Phường hay Quận nên bị kiểm điểm trong vụ “khuyến cáo” rò rỉ chất độc thủy ngân sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông
Công bô vê đô nguy hai môi trương sông mơi đây tư Bô TN&MT cua cư dân xung quanh nha may Rang đông la bao đông. Vây thi, viêc UBND Quân Thanh Xuân, TP Ha Nôi vôi va kiêm điêm ba Pho chu tich Phương Ha Đinh la môt viêc xư ly theo kiêu “trên ep dươi”, ma chưa hiêu ro ban chât cua sư viêc.
Vu chay nha may Rang Đông gây bưc xuc dư luân vi nhiêu loan thông tin
Lât lai văn ban ngày 29/8, UBND phường Hạ Đình đã phát đi thông báo tới người dân về việc bầu không khí bị nhiễm bụi do ảnh hưởng của vụ cháy kho Công ty Rạng Đông. Được biết, thông báo ban đầu do bà Trần Thị Nhiên, Phó Chủ tịch UBND phường Hạ Đình ký và thông báo đến người dân.
Thông báo này khuyến cáo người dân chủ động vệ sinh cá nhân; sơ tán người già, trẻ nhỏ, người bệnh ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng; không sử dụng nước tại các bể chứa, thực phẩm, trái cây, gia cầm, cá, lợn được nuôi trồng trong vòng bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày; đặc biệt, cần tiêu hủy các loại trái cây tự trồng trong bán kính từ đám cháy 500 m.
Chưa đầy 24h sau đó, ngày 30/8, Chủ tịch UBND phường Hạ Đình đã ra văn bản thu hồi thông báo này vì lý do “không đúng thẩm quyền”.
Viêc thu hôi văn ban nay chăc chăn phai nhân “sưc ep chi đao” tư UBND quân. Ngay sau đo Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân Lê Mai Trang cho biết, UBND quận đã kiểm điểm nghiêm khắc đối với UBND phường Hạ Đình vì đã ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền và chưa đủ cơ sở, khiến người dân hoang mang, lo lắng.
“Sáng nay 30/8, UBND quận đã phối hợp với các bên liên quan tiến hành kiểm tra không khí, nguồn nước trên địa bàn, khoảng 4 ngày tới sẽ có kết quả. Lúc đó, ô nhiễm hay không, ảnh hưởng tới người dân ra sao, quận sẽ có thông báo”, Phó Chủ tịch quận Thannh Xuân thông tin.
Sư viêc ô nhiêm môi trương sông nghiêm trong, trong đo co hoa chât đôc hai như thuy ngân, nhưng Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân nói phai đơi 4 ngay sau mơi biêt “ô nhiêm hay không” liệu có “đúng thẩm quyền”?.
Ô nhiêm không khi la không thê chơ đơi ngay nao hêt ma phai canh bao ngay, thâm chi di dơi cư dân vi mưc đo lây lan cua no la không thê kiêm soat. Sau đo la viêc lam cua giơi chuyên môn đê co kêt luân cuôi cung.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân còn cho biết, “Quận đã kiểm điểm nghiêm khắc đối với UBND phường Hạ Đình vì đã ban hành văn bản vượt quá thẩm quyền và chưa đủ cơ sở, khiến người dân hoang mang, lo lắng”.
Mơi đây Tông Giam đôc Công ty cô phân bong đen phich nươc Rang Đông Nguyên Đoan Thăng đa gưi thư xin lôi nhân dân vi môi trương sông bi ô nhiêm nghiêm trong. Tiếp đó là canh bao nguy hai sưc khoe sau kêt qua quan trăc tư Bô TN&MT.
Sự việc này cho thấy, mặc dù “không đúng thẩm quyền” nhưng văn bản của UBND phường Hạ Đình lại là một khuyến cáo cần thiết đối với sự cố gây nguy hai sưc khoe để người dân phong tranh lây nhiêm. Song, việc làm này lại bị phê bình.
Trong khi trước một sự cố môi trường nghiêm trọng này, lanh đao Quân lai lai không quan tâm đến các giải pháp bảo vệ sức khỏe người dân mà lại đòi “kiêm điêm nghiêm khăc” với Pho chu tich Phương.
Khi sư viêc đa có kết quả như hiện nay, có lẽ lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân mới đáng bị kiểm điểm?
Theo PLVN
Cháy nhà máy Rạng Đông, chính quyền quận Thanh Xuân vô cảm với dân ra sao?
Cháy công ty Rạng Đông có thể chỉ là một thảm họa nhỏ, nhưng sự vô trách nhiệm của chính quyền mới thật sự là một thảm họa lớn.
Chiều muộn 29/8, chỉ một ngày sau khi kho hàng 6.000m2 chứa đầy bóng đèn huỳnh quang của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (gọi tắt công ty Rạng Đông) bị cháy, phường Hạ Đình đã phát đi một cảnh báo về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân tới người dân.
Trong văn bản, phường Hạ Đình khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá, lợn được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày. Đồng thời, tiến hành tiêu huỷ rau quả, trái cây trong vòng bán kính 500m...
Sự cảnh báo dù theo nhiều người là có vẻ muộn màng nhưng ít nhất ở thời điểm đó thì đây cũng là cảnh báo duy nhất được đưa ra.
