Phương pháp phẫu thuật chữa cận thị
Tôi 28 tuổi, cận thị nặng cả 2 mắt, hiện đi làm phải sử dụng máy tính nhiều nên mắt tôi rất kém. Nhiều người khuyên tôi đi phẫu thuật để chữa cận thị. Xin hỏi, hiện có những phương pháp nào?
Trangquanninh121@yhahoo.com
Ảnh minh họa
Tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để không phụ thuộc kính gọng lâu dài, phẫu thuật là phương pháp tối ưu.
Hiện có nhiều phương pháp mổ cận; phổ biến là phương pháp can thiệp độ cong giác mạc gồm Smile, Lasik, SmartSurFace… hay phương pháp can thiệp kính nội nhãn như Phakic ICL. Các phương pháp này đều cải thiện thị lực, song người bệnh cần kiểm tra mắt để lựa chọn phương pháp phù hợp.
Trước khi tiến hành mổ, bạn cần được kiểm tra đánh giá chính xác các thông số của mắt như đo khúc xạ (xác định độ, xác định trục loạn độ loạn), đo độ sâu tiền phòng, đo góc tiền phòng, chụp bản đồ giác mạc, nhãn áp… sau đó sẽ được tính toán trên phần mềm chuyên dụng để tính được số kính, kích thước kính, trục của kính (nếu có loạn thị)…
Mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm riêng, bác sĩ cũng cần phải kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định phù hợp. Vì vậy, nếu bạn muốn phẫu thuật mắt cận thị, cần chọn cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. Từ đó lựa chọn được phương pháp phù hợp với tình trạng của mắt và kinh tế. Bạn cũng cần chia sẻ chi tiết với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiểu sử bệnh và các loại thuốc đang sử dụng nếu có.
Nhận biết những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị
Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng và người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, thiết bị điện tử là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị.
Việc tìm hiểu những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh và cải thiện thị lực dễ dàng hơn, bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp. Dưới đây là một số đối tượng dễ bị cận thị bạn cần biết để khắc phục kịp thời.
Video đang HOT
Có rất nhiều nguyên nhân gây tật cận thị. Trong đó di truyền cũng là một yếu tố. Tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng ở độ tuổi dưới 25. Dưới đây là một số đối tượng cụ thể.
Nhận biết đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị - Ảnh: Internet
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị
Bên cạnh học, sinh viên, nhân viên văn phòng thì những người có bố mẹ mắc các tật khúc xạ cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết cận thị chi tiết cho từng đối tượng cụ thể.
1.1. Đối tượng có bố hoặc mẹ bị tật khúc xạ
Thông thường tật cận thị xảy ra do hai nguyên nhân chính. Đó là nhãn cầu quá dài so với khả năng hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể. Hoặc do giác mạc, thủy tinh thể quá cong so với chiều dài của nhãn cầu. Một số trường hợp cận thị là kết quả của sự kết hợp giữa hai nguyên nhân này.
Bên cạnh nguyên nhân cấu tạo mắt bị biến dạng dẫn đến cận thị, các chuyên gia cho biết một số đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị hơn bình thường.
Đó là trẻ em được sinh ra trong gia đình có tiền sử bị cận thị hoặc tật khúc xạ. Đối tượng bệnh nhân này thường được gọi là cận thị do di truyền.
Các chuyên gia cho biết, những gia đình có bố mẹ bị cận từ 6 độ trở lên thì khả năng di truyền cho con cái là 100%. Ngược lại, nếu bố mẹ bị cận dưới 3 độ thì khả năng trẻ nhỏ bị di truyền cận thị là rất thấp.
Do đó, để xác định con, em mình có bị cận thị do di truyền hay không, tốt hơn hết bộ mẹ bị cận nên đưa bé đi khám mắt sớm nhất có thể.
Bố mẹ bị cận thị có thể di truyền sang con - Ảnh: Internet
1.2. Trẻ em từ 6 đến 18 tuổi
Trẻ em đang trong độ tuổi học đường là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị. Đây là đối tượng mắc cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất. Và hầu hết tập trung ở các thành phố lớn bởi tỷ lệ trẻ bị cận thị chiếm 30 - 35%.
Cận thị học đường gây ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ. Tật khúc xạ này khiến trẻ chỉ nhìn rõ các mục tiêu ở cự ly gần. Không nhìn rõ mục tiêu ở cực ly xa khiến học lực giảm sút và ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ em như: Trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít khiến đôi mắt căng thẳng, phải điều tiết hết công suất khi làm việc. Đặc biệt là với những đối tượng từ 7 - 14 tuổi.
Trẻ sinh ra có trọng lượng cơ thể quá nhẹ, hoặc sinh thiếu tháng cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị khi bắt đầu đi học.
Trẻ dễ mắc cận thị học đường, vậy Cận thị học đường là gì? Tìm hiểu chung về tật cận thị học đường.
1.3. Người có các thói quen xấu trong sinh hoạt
Các nghiên cứu cho thấy người có thói quen xấu trong sinh hoạt như: Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng. Học tập và làm việc trong điều kiện không đủ ánh sáng... có nguy cơ cao mắc cận thị. Nghiên cứu này đã được chứng minh bằng kết quả thực tế.
Trẻ em bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết thường có thị lực kém. Đồng thời dễ chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài dẫn đến cận thị. Người sinh hoạt trong điều kiện không đủ ánh sáng cũng khiến thị lực đôi mắt bị suy giảm nhanh chóng.
Ngoài các chế độ dinh dưỡng thì thói quen sinh hoạt cũng tác động mạnh đến thị lực. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như xem ti vi quá gần, nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày.
Thường xuyên đọc sách, báo với cự ly gần. Ngồi học sai tư thế hoặc chơi điện thoại quá nhiều đều có nguy cơ cao mắc cận thị. Để hạn chế cận thị mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt lành mạnh hơn.
Người có thói quen xấu trong sinh hoạt dễ bị cận thị - Ảnh: Internet
1.4. Nhân viên văn phòng và những người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử
Theo thống kê của các chuyên gia, nhân viên văn phòng là đối tượng chiếm đến 25% số người mắc tật khúc xạ. Điều này cho thấy nhân viên văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị.
Việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại di động ít nhất 8 tiếng mỗi ngày khiến thị lực bị suy giảm nhanh chóng. Nguyên nhân là do đôi mắt phải hoạt động với cường độ mạnh, gây áp lực và dẫn đến cận thị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 64-90% người dùng thiết bị công nghệ mắc phải tật khúc xạ này. Triệu chứng thường thấy là nhức, mỏi, khô mắt, nhìn mờ các vật thể ở xa hoặc điều kiện ánh sáng kém.
Tình trạng cận thị ở dân văn phòng sẽ ổn định sau 30 tuổi và không tiếp tục tăng độ. Tuy nhiên với các trường hợp bị cận thị nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cận thị bạn cần biết. Khám mắt định kỳ là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm soát thị lực của mình. Đặc biệt là với trẻ em đang trong độ tuổi đi học.
7 triệu chứng cận thị dễ nhận biết nhất Cận thị là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Điều may mắn là các triệu chứng của cận thị khá dễ nhận biết. Do đó, chúng ta có thể sớm kiểm soát và cải thiện thị lực. 1. Tầm nhìn bị thu ngắn là triệu chứng của cận thị điển hình nhất Đúng...