc tôi đã vững tin hơn rất nhiều. Bác Hiệp, Bác Xuân và rất nhiều Bác nữa trong Ban giám đốc đã xuống tận nơi tôi làm việc để động viên, chia sẻ với chúng tôi. Rồi Bác Khoa làm việc cùng chúng tôi. Tất cả chúng tôi trở thành một khối đoàn kết một lòng vững tin chống dịch.
Sự gần gũi, quan tâm của các Bác đã như một động lực, như một ngọn lửa bùng cháy trong tim của tất cả chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi là thành viên của đội chống dịch Covid-19. Anh chị em ai cũng động viên nhau để hoàn thàn nhiệm vụ được giao, để khỏi phụ công lao của Ban giám đốc, của Điều dưỡng trưởng bệnh viện đã tin tưởng chúng tôi, giao cho chúng tôi trọng trách quan trọng của lịch sử.
Cảm xúc từ vùng tâm dịch Covid-19
Những dòng nhật ký tràn ngập "tinh thần thép" chống Covid-19 của điều dưỡng Bảo
Mỗi ngày 2 lần, trong bộ trang phục bảo hộ rất nóng và khó chịu, điều dưỡng Bảo cùng các đồng nghiệp vào khu cách ly nơi đang có 4 bệnh nhân (quốc tịch Anh) mắc Covid-19 đang chờ đợi các y bác sĩ đến thăm khám. Cùng với đó là nhiều trường hợp được đưa vào khu cách ly ở dạng nghi nhiễm.
Nam điều dưỡng Đặng Quốc Bảo (phải) cùng đồng nghiệp chụp ảnh với khẩu hiệu "Chúng tôi đi làm vì bạn! Bạn ở nhà vì chúng tôi"
Làm việc ròng rã từ ngày 9/3, đến nay đã được 16 ngày, trong suốt khoảng thời gian đó, nam điều dưỡng Đặng Quốc Bảo chỉ gặp được gia đình qua các đoạn giao tiếp trên chiếc smartphone. Mọi thời gian được anh tập trung chăm sóc, chữa trị cho các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Niềm vui được lãnh đạo quan tâm, được đồng nghiệp hiểu ý khi tác nghiệp, và cả những ca âm tính sau 14 ngày cách ly rời viện... Không biết đến khi nào anh sẽ được nghỉ ngơi và về lại với cuộc sống cũ.
Điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Nhưng với tinh thần tràn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm, góp sức cùng đất nước chống "giặc" Covid-19 dù phải hy sinh bản thân mình khi xác định vào "tâm dịch" là đối diện với tử thần, trò chuyện với chúng tôi, anh vẫn lạc quan, tươi vui và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
GS.TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế trao hoa và chúc mừng bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 có kết quả âm tính sau 14 ngày cách ly
Đại Dương
Thứ trưởng Bộ Y tế mong cộng đồng đóng góp để có thêm thiết bị y tế chống dịch Ba ngày gần đây, thông điệp người dân hãy dành khẩu trang cho nhân viên y tế, đặc biệt là nhân viên y tế ở tuyến đầu, được truyền đi khắp nơi. Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi bệnh nhân người Pháp dương tính COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cơ sở...