Phương pháp hỏa trị liệu trị bách bệnh: Sở Y tế TP. HCM vào cuộc
Mới đây, báo chí và mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại hình ảnh một người phụ nữ dùng lửa đốt khắp người bệnh nhân ở TP. HCM để trị bệnh khiến người xem xôn xao. Thanh tra Sở Y tế TP lập tức vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc.
Ngày 19/11, liên quan đến sự việc báo chí phản ánh điểm hỏa trị liệu “chui” ở trung tâm Q.1 (TP. HCM) quảng cáo trị bá bệnh, thanh tra Sở Y tế TP đã tiến hành kiểm tra, xử lý địa điểm trên.
Trước đó, từ 13 – 17/11, qua thông tin trên mạng xã hội về một số địa điểm thực hiện hỏa trị liệu trên địa bàn Q.2 (spa đông y Hoa Sen Trắng, số 4, đường số 6, P.Bình An) và Q.Tân Bình (cơ sở Sài Gòn, số 4 Đặng Lộ, P.7 và số 9 Lê Văn Huân, P.13).
Theo đó, Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp với phòng y tế 2 quận này đến kiểm tra.
Đoàn kiểm tra ghi nhận, tại các địa chỉ trên chủ đầu tư thuê mở văn phòng và kinh doanh cà phê, chưa phát hiện thực hiện hỏa trị liệu.
Theo đó, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư các hộ kinh doanh trên kinh doanh đúng lĩnh vực cấp phép, không được thực hiện hỏa trị liệu khám, chữa bệnh. Thanh tra Sở Y tế tiếp tục phối hợp phòng y tế 2 quận và đoàn kiểm tra liên ngành UBND các phường tiếp tục giám sát hoạt động các địa chỉ trên.
Trao đổi về phương pháp trị liệu bằng lửa này, TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y học dân tộc TP. HCM, cho hay phương pháp này không mới và có tên gọi là hỏa trị liệu đã được Bộ Y tế cấp phép cho BV Châm cứu Trung ương triển khai thực hiện và đào tạo phương pháp này.
Cũng theo bà Lan, hỏa trị liệu không hề trị được bách bệnh như các cơ sở spa thổi phồng quá mức mà theo một số nghiên cứu và được Bộ Y tế thẩm định, hỏa trị liệu hiện được áp dụng cho năm nhóm bệnh lý gồm viêm xoang, viêm mũi dị ứng, bệnh lý khớp, viêm dạ dày, viêm đại tràng kích thích. Tại TP. HCM, chưa có cơ sở nào được cấp phép thực hiện phương pháp hỏa trị liệu.
Mời bạn xem clip:
Blue
(Tổng hợp)
2 dịch bệnh chồng nhau ở TP HCM
Bệnh nhi sởi tăng nhanh, trong khi dịch bệnh tay chân miệng vào mùa khiến nhiều viện nhi ở TP HCM quá tải.
Chiều 5/10, giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM kiểm tra công tác điều trị trẻ bị tay chân miệng, sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và họp bàn về công tác phòng chống dịch của thành phố.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết số ca bệnh tay chân miệng năm nay thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tăng đột biến từ hai tuần cuối tháng 9. Khoa Nhiễm đang điều trị 155 trẻ tay chân miệng, 20 bé bệnh sởi.
Trẻ tay chân miệng bệnh nặng điều trị tại phòng cấp cứu Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) ngày 5/10. Ảnh: Lê Phương.
Bệnh viện Nhi đồng 2 hai tuần cuối tháng 9 số bệnh nhân tay chân miệng tăng 13%. Mỗi ngày có khoảng 110 đến 120 trẻ bệnh tay chân miệng điều trị nội trú, 2 trường hợp tử vong, 25 trẻ mắc bệnh sởi.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố hiện có 50 bệnh nhi tay chân miệng nội trú. Bệnh viện dự tính tănh thêm 40 giường nữa.
Giáo sư Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết trước tình hình nhiều dịch bệnh cùng lúc diễn biến phức tạp, các bệnh viện cần chủ động tăng cường ứng phó, trang bị máy móc, thuốc men, đào tạo, huấn luyện điều trị cho các y bác sĩ. Chú ý phân loại điều trị, tránh dồn bệnh nhẹ lên tuyến trên gây quá tải và lây nhiễm chéo.
Giám đốc Sở chỉ đạo ngành y tế dự phòng tuyên truyền chích ngừa sởi cho trẻ, tăng cường kiến thức phòng bệnh cho người dân, đặc biệt là ở những gia đình có trẻ nhỏ.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Vụ 'nổ' trị bá bệnh bằng hỏa trị liệu: Sở Y tế TP.HCM vào cuộc Ngày 17.11, Báo Thanh Niên đăng bài điều tra "Nổ" trị bá bệnh bằng hỏa trị liệu, phản ánh điểm hỏa trị liệu "chui" ở trung tâm Q.1 (TP.HCM) quảng cáo trị bá bệnh. Bà H.A đang giải phóng cơ trên lưng PV Thanh Niên - ẢNH: LAM NGỌC Hôm qua (19.11), Thanh tra Sở Y tế TP đã đề nghị PV Báo...