Nhưng không hiểu vì lý do gì, thông báo mang ý nghĩa tích cực của phường Hạ Đình lại bị UBND quận Thanh Xuân thu hồi ngay vào ngày hôm sau (30/8) với lý do ra văn bản khuyến cáo không đúng thẩm quyền, gây hoang mang dư luận.
Tất nhiên, sau thông báo của phường Hạ Đình, nói không hoang mang thì là nói dối, ai nhiễm thủy ngân mà chả sợ. Nhưng ít nhiều cái thông báo chỉ vỏn vẹn vài trăm chữ này cũng cho thấy rằng, chính quyền địa phương không thờ ơ trước sức khỏe của người dân.
Họ đã không im lặng, mà dũng cảm đưa ra một cảnh báo trước nguy cơ có thể xảy ra một thảm họa môi trường, bởi rõ ràng đây không phải một vụ cháy thông thường.
Cảnh sát PCCC cố gắng dập tắt đám cháy công ty Rạng Đông hôm 28/8.
Không thể phủ nhận, để có những số liệu đánh giá chi tiết cụ thể về mức độ nguy hiểm của môi trường sau vụ cháy không phải việc dễ dàng và có thể có kết quả ngay lập tức.
Nhưng UBND phường là cơ quan quản lý hành chính, chịu trách nhiệm mọi mặt trên địa bàn quản lý, nên việc ban hành văn bản khuyến cáo, hướng dẫn như phường Hạ Đình là đúng thẩm quyền. Việc phát đi một cảnh báo cũng là cần thiết.
Lẽ ra, việc làm có lợi cho người dân này cần phải được khuyến khích, thì đằng này UBND quận Thanh Xuân đã can thiệp thô bạo, yêu cầu thu hồi văn bản. Thậm chí, UBND quận Thanh Xuân còn yêu cầu kiểm điểm Chủ tịch UBND phường Hạ Đình.
Không chỉ thu hồi thông báo của phường Hạ Đình, UBND quận Thanh Xuân sau đó còn định lái sự việc theo một hướng khác khi dẫn thông tin ban đầu của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế nói rằng các chỉ số như: Thủy ngân, chì, kim loại nặng đều trong ngưỡng cho phép, an toàn đối với người dân.
Nhưng chính ông Nguyễn Đức Sơn, Viện phó Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) đã khẳng định không có một công bố kết quả nào như quận Thanh Xuân nêu.
Không chỉ UBND quận Thanh Xuân, chính công ty Rạng Đông - bên chịu trách nhiệm chính của sự cố cũng phát đi một thông báo đầy sự mập mờ, che đậy.
Trong thông báo gửi tới báo chí chiều 30/8, công ty này cho rằng: "Các khí thải không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người". Họ sau đó còn cho biết, từ năm 2016 đã có nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế thủy ngân lỏng trước đây. Nếu ai đọc đến đây chắc chắn sẽ thở phào, nhưng trên chính trang web của công ty này họ cũng giải thích rõ rằng amalgam thực chất là thủy ngân được bọc trong vỏ kim loại.
Nếu bóng đèn bị vỡ thông thường thì sẽ không ảnh hưởng. Nhưng chắc họ không chịu hiểu rằng thông báo giải thích được đưa ra khi vừa xảy ra đám cháy lớn. Chính các chuyên gia sau đó cũng nói rằng, khi cháy thì dù có bọc cỡ nào thì chắc chắn thủy ngân cũng sẽ phát tán.
Là đơn vị trực tiếp sản xuất, lẽ ra, công ty Rạng Đông phải phát đi một thông báo tích cực mang tính chất cảnh báo, nhưng điều đáng tiếc là họ đã không làm vậy. Cũng như UBND quận Thanh Xuân, tất cả đều sợ trách nhiệm. Chính họ chứ không phải phường Hạ Đình đã đẩy người dân vào sự hoang mang.
Sự dối trá, vô trách nhiệm của công ty Rạng Đông và chính quyền quận Thanh Xuân càng được khẳng định và chẳng còn nghi ngờ khi ngày 4/9, trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết, nguồn thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường có thể lên tới 27,2 kg.
Bộ TN-MT đồng thời xác định phạm vi vùng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân là trong khoảng cách 500m tính từ hàng rào nhà máy bị cháy.
Vậy là những người có trách nhiệm như chính quyền phượng Hạ Đình bị quy kết theo kiểu vô trách nhiệm. Còn những người được cho là có thẩm quyền ban hành khuyến cáo đã không làm đúng những việc có lợi cho dân.
Họ vì sợ trách nhiệm mà vô trách nhiệm đối với sự sống của người dân. Cháy công ty Rạng Đông có thể chỉ là một thảm họa nhỏ, nhưng sự vô trách nhiệm của chính quyền mới thật sự là một thảm họa lớn.
MẠNH QUÂN
Theo VTC
Phó Tổng cục trưởng đeo mặt nạ chống độc kiểm tra vụ cháy nhà máy Rạng Đông Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) Hoàng Văn Thức sáng nay thị sát khu vực cháy Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông. Ông cho biết, Bộ TN-MT đã giao Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc phối hợp với cơ quan môi trường của Hà Nội rà soát, đánh giá hiện trạng môi trường để có...