Phương pháp giúp phụ nữ bệnh tim sinh con
Y học phát triển, nhiều phụ nữ sinh con khoẻ mạnh sau khi thay van tim, thậm chí có người sau mỗi lần mổ tim lại sinh con bình thường.
Sản phụ bị bệnh tim sinh con thành công tại Bệnh viện E.
PGS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho sản phụ Phạm Thị T. (26 tuổi ở Phú Thọ) mang thai ở tháng thứ 5, bị thông liên nhĩ lỗ lớn áp lực tăng. Chị nhập viện khi mới có thai được 3 tháng, đi khám bác sĩ khuyên nên bỏ. Tuy nhiên, sau khi được mách bảo chuyện nhiều phụ nữ bị bệnh tim vẫn có cơ hội làm mẹ nên chị tìm Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E tư vấn điều trị để chờ ngày sinh nở an toàn.
Bên cạnh đó, Trung tâm Tim mạch, Khoa Sản và Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện E cũng vừa giúp sản phụ Nguyễn Thị Thanh H. (28 tuổi ở Phú Thọ) sinh con thành công. Trước đó, chị H. bị bệnh thấp tim đã được mổ tách van hai lá năm 12 tuổi và 15 năm sau lại được mổ để thay van tim. Chính PGS.TS Lê Ngọc Thành đã khuyên chị H. thay van sinh học để có cơ hội sinh con và nhờ đó đã có được hạnh phúc làm mẹ. Đặc biệt, là trường hợp một sản phụ ở Cổ Nhuế (Hà Nội), bị bệnh hẹp van hai lá từ năm 19 tuổi và đã được mổ tách van tim. Sau 4 năm chị này lấy chồng và sinh con trai đầu lòng. 10 năm sau mổ lần đầu, chị được mổ lần 2 để thay van và sau đó chị lại sinh cháu thứ hai khoẻ mạnh.
Video đang HOT
PGS.TS Lê Ngọc Thành cho biết, bệnh tim mạch nói chung và van tim nói riêng là những bệnh lý rất nguy hiểm. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai dễ gặp nguy cơ tử vong, sẩy thai cao ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Bởi khi phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi về giải phẫu, nội tiết, tuần hoàn… nhất là tim và mạch máu. Chúng làm tăng công cơ tim và tăng gánh nặng cho sản phụ. Các biến đổi gồm: Tăng thể tích máu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40 – 50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai. Tăng cung lượng tim lên 30 – 40%, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10 – 15 nhịp/phút; hạ huyết áp…
Ở những người khoẻ mạnh thì hệ thống tim mạch có thể thích ứng được với những thay đổi này, nhưng những người bị bệnh tim thì thai nghén trở thành một gánh nặng, có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, với những phát hiện và điều trị tiên tiến hiện nay cho phép những người bị bệnh tim có quyền làm vợ và làm mẹ mà không ảnh hưởng tới tính mạng. Điều quan trọng là những bệnh nhân này cần được khám chuyên khoa tim mạch sâu trước và trong quá trình mang thai, khi sinh nở và ngay sau khi sinh.
Thay van sinh học được chỉ định cho những phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu sinh con. Van sinh học không có nguy cơ tạo huyết khối nên người bệnh chỉ cần dùng thuốc chống đông trong thời gian ngắn sau phẫu thuật.
Theo Kiến thức
Phẫu thuật tim nội soi
Việc áp dụng thành công kỹ thuật mổ tim có hỗ trợ nội soi đã giúp nâng cao chất lượng điều trị, giảm các biến chứng cho người bệnh.
Một bệnh nhân 55 tuổi sớm bình phục sau mổ thay van tim bằng phương pháp hỗ trợ nội soi - Ảnh: Dương Ngọc
Mới đây, Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E (Hà Nội) đã tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Đ. (35 tuổi quê Vĩnh Phúc) vào viện trong tình trạng cấp cứu phù phổi cấp, khó thở rất nặng, suy tim. Siêu âm tim phát hiện bệnh nhân bị u nhầy nhĩ trái. Khối u lớn di động mạnh, kích thước lớn, bịt kín gần hết lỗ van hai lá. "Với tình trạng này, bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu. Nếu không được mổ kịp thời khối u vỡ ra gây tắc mạch não, tử vong", PGS-TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm tim mạch cho biết. Bệnh nhân Đ. đã được thực hiện cắt u nhầy qua đường mở ngực với sự hỗ trợ của nội soi. Với phương pháp này, đường mổ nhỏ 4 cm, ít xâm lấn, bệnh nhân sớm bình phục hơn, ít các tai biến, giảm đau, giảm thời gian.
"Trước lúc vào viện tôi cảm giác như mình không sống được bao lâu nữa vì phải ngồi để thở, khi nằm xuống là nghẹt thở. Nhưng sau cuộc mổ này tôi thấy mình sống lại", bệnh nhân Đ. chia sẻ. Với trường hợp này, mặc dù thể trạng rất yếu trước mổ, nhưng sau mổ một tuần bệnh nhân bình phục, đủ điều kiện ra viện.
Theo TS Thành, phẫu thuật tim hỗ trợ nội soi hiện đã được áp dụng cho các bệnh lý: cắt u nhầy trong tim, vá thông liên nhĩ, thay van tim. TS Thành cho biết trước đây với trường hợp thay van tim 2 lá cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ phải mổ mở. Với mổ mở, bệnh nhân chịu vết mổ dài (khoảng 20 cm) do bệnh phải cưa xương ức. Sau mổ, xương ức của bệnh nhân được khâu lại bằng chỉ thép. Phẫu thuật mở không chỉ để lại sẹo rất lớn mà người bệnh cũng chịu đau đớn nhiều hơn; thời gian hồi phục lâu, nguy cơ nhiễm trùng cao. Có những trường hợp sau nhiều năm phẫu thuật, chỉ kim loại khâu xương ức bị gỉ hoặc đứt, gây đau tại vùng sẹo mổ.
Phương pháp mổ nội soi khắc phục được những hạn chế của mổ mở. Bệnh nhân không phải cưa xương ức, tránh được những biến chứng viêm xương ức và hạn chế mất máu khi mổ. Ngoài ra vết mổ nhỏ hơn rất nhiều (4 - 6 cm); thời gian nằm viện cũng ngắn hơn, khoảng 5 - 7 ngày là được xuất viện.
Sau hơn một năm thực hiện, đã có hơn 1.000 ca phẫu thuật tim hỗ trợ nội soi được thực hiện cho kết quả tốt. Tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E, kỹ thuật này được áp dụng thường quy với phòng mổ riêng biệt.
Nam Sơn
Theo TNO
Chuyện yêu "Thuốc quý" chống ung thư cho đàn ông Tình dục không chỉ khiến bạn "hài lòng" và thỏa mãn bản năng mà nó còn rất tốt cho cơ thể. Thực tế, sex đem lại nhiều ích lợi về sức khỏe cho nam giới hơn là nữ giới - đặc biệt là những người trong độ tuổi trung niên. "Chuyện yêu" giúp chống lại nhiều căn bệnh, trong đó có ung thư....