Phương pháp giảm đau cơ bắp hiệu quả cho các cầu thủ
Tập luyện hoặc 90 phút thi đấu căng thẳng có thể khiến các cầu thủ mệt mỏi, căng cơ. Ngâm mình trong bồn tắm đá lạnh là phương pháp có thể giúp cơ thể hồi phục hiệu quả.
Đây là phương pháp phổ biến không chỉ trong bóng đá mà còn được các vận động viên của nhiều môn thể thao khác ưa chuộng. Nó được gọi là phương pháp ngâm nước lạnh hoặc trị liệu bằng nước lạnh. Công dụng của nó là giúp cơ thể phục hồi nhanh, giảm đau cơ và đau nhức sau các buổi tập hoặc thi đấu cường độ cao.
Ngâm mình trong nước đá là phương pháp thư giãn, phục hồi thể lực khoa học đã trở nên quen thuộc với những nền bóng đá phát triển trên thế giới. Ngôi sao Cristiano Ronaldo là một trong những cầu thủ tiên phong sử dụng biện pháp này để tái tạo cơ bắp sau những giờ phút cày ải trên sân với công suất lớn. Thậm chí, Ronaldo còn lắp luôn hệ thống bể lạnh tại nhà riêng từ năm 2013 để thuận tiện hơn trong việc tập luyện và thư giãn.
Tại ASIAS 2018 cách đây 3 tháng, các cầu thủ của đội tuyển Olympic Việt Nam từng được thư giãn bằng việc tắm nước lạnh rồi ngâm mình trong nước đá. Với tần suất 3 ngày thi đấu 2 trận, họ rất cần được thư giãn và phục hồi năng lượng nhanh.
Phương pháp ngâm mình trong đá lạnh rất phổ biến trên thế giới. Ảnh: Athletespecific.
Tác dụng khi ngâm mình trong đá lạnh
Trong một nghiên cứu của Journal of Emergencies, Trauma and Shock, việc ngâm mình trong nước đá là hình thức phục hồi thể lực tích cực. Việc tập thể dục cường độ cao sẽ làm các bó cơ bị tổn thương. Điều này kích thích hoạt động phì đại của cơ, giúp tăng cường cơ bắp. Thông thường, cơn đau nhức sẽ khởi phát chậm khoảng từ 12-72 giờ đồng hồ sau khi tập thể dục.
Ở chế độ nghỉ, cơ thể thực hiện quá trình tự bảo dưỡng với sự trợ giúp của dòng chảy máu mang oxy đến các mạch máu và loại bỏ những chất thải trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu, đặc biệt là axit lactic. Quá nhiều axit lactic sẽ khiến cơ hoạt động kém và nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, nó sẽ khiến bạn cảm thấy rã rời, chân nặng nề.
Khi bạn ngâm mình vào nước đá lạnh khoảng 10 phút, nước cực lạnh khiến các mạch máu co lại và rút máu khỏi chân. Sau đó, chân của bạn sẽ tê cóng. Vì thế, khi bạn bước ra khỏi bồn tắm, dòng chảy máu cùng lượng oxy mới sẽ tràn ngập trong chân để giúp các tế bào hoạt động tốt hơn. Cùng lúc đó, lượng máu mới chảy vào chân cũng sẽ phải thoát ra nhanh hơn, loại sạch lượng axit lactic gây hại.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc ngâm mình trong nước lạnh và nước đá sau khi tập luyện hoặc chơi bóng cho phép các cầu thủ hoàn thành được nhiều bài tập hơn trong buổi tập tiếp theo, có thể thích ứng với việc tăng cường các buổi tập hoặc trận đấu dài.
Cách thực hiện
Đổ nước lạnh khoảng 1/2 bồn tắm, sau đó đổ 2-3 túi đá lạnh vào. Khi mới bắt đầu thực hiện phương pháp này, chỉ nên ngâm cơ thể phía dưới, từ hông trở xuống.
Sau khi đã quen với nó, bắt đầu từ từ hạ thấp thân trên xuống cho đến khi nước ngập tới cổ. Trong khi thực hiện, có thể nhâm nhi một tách trà nóng và đọc sách báo để tránh suy nghĩ về cái lạnh. Thư giãn trong bồn tắm khoảng 10 phút, khi cảm thấy thoải mái hơn, có thể tăng lên nhiều nhất là 20 phút.
Lưu ý khi ngâm mình trong nước đá lạnh
Nhiệt độ nước lý tưởng là 12-15 độ C và các cầu thủ nên ngâm từ 5 đến 10 phút, có thể lên đến 20 phút. Ngâm quá nhiều có thể dẫn đến cảm lạnh, gây tác dụng ngược khiến cơ căng và cứng.
Sau khi ngâm nước lạnh, các cầu thủ nên làm ấm cơ thể hoàn toàn khoảng 30-60 phút dưới vòi sen ấm hoặc sử dụng đồ uống nóng.
Ngoài ra, nếu bạn thích tắm nóng – lạnh xen kẽ, cách phổ biến nhất là ngâm một phút trong bồn tắm lạnh với nhiệt độ 10-15 độ C, sau đó ngâm 2 phút trong bồn tắm nóng với nhiệt độ 37-40 độ C, lặp đi lặp lại khoảng 3 lần.
Theo Zing
Đau lưng: Khi nào cần đi khám?
