Những thay đổi ở bộ ngực người phụ nữ theo từng độ tuổi
Để giữ cho mình một bộ ngực khỏe, đẹp, chị em cần biết cách kiểm tra và phát hiện những thay đổi đó càng sớm càng tốt.
Bộ ngực của người phụ nữ thay đổi theo từng độ tuổi và phụ thuộc sức khỏe mỗi người.
1. Độ tuổi 20
- Nguy cơ bị ung thư vú: 1/1681 (trong 1681 người phụ nữ ở độ tuổi 20 thì có 1 người bị ung thư vú)
- Những kiểm tra cần thiết: “Tiến hành tự kiểm tra vú hàng tháng ngay sau khi chu kì kinh nguyệt của bạn kết thúc vì tại thời điểm này, các mô vú mềm nên dễ kiểm tra hơn” Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa Phillip Yuile, tác giả của cuốn sách “The Little Book” cho biết. Nếu bạn thấy có các cục u, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Những gì các khối u xuất hiện ở độ tuổi này có thể là bướu sợi tuyến vú. Các khối u lành tính chiếm 13% trong số các khối u chị em độ tuổi này thường gặp ở vú. Khoảng 50% các khối u này sẽ biến mất trong vòng 5 năm mà không điều trị.
Bộ ngực của người phụ nữ thay đổi theo từng độ tuổi và phụ thuộc sức khỏe mỗi người. Ảnh minh họa
2. Độ tuổi 30
- Nguy cơ bị ung thư vú: 1/232 (trong 232 người phụ nữ ở độ tuổi 30 thì có 1 người bị ung thư vú).
- Những kiểm tra cần thiết: Tiếp tục vú tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần và đi khám bác sĩ mỗi năm/lần.
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo việc chụp nhũ ảnh tuyến vú nên được thực hiện trong độ tuổi từ 35 và 40 để có thể so sánh với các kết quả kiểm tra sau đó. Cách này sẽ giúp tầm soát bệnh ở vú tốt hơn cho người phụ nữ.
Video đang HOT
Những gì các khối u chị em độ tuổi này gặp có thể do nhiều nguyên nhân. Gần 1/3 số chị em cho con bú có thể bị viêm vú dẫn đến nhiễm trùng và gây ra khối u đỏ, gây đau ở vú.
Đặc biệt vào khoảng tuổi 35, tỷ lệ ung thư vú tăng vì thế bạn cần phải tự kiểm tra vú hàng tháng và đi bác sĩ chuyên môn hàng năm để khám tổng quát. Nếu có biến đổi lạ ở vú trong khoảng tuổi này, bạn nên đến ngay bác sĩ để phát hiện kịp thời những nguy cơ gây ung thư.
3. Ngoài tuổi 40
- Nguy cơ bị ung thư vú: 1/69 (trong 69 người phụ nữ ở độ tuổi 40 thì có 1 người bị ung thư vú).
- Những kiểm tra cần thiết: Ngoài việc tự kiểm tra vú hàng tháng, chị em cần thực hiện việc chụp hình tuyến vú. Việc tiến hành các xét nghiệm có thể không cần thiết nhưng nếu trong gia đình bạn có tiền sử ung thư vú thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho bạn làm xét nghiệm hay không. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, bạn nên đi chụp hình tuyến vú 2-3 năm/lần.
Trong giai đoạn này, cơ thể bạn chuẩn bị cho thời kì mãn kinh nên không thể giải phóng estrogen như trước kì rụng trứng, do đó, chị em có thể thấy sự phát triển của u nang chứa đầy dịch, rộng khoảng 5cm ở ngực.
Bước sang độ tuổi 50, sự thiếu hụt kích thích tố estrogen sau mãn kinh có thể sẽ làm giảm kích cỡ của vú, khiến cho ngực dễ bị chảy xệ. Theo bác sĩ Daniel B. Kopans của trường Đại học Havard thì không có sự biến đổi nhanh của ngực từ cứng đến mềm ở độ tuổi 50. Trong một vài trường hợp cá biệt, sự thay đổi xuất hiện một cách chậm chạp.
