Phương Dung lý giải danh xưng, Ngọc Sơn hát như tuổi 18
Danh ca Phương Dung giải thích về danh xưng “nhạn trắng Gò Công” trong khi “ông hoàng nhạc sến” Ngọc Sơn hài hước cho rằng “trước đại gia đình Hà Nội, tôi chỉ mới 18 tuổi”.
Tuyệt phẩm Bolero diễn ra vào tối ngày 5/6 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Đây là đêm nhạc nằm trong chuỗi chương trình Vàng son một thuở, quy tụ nhiều giọng ca nổi tiếng như Phương Dung, Ngọc Sơn, Chế Phong và các ca sĩ trẻ theo đuổi nhạc bolero như Hà Vân, Trần Lâm, Lê Trinh. Chương trình chia làm 2 phần với các tiết mục biểu diễn đan xen thay vì các ca sĩ xuất hiện lần lượt như những đêm nhạc thông thường. Tuấn Hiệp, Ngọc Châm đóng vai trò là người dẫn chuyện, hướng khán giả hiểu đúng về bolero trong thời buổi thể loại âm nhạc này đang bùng nổ nhưng cũng bão hòa và bị làm sai về tên gọi.
Danh ca Phương Dung. Ảnh: HBN
Phương Dung gọi bolero là “dòng nhạc huyền thoại”
“Nhạn trắng Gò Công” diện áo dài đen quý phái với họa tiết bắt mắt đột ngột bước ra sân khấu trong tràng pháo tay không ngớt của khán giả. Gần 60 năm ca hát, giọng hát của Phương Dung vẫn ngọt ngào, mượt mà như dải lụa uốn mình tung bay trên cánh đồng lúa chín. Bà hát liên tiếp hai bài và gây ấn tượng đặc biệt khi thể hiện Hoa nở về đêm – một sáng tác của Mạnh Phát.
Trong phần trò chuyện với khán giả , Phương Dung gọi bolero là dòng nhạc dù trước đó ca sĩ Tuấn Hiệp với vai trò người dẫn chuyển đã giải thích rằng bolero chỉ là một tiết tấu xuất phát từ Tây Ban Nha chứ không phải là một dòng nhạc như nhiều người hiểu nhầm. “Nhạn trắng Gò Công” còn định nghĩa bolero là “huyền thoại” bởi chất trữ tình, tự sự đi vào lòng người bao thế hệ. Cách lý giải của Phương Dung – dù có thể không đúng về mặt học thuật nhưng người yêu nhạc bolero ủng hộ bà vì chính họ cũng chỉ tiếp cận bolero qua các giọng ca vàng và những giai điệu đi vào lòng người thay vì lý giải bolero là gì.
Trước thắc mắc về nguồn gốc, xuất xứ của danh xưng “nhạn trắng Gò Công”, giọng ca Nỗi buồn gác trọ cho biết: “Tôi xuất thân là người con gái Tiền Giang, sinh ở bên bờ sông Tiền – một dòng sông bắt nguồn từ Tây Tạng. Những ngày đầu đi hát, tôi thường mặc bộ áo dài trắng nên thi sĩ Kiên Trang Hà Huy Hà mến tặng cho tên gọi “nhạn trắng Gò Công” với mong muốn giọng hát của tôi sẽ như cánh chim và nổi tiếng khắp Sài Gòn”.
“Người ta bảo chim én là biểu tượng cho sự xum vầy còn tôi lại hay hát về sự chia xa. Tôi thì nghĩ thế này, chim nào cũng muốn về tổ. Đó là lý do tôi quyết định quay trở về Việt Nam để được nhìn thấy những người yêu mến mình. Quay trở lại với một thời thương mến vì tôi là người Việt Nam” – nữ danh ca nghẹn ngào tâm sự với khán giả trong lần trở lại Hà Nội.
