Phương pháp điều trị khô môi tại nhà
Khô môi xảy ra rất phổ biến, gây cảm giác khó chịu. Vậy khô môi do đâu, cách khắc phục tại nhà như thế nào?
1. Một số nguyên nhân gây khô môi
Môi có thể dễ bị tổn thương do các thói quen sinh hoạt và yếu tố môi trường như:
- Mất nước: Việc cung cấp đủ nước rất quan trọng đối với cơ thể, sức khỏe làn da, bao gồm cả môi. Mất nước là nguyên nhân dẫn đến khô môi.
- Không khí khô: Không khí khô dễ làm môi bị nứt nẻ. Điều này cho thấy rằng vào mùa đông, khi độ ẩm trong không khí thấp hơn mùa hè, nên môi dễ bị khô và nứt nẻ hơn.
- Liếm môi: Mặc dù liếm môi có thể tạm thời làm giảm tình trạng khô môi, nhưng thói quen này lại có tác dụng ngược lại. Enzyme trong nước bọt, có tác dụng phân hủy thức ăn, có thể gây kích ứng môi, gây nứt nẻ và khô môi.
Khô môi xảy ra rất phổ biến, gây cảm giác khó chịu.
- Dị ứng: Các sản phẩm bạn sử dụng trên hoặc gần môi, chẳng hạn như son dưỡng môi hoặc kem đánh răng, có thể chứa các thành phần gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm bong tróc, ngứa và nóng rát trên môi và xung quanh miệng.
- Dùng thuốc: Một số thuốc như dẫn xuất vitamin A ( isotretinoin uống) dùng để điều trị mụn trứng cá nghiêm trọng, có thể gây nứt nẻ cho môi. Các loại thuốc khác có thể khiến da dễ bị mất nước hơn, có thể làm khô môi như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, thuốc trị đái tháo đường, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn beta và statin.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một số loại thuốc – chủ yếu là thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc điều trị huyết áp cao – gây khô miệng, có thể dẫn đến khô môi.
2. Khắc phục khô môi tại nhà như thế nào?
Dưới đây là một số cách điều trị môi khô tại nhà:
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước trong ngày và ăn các loại thực phẩm như trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao để giữ đủ nước cho cơ thể là một giải pháp tốt phòng ngừa và khắc phục khô môi. Nên uống từ 2-2,5 lít nước/ngày, từ đồ uống và thực phẩm giàu nước.
Việc cung cấp đủ nước rất quan trọng đối với cơ thể, sức khỏe làn da, bao gồm cả môi.
- Thoa sản phẩm dưỡng môi: Có nhiều loại son dưỡng môi bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, một số loại son dưỡng có chứa thành phần có thể gây kích ứng cho môi gây nứt nẻ, bao gồm long não, khuynh diệp, lanolin và menthol. Do đó, nên lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không có mùi thơm và không có nhiều thành phần bổ sung…
- Sử dụng kem chống nắng SPF cho môi khi ra ngoài trời:Môi khô, nứt nẻ có thể dễ bị cháy nắng hơn. Vì vậy, hãy bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng son dưỡng có SPF 30 hoặc cao hơn trước khi ra ngoài trời, ngay cả vào mùa đông.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà: Không khí khô có thể ảnh hưởng đến môi của bạn. Hãy cân nhắc đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, đặc biệt là vào mùa đông. Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí trong khi bạn ngủ, giúp da và môi của bạn luôn đủ nước.
- Tránh liếm môi:Liếm môi tạo cảm giác dễ chịu ngay lúc đó, nhưng nó sẽ kéo dài vấn đề khô môi.
Cách tô son để không bị trôi và hạn chế khô môi
Khi tô son, chị em thường gặp phải các vấn đề môi khô, bong tróc... gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khó chịu.
Nếu chọn loại son nhiều dưỡng thì dễ bị trôi và phải thường xuyên dặm lại. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
1. Chăm sóc da môi để hạn chế khô môi
Không chỉ da mặt mới cần chăm sóc, mà môi cũng cần chăm sóc kỹ lưỡng. Khi da môi mềm mại thì tô son mới lên màu đẹp và da môi không bị bong tróc.