Ở độ tuổi này, chị em vẫn phải thường xuyên khám ngực. Nếu thấy có dấu hiệu lạ ở ngực, chị em nên đến ngay ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và giải thích rõ ràng về sức khỏe.
Theo VNE
Thời gian ngủ tốt nhất cho từng độ tuổi
Thời gian ngủ tốt nhất sẽ khác nhau ở mỗi độ tuổi, những người 30-60 tuổi nên ngủ khoảng 7 tiếng/ngày trong khi người 13-29 tuổi nên ngủ 8 tiếng/ngày.
Các nghiên cứu cho thấy, những người mỗi tối ngủ trung bình 7-8 tiếng thường cótuổi thọ cao nhất, còn những người ngủ trung bình dưới 4 tiếng/ngày thì có tuổi thọ ngắn hơn tới 80%. Tuy nhiên, theo khoa học thời gian ngủ tốt nhất sẽ khác nhau ở mỗi độ tuổi.
Bạn hãy xem thời gian ngủ thích hợp cho mỗi độ tuổi như thế nào nhé
Người già trên 60 tuổi: Ngủ 5,5-7 tiếng/ngày
Người già nên ngủ trước 12h đêm, thời gian ngủ buổi tối khoảng 6-7 tiếng, thậm chí là 5,5 tiếng là đủ. Số liệu do Hiệp hội phòng chống bệnh Alzheimer Mỹ công bố cho thấy, những người ngủ 7 tiếng/ngày có tốc độ lão hóa não chậm hơn những người khác tới 2 năm. Nếu ngủ ít hơn 5,5 tiếng sẽ khiến độ tập trung giảm, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong sớm hoặc mắc bệnh Alzheimer.
Lời khuyên: Vấn đề giấc ngủ thường gặp nhất ở người già là mơ nhiều và mất ngủ. Mơ nhiều là do chức năng não của người già có thể đang bị thoái hóa. Mất ngủ đa số là do giảm bài tiết melatonin trong cơ thể gây ra, melatonin là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giấc ngủ.
Những người già ngủ kém, tốt nhất nên tạo cho mình thói quen ngủ trưa với thời gian khoảng 1 tiếng. Nếu không, dây thần kinh trung ương não sẽ bị ức chế mạnh, giảm lưu thông máu trong não, làm chậm tốc độ trao đổi chất, cơ thể dễ bị mệt mỏi sau khi tỉnh dậy, thậm chí còn buồn ngủ hơn.
Ảnh minh họa
Người lớn từ 30-60 tuổi: Ngủ khoảng 7 tiếng/ngày
Nam giới trưởng thành cần ngủ khoảng 6,49 tiếng/ngày, phụ nữ cần ngủ khoảng 7,5 tiếng/ngày, và phải bảo đảm "thời gian ngủ chất lượng" từ 10h tối đến 5h sáng. Bởi vì lúc này cơ thể dễ đạt trạng thái ngủ sâu, giúp làm giải tỏa mệt mỏi.
Lời khuyên: Nếu những người ở độ tuổi này thiếu ngủ, hầu như liên quan tới lão hóa não, stress hoặc các thói quen xấu như ăn uống quá nhiều. Ngoài việc cố gắng giảm stress, có thể tạo môi trường ngủ yên tĩnh, giảm tiếng ồn, thông gió, chọn gối có độ cao 10- 15cm, độ cứng vừa phải. Những người thiếu ngủ cũng có thể ngủ bù 1 tiếng vào buổi trưa.
