Phường phá cầu người dân tự xây: Câu trả lời bất ngờ
Về việc UBND phường Hiệp Bình Chánh phá dỡ cây cầu người dân tự xây dựng để đi lại 1 năm qua, UBND quận Thủ Đức chưa biết.
Dân bức xúc, quận chưa biết thông tin
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 3/2, ông Lê Văn Chiến – Chánh Văn phòng UBND quận Thủ Đức cho biết: “Bản thân tôi chưa nắm được thông tin về sự việc này, tôi sẽ kiểm tra lại”.
Trong khi đó, những ngày qua, hàng trăm hộ dân ở khu vực đường số 36, khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức, TP.HCM) rất bức xúc khi chính quyền phường đã phá bỏ một cây cầu nhỏ do người dân ở đây góp tiền xây dựng với lý do xây dựng không có phép.
Được biết, do địa hình phải đi qua rạch nhỏ, nhưng chính quyền địa phương chỉ xây dựng một cây cầu nhỏ, chỉ đủ một chiếc xe máy đi qua, lại xuống cấp, có hiện tượng mục bể, nên một số hộ dân đã tự nguyện góp tiền xây một chiếc cầu bắc qua con rạch nhỏ. Nhưng đưa vào sử dụng 1 năm thì bị chính quyền phường phá bỏ, vì lý do là không phép nên người dân vô cùng bức xúc.
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho rằng, hành vi xây dựng cầu tạm của một số hộ dân không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chưa được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận, cấp phép xây dựng. Vì vậy, phường mới cưỡng chế phá bỏ cầu để đảm bảo tính mạng của chính người dân.
Cây cầu dân sinh đã bị phá bỏ
Video đang HOT
Làm điều tốt cũng phải xin phép? Trước sự việc này, có rất nhiều ý kiến của độc giả bày tỏ với Đất Việt phản đối việc làm này. Bày tỏ quan điểm, độc giả có tên Trần Quy chia sẻ: “Xây cầu không có thiết kế, không thể nói là không sai được, nhưng lẽ ra chính quyền phải hỗ trợ người dân về mặt pháp lý, thủ tục cũng như kiểm tra xem có đảm bảo an toàn không, nếu chưa an toàn thì thông báo cho bà con để góp tiền bổ sung cho an toàn. Nghĩa là phải tạo điều kiện thuận lợi cho dân chứ không thể đập bỏ, như vậy là vô cảm và thiếu trách nhiệm với dân”.
Đồng tình quan điểm, độc giả có tên Thái Hà cũng cho hay: “Thiếu cầu cho dân đảm bảo an toàn, nên dân phải tự góp tiền làm cầu dùng tạm. Giờ lại phá bỏ vì cho là không phép, nếu phá đi rồi thì nên làm lại cây cầu khác có phép, đảm bảo an toàn cho dân”.
Độc giả có tên Mai Thúc Linh cho hay: “Dân làm gì có lợi cho xã hội cũng phải xin phép nữa hay sao? Bởi vì, chính quyền chưa lo được cho dân, nên dân mới tự làm, đáng lẽ phải khuyến khích phát huy đằng này lại đập bỏ, phá hoại mồ hôi công sức của nhiều người”.
Bên cạnh đó, độc giả Trần Thanh Ngọc cho rằng, quá dở nếu cho rằng công trình là chưa đảm bảo kĩ thuật và lo ngại mạng sống nhân dân mới phá bỏ. Vậy tại sao không cử người xuống kiểm định chất lượng, đây là quan liêu gây lãng phí sức dân?
Nhiều độc giả, đặt ra tình huống, tại sao không hỗ trợ người dân về mặt pháp lý để tồn tại cây cầu mà đập đi?
Mặt khác, độc giả Nguyễn Quang cũng chỉ rõ, chuyện xây một cây cầu không phải một đêm là xong đâu mà chính quyền không biết. Khi biết đáng lẽ phải ngăn cản ngay từ đầu hoặc hướng dẫn bà con biết nơi đâu để xin phép.
Theo Đất Việt
Ảnh đẹp thì thợ phải nude
Nam giới nghĩ gì khi nữ giới múa cột, biệt tài đánh đàn đi xe, hay điều tò mò của bé trai...
Rước dâu bằng xe nâng hàng này.
Bệnh nghề nghiệp.
Trước tiểu thư, sau hốt hoảng.
Đàn ca không cần cầm lái.
Tò mò là nhất.
Đứng yên tớ chụp cho nào.
Ấm phải biết.
Theo VnExpress
Hà Nội: Phó công an xã bị "tố" mang gậy gỗ đánh dân bầm dập Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai đang vào cuộc điều tra tố cáo của công dân về việc anh Chu Văn Hạnh bị ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Công an xã Đỗ Động đánh bầm dập phải nhập viện cấp cứu. Tuy nhiên, lời khai của các bên có nhiều bất đồng. Theo đơn tố cáo của chị Nguyễn Hải Yến...