Phương pháp cải thiện triệu chứng nôn trớ ở trẻ
Bố mẹ có thể chủ động phòng tránh triệu chứng nôn trớ ở trẻ bằng việc chăm sóc đúng cách như cho con bú đúng tư thế, xem lại khẩu phần ăn của mẹ để tránh trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm…
Các hiện tượng rối loạn tiêu hóa nhẹ dẫn đến nôn trớ đi kèm với tiêu chảy, táo bón… khiến trẻ quấy khóc bất thường phần lớn nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, không dung nạp được thực phẩm. Đa số trẻ không dung nạp được thực phẩm là do hệ tiêu hóa thiếu men lactase và một số men cần thiết khác giúp tiêu hóa đường lactose (một loại đường sữa) hoặc khó tiêu hóa đạm sữa hoặc cả 2 nguyên nhân trên.
Trẻ thiếu men lactase dẫn đến hiện tượng đường lactose không được thủy phân, khi đến đại tràng sẽ hút chất lỏng, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, mất nước. Ngoài ra, lượng đường lactose không được dung nạp còn bị lên men bởi các vi khuẩn, sinh ra axit và khí dư trong bụng, làm trướng bụng, đầy hơi gây cho trẻ cảm giác khó chịu dẫn đến quấy khóc không rõ nguyên nhân (dân gian hay gọi tình trạng quấy khóc này là khóc dạ đề). Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi trẻ không thể tiêu hóa được đạm sữa.
Các triệu chứng gây ra do không dung nạp đường lactose hoặc khó tiêu hóa đạm ở trẻ 0 – 6 tháng được xem là vấn đề tiêu hóa nhẹ, đa phần không liên quan đến bệnh lý. Tuy nhiên, các trường hợp tiếp diễn thường xuyên, lặp đi lặp lại mà không có dấu hiệu cải thiện rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp.
Do không phải là bệnh lý, nên bố mẹ có thể chủ động phòng tránh bằng việc chăm sóc đúng cách như cho con bú đúng tư thế, xem lại khẩu phần ăn của mẹ để tránh trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm…
Video đang HOT
Ngoài ra, việc lựa chọn các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng với công thức đặc biệt gần giống sữa mẹ, có tỷ lệ đạm Whey/casein là 60:40, và đã được thủy phân một phần sẽ giúp trẻ dễ dàng hấp thụ hơn. Các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho trẻ có vấn đề tiêu hóa nhẹ được điều chỉnh hàm lượng đường lactose giảm còn 20%. Tỷ lệ này vừa đủ và phù hợp với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, không những giúp bé dễ dàng dung nạp lactose mà còn duy trì sản sinh men lactase cần thiết cho sự phát triển bình thường của bé.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng với công thức đặc biệt này có thể giúp trẻ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng quấy khóc, nôn trớ đi kèm các triệu chứng tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi… do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy: trẻ mắc phải các vấn đề tiêu hóa nhẹ được chuyển sang sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng công thức đặc biệt sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng trên trong vòng 24 giờ.
Việc thay đổi khẩu phần cho trẻ với thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đặc biệt chính là giải pháp phòng ngừa chủ động, mà không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Cùng việc giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa đạm và dung nạp đường lactose, bố mẹ cũng nên lưu ý bổ sung đúng hàm lượng DHA 17mg/100 kcal và ARA là 34mg/100 kcal theo khuyến cáo của FAO/WHO, tối đa hóa tiềm năng phát triển trí não của trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Khi bé gặp phải các triệu chứng như nôn trớ, quấy khóc không rõ nguyên nhân đi kèm với tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi…, gọi đến số hotline 1900 6602 để tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 2
Theo VNE
Làm gì khi bé hay nôn trớ
Tôi có con 6 tháng tuổi, thỉnh thoảng cháu đang chơi, hay khóc lại bị ọe, trớ. Khi tôi cho con ăn dặm, cháu không chịu ăn, nếu cố bắt ăn vào thì lại nôn.
Tôi lo lắng và oải quá. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn! (Nhật Hà)
Ảnh minh họa: Superbabyfood.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Bé dưới 6 tháng tuổi, cơ tâm vị chưa phát triển vì thế các bé hay bị nôn trớ hơn so với trẻ lớn. Bé nhà bạn cũng có thể nhạy cảm quá với các kích thích ở miệng họng. Bạn không nên cho bé vừa nhảy, chơi đùa vừa ăn.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế những đồ ăn, đồ uống có gas, không nên cho bé sử dụng ống hút hoặc bình sữa để uống sữa, mà nên đổ thìa cho con. Sau khi bé ăn, bạn nên bế bé ở tư thế đầu cao khoảng 30-45 độ trong 30 phút.
Khi tập cho bé ăn dặm, bạn nên cho bé ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều. Đặc biệt bạn không được ép trẻ ăn. Ở tuổi con bạn, khẩu phần ăn chính vẫn là sữa, ăn dặm ngày chỉ một bữa bột.
Nếu bé vẫn nôn trớ nhiều hằng ngày, khả năng con bạn bị trào ngược dạ dày thực quản khá cao. Bạn cần đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Chúc bé luôn vui khỏe.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường
Theo VNE
Phát động cuộc thi tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non Dinh dưỡng của nhiều bé trong độ tuổi mầm non đang ở mức báo động vì sự thiếu hiểu biết của các bà mẹ và người chăm sóc trẻ tại trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khỏe trẻ mầm non" nhằm góp phần khắc phục tình trạng trên. Cuộc thi...