Thanh thiếu niên từ 13-29 tuổi: Ngủ khoảng 8 tiếng/ngày
Thanh thiếu niên ở độ tuổi này cần phải ngủ 8 tiếng/ngày và phải tuân theo nguyên tắc ngủ sớm dậy sớm, bảo đảm đi vào giấc ngủ sâu lúc 3h đêm. Nên ngủ trước 12h và dậy lúc 6h sáng, cuối tuần cũng không nên ngủ nướng. Bởi vì thời gian ngủ quá dài sẽ đảo lộn đồng hồ sinh học, thiếu năng lượng, ảnh hưởng tới trí nhớ và bỏ lỡ bữa sáng, làm rốn loạn ăn uống.
Lời khuyên: Thanh niên thường có thói quen thức khuya, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tinh thần của ngày hôm sau, dễ làm da bị tổn thương, mọc mụn trứng cá, sạm da... Thức khuya lâu ngày còn ảnh hưởng tới sự bài tiết trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy giảm, cảm cúm, nhiễm trùng đường tiêu hóa, dị ứng dễ tìm đến bạn. Vì vậy, nên đi ngủ đúng giờ là cách tốt nhất để bảo toàn sức khỏe.
Ảnh minh họa
Trẻ nhỏ từ 4- 12 tuổi: Ngủ 10-12 tiếng/ngày
Trẻ nhỏ từ 4 - 10 tuổi ngủ 12 tiếng/ngày là điều cần thiết, đi ngủ từ 8h tối, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa càng tốt. Lớn hơn một chút nên ngủ 10 tiếng/ngày, thậm chí 8h là đủ. Nếu trẻ nhỏ thiếu ngủ, không chỉ khiến tinh thần giảm, hệ miễn giảm, còn ảnh hưởng tới sự phát triển. Nhưng thời gian ngủ cũng không thể quá dài, nếu quá 12 tiếng, có thể gây béo phì.
Lời khuyên: Về cơ bản trẻ nhỏ không gặp trở ngại về giấc ngủ, chỉ cần tạo môi trường tốt là được. Trước khi ngủ không được ăn vặt, phòng ngủ không được để đèn quá sáng hoặc âm nhạc quá to; Tốt nhất đặt thời gian biểu cho trẻ, hối thúc chúng ngủ đúng giờ.
Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi: Ngủ 12 tiếng mỗi tối, ban ngày khoảng 2-3 tiếng
Mỗi đêm trẻ nhỏ cần phải bảo đảm ngủ 12 tiếng, ban ngày cần ngủ thêm 2-3 tiếng. Thời gian ngủ cụ thể có thể dựa vào giấc ngủ của mỗi bé.
Lời khuyên: Việc ngủ của các bé ở độ tuổi này dễ bị ảnh hưởng do mải chơi. Thỉnh thoảng chúng đi vào giấc ngủ, não vẫn còn đang hoạt động nên khi ngủ, thường nghiến răng, đái dầm... Những điều này đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ và cơ thể của trẻ. Do đó, trước khi ngủ bố mẹ có thể đọc truyện hoặc thư giãn bằng âm nhạc nhẹ nhàng cũng giúp bé ngủ ngon.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Ngủ 16 tiếng/ngày
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần ngủ nhiều nhất, khoảng 16 tiếng/ngày. Ngủ là giai đoạn quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh, do đó thời gian ngủ cần được bảo đảm.
Lời khuyên: Vấn đề ngủ của trẻ sơ sinh đa số là do thiếu canxi, ban ngày sợ hãi, chức năng tiêu hóa rối loạn... gây ra, cũng có trẻ ngủ không ngon là do ban ngày ngủ quá nhiều. Về việc này, các mẹ nên chú ý bổ sung canxi cho bé, ăn uống khoa học.
Theo VNE
Những lưu ý "vàng" cho chị em theo từng độ tuổi Trong mỗi một giai đoạn, một độ tuổi, sức khỏe của bạn lại có những sự thay đổi nhất định. Bạn nên đặt cho mình những mốc thời gian cá nhân để giữ gìn sức khỏe của bản thân. 20 tuổi Độ tuổi này bạn cần phải được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là sắt, canxi trong chế độ ăn...