Phương pháp dựng sổ: Giải pháp để tăng sự thành công cho các phiên IPO và bán vốn nhà nước
“Phương pháp dựng sổ là phương thức phát hành hiệu quả đã được nhiều nước áp dụng. Chúng tôi cũng kỳ vọng phương pháp này sẽ tạo thêm một lựa chọn nữa cho các doanh nghiệp (DN) trong việc triển khai bán cổ phần (CP) và chuyển nhượng vốn nhà nước thành công”.
Ông Nguyễn Thành Long
Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về Thông tư 21/2019/TT-BTC hướng dẫn việc bán CP lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ vừa được Bộ Tài chính ban hành.
* PV: Xin ông cho biết những điểm mới của phương pháp dựng sổ được quy định trong Thông tư 21 vừa được Bộ Tài chính ban hành?
- Ông Nguyễn Thành Long: Cơ chế phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), thông lệ quốc tế thường áp dụng phương thức dựng sổ. Với phương thức này, giá cổ phiếu của đợt phát hành sẽ được quyết định trên cơ sở nhu cầu thực tế của các nhà đầu tư (NĐT) đối với số lượng phát hành khác nhau.
Video đang HOT
Điểm mới của phương thức đấu giá dựng sổ là có thêm bước thăm dò nhu cầu thị trường để xác định giá bán với việc tổ chức giới thiệu bán CP cho các NĐT, xác định khoảng giá dựng sổ, cung cấp thông tin về tình hình đặt mua tương ứng với quy mô vốn huy động khác nhau để NĐT có thể đưa ra mức giá đặt mua phù hợp. Bước thăm dò thị trường đã hỗ trợ khâu xác định giá bán CP sát hơn với nhu cầu của thị trường, hài hòa lợi ích giữa tổ chức phát hành và NĐT, từ đó làm tăng hiệu quả, giảm chi phí huy động vốn. Đây cũng chính là điểm ưu việt của phương thức này khi có khả năng thu hút nhiều NĐT hơn so với các phương thức hiện hành, cũng như đem lại tỷ lệ thành công cao hơn.
* PV: Hiện nay, đấu giá công khai đang được sử dụng khá rộng rãi. Vậy điểm ưu việt của phương thức dựng sổ so với phương thức đấu giá cụ thể là như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Thành Long: Trong phương thức đấu giá, giá bán CP được lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số CP chào bán. NĐT đặt mua và trúng ở giá nào thì thanh toán ở giá đó, dẫn tới một số trường hợp NĐT đặt giá quá cao so với giá trúng bình quân của cuộc đấu giá nên đã bỏ cọc, không thanh toán tiền mua CP trúng giá. Điều này có thể khiến tổ chức phát hành không huy động đủ vốn theo phương án phát hành, hoặc gây thiệt hại cho một số NĐT trong tương quan với các NĐT còn lại. Trong khi đó, giá bán CP theo phương thức dựng sổ là một mức giá bán chung duy nhất được quyết định trên cơ sở tham khảo nhu cầu của thị trường thông qua việc mở và tổng hợp sổ lệnh. Việc xác định kết quả dựng sổ chỉ được thực hiện khi tỷ lệ khối lượng đặt mua CP thực tế và số lượng NĐT đặt mua CP thực tế lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ khối lượng đặt mua CP tối thiểu và số lượng NĐT đặt mua CP tối thiểu theo phương án bán CP. Theo đó, số lượng CP bán được sát với số CP mong muốn chào bán hơn, tránh trường hợp ngay cả khi chỉ bán được 1 phần rất nhỏ cũng phải thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu và đưa lên giao dịch trên sàn chứng khoán như bán đấu giá công khai thông thường hiện nay. Đồng thời, cũng nhờ đó, tỷ lệ đấu giá thành công cũng cao hơn.
* PV: Trên thực tế, dù phương thức đấu giá dựng sổ ưu việt hơn, tuy nhiên, đây là phương pháp mới đối với cả tổ chức tư vấn, lẫn doanh nghiệp (DN). HNX đã có sự chuẩn bị thế nào để có thể triển khai hiệu quả quy định mới này khi ngày có hiệu lực chỉ còn có hơn 1 tháng nữa?
- Ông Nguyễn Thành Long: Ngay trong năm 2017, khi Nghị định 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ cho phép áp dụng phương thức dựng sổ trong hoạt động đấu giá CP, HNX đã triển khai nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và chuẩn bị cơ sở vật chất, hệ thống sẵn sàng cho việc triển khai phương thức mới này tại sở.