Ngoài việc uống đủ nước, cần thực hiện các bước sau:
- Tẩy trang cho môi: Chúng ta thường chỉ chú ý tẩy trang cho da mặt mà quên mất da môi cũng cần tẩy trang. Mặc dù lớp son môi gần như đã bị trôi hết sau một ngày sinh hoạt, ăn uống. Nhưng thực tế son vẫn còn bám trên bề mặt, các rãnh trên môi. Nếu không tẩy trang cho môi tức là quy trình vệ sinh cho môi chưa hoàn thành. Son đọng lại sẽ khiến môi không được chăm sóc tốt, lâu dần sẽ khiến bị thâm, khô ráp. Do da môi mỏng và dễ kích ứng hơn, nên cần sử dụng sản phẩm tẩy trang chuyên biệt cho môi, không dùng cùng loại tẩy trang da mặt.
Cần tẩy trang cho môi hằng ngày.
- Tẩy da chết: Mỗi tuần 2-3 lần nên thực hiện bước tẩy da chết cho môi. Hằng ngày khi tô son, chúng ta sẽ nhận thấy ngay có một lớp da môi rất dễ bong tróc. Đó là quá trình da chết bị bong ra nhiều hơn bình thường. Không nên dùng tay hoặc dụng cụ vật lý để tẩy đi lớp da này vì sẽ gây tổn thương da môi.
Hãy sử dụng kem ủ môi cho mềm, sau đó tẩy da chết cho môi một cách nhẹ nhàng để loại bỏ lớp da chết đi. Khi thực hiện tẩy da chết đều đặn, môi sẽ mềm mịn, khi tô son sẽ lên màu chuẩn hơn và da không bị bong tróc
- Dưỡng ẩm: Cần dưỡng ẩm cho môi cả ban đêm và ban ngày. Trong hầu hết các loại son hiện nay đều có thành phần dưỡng ẩm cho môi để giúp môi bớt khô hơn. Nhưng trong son, đặc biệt là son lì còn chứa một số chất khác như sáp, cồn, hương liệu, thậm chí là chì... dễ gây kích ứng và làm khô, bong tróc da môi. Do đó dưỡng ẩm cho môi là không thể thiếu trong quy trình làm đẹp.
- Đắp mặt nạ môi: Trên thị trường có khá nhiều loại mặt nạ dành riêng cho môi, giúp môi mềm mại tươi tắn. Các loại mặt nạ chuyên dụng cho môi như mặt nạ dạng thạch, mặt nạ ngủ... được sử dụng qua đêm để giúp cải thiện sắc tố và cấp ẩm cho môi. Dòng mặt nạ dùng ngay giúp môi ẩm mịn trong 15 phút trước khi tô son cũng giúp da môi không bị bong tróc.
2. Cách tô son để lên màu đẹp, ít trôi
Khi trang điểm, nếu chọn son nhiều dưỡng thì sẽ nhanh trôi, còn son lì sẽ dễ bị khô môi, son vón cục. Để khắc phục nhược điểm này, ngoài quá trình chăm sóc môi đã nêu trên, thì cách đánh son môi cũng rất quan trọng.
- Bước 1: Thoa kem dưỡng môi để chăm sóc môi và ngăn cản các hóa chất có thể gây hại có trong son kem, đặc biệt là son lì. Nên chọn sản phẩm kem dưỡng môi có kết hợp chống nắng cho môi.
- Bước 2: Tô son lót không màu giúp lớp son màu giữ được lâu hơn và môi không bị khô, bong tróc hoặc lộ rãnh môi, giúp môi căng mọng hơn. Nếu nền da môi bị thâm, có thể sử dụng kem che khuyết điểm cho môi trước khi tô son màu. Kem che khuyết điểm cũng giúp môi không bị khô, giữ son lâu trôi và giúp son màu lên đẹp hơn.
- Bước 3: Tô son màu nhiều lớp, tốt nhất là dùng cọ để tán son. Đầu tiên, dùng cọ lấy son rồi tán một lớp son thật mỏng, đều lên môi. Để nguyên khoảng 30 giây và lặp lại lần thứ 2. Để khoảng 30 giây rồi dùng khăn giấy thấm môi, sau đó tô thêm son lần thứ 3, bặm môi vào khăn giấy để lấy đi lớp son thừa. Để 30 giây rồi thoa tiếp một lớp son bóng để màu môi tươi sáng, căng mọng hơn.
Dùng cọ tán son đều trên môi.
Cách chăm sóc môi vào mùa đông Trong thời tiết khô hanh của mùa đông, đôi môi thường vốn mỏng yếu, nhạy cảm rất dễ gặp tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Do đó, da môi cũng cần sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn những vùng khác. Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc môi hiệu quả trong mùa đông... Tình trạng môi khô nẻ thường trở nên...