Ngày nay, đau vai gáy và đau lưng có vẻ rất phổ biến. Và ở tuổi trưởng thành, ai cũng có thể trải qua vài lần bị đau lưng trong đời. Vấn đề càng phức tạp ở chỗ: Một số trong những đợt đau vai gáy và đau lưng có thể báo hiệu không chỉ là sự căng cơ hoặc đau nhức bình thường. Nhưng làm thế nào để biết?
Nếu đau là hậu quả của chấn thương, hãy đi khám bác sĩ.
Chỉ cần lướt nhanh trên Internet, bạn sẽ được hướng dẫn vô số cách để đối phó với đau lưng. Nhưng sự thật là, hầu hết các cơn đau lưng sẽ tự hết mà bạn không thể can thiệp gì nhiều. Có thể khó chịu đựng được điều này trong một thế giới "sống gấp" không cho phép có nhiều thời gian "chết". Một vài ngày đối phó với đau lưng có thể dài như cả một đời đối với một số người.
Vấn đề càng phức tạp ở chỗ: Một số trong những đợt đau vai gáy và đau lưng có thể báo hiệu không chỉ là sự căng cơ hoặc đau nhức bình thường. Nhưng làm thế nào để biết? Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy một chuyến đi khám bác sĩ là cần thiết.
Chấn thương
Nếu bạn bị đau do hậu quả của chấn thương - như tai nạn xe hơi, ngã hoặc bạo lực - thì hoàn toàn đáng đi khám bác sĩ. Đừng xem như đó không phải là vấn đề lớn. Từ các vết rách cột sống đến gãy xương sống, chấn thương hoàn toàn có thể gây tổn thương cột sống, ngay cả khi bạn có thể đứng dậy và đi lại ngay sau khi nó xảy ra. Khi chấn thương cột sống không được chẩn đoán và không được điều trị, chúng có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn nhiều về sau này. Vì vậy, đừng chờ đợi. Hãy đến gặp bác sĩ và nhận sự đánh giá của chuyên gia.
Tê bì và/hoặc cảm giác kiến bò ở chi
Một số người mô tả cảm giác này là như bị "châm chích"; những người khác mô tả nó như mất hoàn toàn cảm giác - nhưng tuy nhiên khi có mặt, nó thường báo hiệu vấn đề với các dây thần kinh ở vùng bị ảnh hưởng của lưng hoặc cổ.
Một loạt các tình trạng có thể gây tê bì và cảm giác kiến bò ở các chi, từ đau thần kinh tọa đến hẹp cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Tất cả đều cần được chẩn đoán kịp thời và điều trị thích hợp bởi một bác sĩ chuyên khoa cột sống vì kích thích kéo dài của dây thần kinh có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn, và trong một số trường hợp là tàn phế.
Sốt
Loại sốt được nhắc đến ở đây không phải là cơn sốt điển hình do vi-rút như cúm, trong đó bạn có thể bị đau khắp người, kể cả vùng vai gáy hoặc lưng. Thay vào đó, đây là cơn sốt dường như không hết và đi kèm với đau lưng đơn thuần hoặc nổi trội. Đây thường là phản ứng của cơ thể đối với một số loại nhiễm trùng cần phải được bác sĩ khám ngay.
Đại tiểu tiện không tự chủ
Đau lưng cũng có vẻ liên quan chặt chẽ với mất chức năng bàng quang hoặc ruột là nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế. Một số tình trạng bệnh có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do chèn ép các dây thần kinh ở tủy sống đi xuống dưới và ảnh hưởng đến các cơ quan kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.
Điều quan trọng cần lưu ý là mất tự chủ thường không xảy ra đột ngột; nó có thể xảy ra dần dần và khi dây thần kinh tủy sống có liên quan, và nó có thể bao gồm tê hoặc yếu ở chân. Vì vậy, nếu bạn đã cảm thấy sự suy giảm chức năng bàng quang hoặc ruột và cũng bị đau lưng, thì cần đến bác sĩ để kiểm tra.
Đau không hết
Đôi khi đau lưng khó chịu đến mức chúng ta chỉ loay hoay tìm cách đối phó với nó. Nhưng nếu bạn bị đau liên tục ở vùng vai gáy hoặc cột sống không tự hết trong 2 đến 6 tuần, thì đã đến lúc đi khám bác sĩ để xem điều gì đang xảy ra. Không ai đáng phải âm thầm chịu đựng, kể cả bạn!
Đau lưng có thể là một câu chuyện phổ biến của cuộc sống, nhưng đôi khi nó cần nhiều sự chú ý hơn. Nếu bạn bị đau lưng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào ở trên hoặc có thứ gì đó khác có vẻ không ổn, hãy đặt hẹn khám bác sĩ- càng sớm càng tốt. Cột sống giữ một vai trò đáng kể cho khả năng sống năng động và lành mạnh, do đó, hãy giành cho nó sự quan tâm xứng đáng.
Cẩm Tú
Theo US News
Trận đấu Việt Nam - Hàn Quốc: Bác sĩ chỉ cách giúp cầu thủ hạn chế bị chuột rút Trong trận đấu gặp đội tuyển Syria vừa rồi, nhiều cầu thủ Olympic Việt Nam bị chuột rút sau 120 phút thi đấu kiên cường. Trong trận bán kết gặp Hàn Quốc, các cầu thủ cần làm gì để hạn chế chuột rút? Trong trận đối đầu với tuyển Syria tối 27/8, tiền vệ Quang Hải do căng sức đã bị chuột rút....