Tháng 3/2018, khi Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN được ban hành, trong đó có bổ sung thêm phương thức dựng sổ, HNX đã hoàn tất yêu cầu bài toán đối với việc nâng cấp hệ thống đấu giá và triển khai nâng cấp hệ thống. Việc nâng cấp sau đó đã được hoàn thành trong năm 2018.
Hệ thống đấu giá nâng cấp của HNX tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế tiên tiến, công nghệ hiện đại và bổ sung thêm các tính năng của phương pháp dựng sổ. Hệ thống cho phép lập sổ lệnh riêng cho các NĐT. Tốc độ xử lý của hệ thống lên đến 20 – 30 nghìn lệnh/ngày, có thể nhập lệnh từ xa tại đại lý nhận lệnh (công ty chứng khoán – CTCK) với tính bảo mật cao.
Hệ thống cũng cho phép cập nhật liên tục biểu đồ thống kê số lượng CP đặt mua tại mỗi mức giá trong khoảng giá khảo sát, nhờ đó NĐT có thể tham khảo thống kê này trước khi đặt lệnh tại CTCK. Đối với dữ liệu sổ lệnh, hệ thống có thể xuất ra các báo cáo thống kê số liệu theo một số tiêu chí mà bên bán quan tâm, hỗ trợ việc xác định giá phân phối. Hệ thống cũng cho phép xác định kết quả phân phối cho từng NĐT dựa trên các tiêu chí đã được quy định tại Thông tư 21, ưu tiên lần lượt về giá, thời gian đặt lệnh và khối lượng đặt mua, đồng thời kết xuất ra các báo cáo liên quan.
Từ nay cho đến tháng 6 (thời điểm Thông tư 21 có hiệu lực), HNX sẽ tiến hành một số chỉnh sửa thông số của hệ thống cho phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, HNX dự kiến sẽ có các chương trình tập huấn đào tạo cho các CTCK về cách thức vận hành hệ thống, cũng như cách thức phối hợp triển khai để các bên đều có thể sẵn sàng cho việc khai trương đấu giá theo phương thức dựng sổ.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Điểm mới của phương thức đấu giá dựng sổ là có thêm bước thăm dò nhu cầu thị trường để xác định giá bán với việc tổ chức giới thiệu bán CP cho các NĐT, xác định khoảng giá dựng sổ, cung cấp thông tin về tình hình đặt mua tương ứng với quy mô vốn huy động khác nhau để NĐT có thể đưa ra mức giá đặt mua phù hợp. Bước thăm dò thị trường đã hỗ trợ khâu xác định giá bán CP sát hơn với nhu cầu của thị trường, hài hòa lợi ích giữa tổ chức phát hành và NĐT, từ đó làm tăng hiệu quả, giảm chi phí huy động vốn. Đây cũng chính là điểm ưu việt của phương thức này khi có khả năng thu hút nhiều NĐT hơn so với các phương thức hiện hành, cũng như đem lại tỷ lệ thành công cao hơn.
Duy Thái
Theo Thời báo tài chính Việt Nam
Mua bán "chui" cổ phiếu hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp bị phạt
Mức phạt vi phạm hành chính mà các lãnh đạo doanh nghiệp này phải nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ 20-30 triệu đồng.
Ảnh minh họa.
Ngày 26/4, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Bê tông Biên Hòa (mã chứng khoán: BHC) 27,5 triệu đồng vì đã đăng ký mua 500.000 cổ phiếu BHC từ ngày 4/9/2018 đến ngày 24/9/2018 (khớp lệnh mua 259.465 cổ phiếu BHC). Đến ngày 1/10/2018 Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo và giải trình về nguyên nhân không thực hiện hết khối lượng đăng ký của ông Nguyễn Văn Sơn.
Cùng ngày, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định xử phạt ông Trần Hoài Nam - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (mã chứng kho&a
CMT và SDE trở lại trên UPCoM Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 24/4 vừa qua, 8 triệu cổ phiếu CMT của CTCP Công nghệ mạng và truyền thông và hơn 1,75 triệu cổ phiếu SDT của CTCP Kỹ thuật điện Sông Đà chính thức được đưa vào giao dịch trên UPCoM. Trước đó, CMT đã niêm yết trên HOSE từ tháng...