Video đang HOT
Ngọc Sơn rưng rưng nước mắt khi hát trước khán giả Hà Nội. Ảnh: HBN
Ngọc Sơn hát với “thân thể của tuổi 18″
Ngay sau khi Phương Dung kết thúc hai tiết mục âm nhạc, Ngọc Sơn bước ra sân khấu, mắt anh nhìn quanh Nhà hát Lớn, không cần giới thiệu, anh hát luôn Nhớ người yêu. Câu hát “Thức trọn đêm nay để nhớ thương em” vang khắp khán phòng, khán giả cổ vũ nhiệt tình cho một giọng ca nam gần 30 năm nay vẫn chưa thay đổi về âm sắc và chất giọng. Giọng hát Ngọc Sơn ngọt ngào đúng chất trữ tình.
“Ông hoàng nhạc sến” gọi khán giả Hà Nội là đại gia đình và không ngại thổ lộ chuyện muốn khóc khi được hai khán giả lớn tuổi bước đến gần sân khấu xin được chạm vào tay thần tượng. Ngọc Sơn chẳng giống ai từ cách hát, cách trình diễn. Nhiều biểu cảm của nam ca sĩ khiến khán giả bật cười. Là khán giả của bolero, ai cũng hiểu, trong âm nhạc Ngọc Sơn là một người sống thật.
“Hôm nay, tôi hát với toàn thân thể của tuổi 18. Thân thể của tôi không dùng vào bất cứ việc trần gian nào mà chỉ phục vụ cho một mục đích duy nhất là âm nhạc. Thế nên bao năm qua giọng hát này vẫn vậy, chưa bao giờ thay đổi” – Ngọc Sơn đứng trên sân khấu trong bộ quần áo lịch lãm hài hước nói chuyện với khản giả.
Khi “ông hoàng nhạc sến” bước vào trong để chuẩn bị cho những tiết mục biểu diễn tiếp theo, khán giả la ó, vẫy tay đòi Ngọc Sơn hát tiếp vì nhầm tưởng nam ca sĩ đã chia tay khán giả Hà Nội. Ngọc Sơn hài hước vào “hùa” cùng khán giả với ánh mắt tiếc nuối, tay vẫy chào khán giả. Khán phòng Nhà hát Lớn trở nên sôi động, ca sĩ Ngọc Châm với tư cách người dẫn chuyện phải bước ra sân khấu giải thích rằng Ngọc Sơn vẫn còn tiết mục ở phần 2 của chương trình.
Sau nhiều năm ca hát, dù không ít lần vướng vào tai tiếng nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, Ngọc Sơn là một trong những giọng ca nổi bật của dòng nhạc bolero ở Việt Nam, người luôn được khán giả yêu thương và mến mộ. Giọng hát của Ngọc Sơn khác biệt vì đầy đủ âm tính và dương tính. Hơn nữa, anh lại biết cách tương tác với khán giả và luôn tỏ ra thân thiện trong khán phòng với những người yêu mến mình. Không quá khi nói rằng Ngọc Sơn là điểm nhấn và cũng là thương hiệu bán vé cho đêm nhạc Tuyệt phẩm Bolero.
Đêm nhạc được thực hiện giữa thời buổi bùng nổ về bolero. Ảnh: HBN
Giữ thời bùng nổ các chương trình truyền hình thực tế về bolero, trong đó không ít chương trình hiểu sai về thể loại âm nhạc này, Tuyệt phẩm Bolero đã mang đến cho khán giả một không gian bolero đích thức với 3 thế hệ âm nhạc cùng đứng chung sân khấu. Dù rằng những giọng ca trẻ như Trần Lâm, Lê Trinh trong đêm nhạc vẫn chưa khiến khán giả bùi ngùi, xúc động và để lại ấn tượng như Ngọc Sơn, Phương Dung nhưng may mắn là họ đã đi đúng đường. Và nếu muốn thành công trong nhạc bolero, những ca sĩ trẻ này còn phải học hỏi và trải nghiệm rất nhiều.
Theo Zing
Phương Dung, Ngọc Sơn muốn khán giả hiểu đúng về bolero
3 thế hệ nối tiếp theo đuổi dòng nhạc bolero sẽ trả lời cho câu hỏi "Tại sao bolero có thể say đắm và bền lâu như vậy?"
Đêm nhạc nằm trong chuỗi chương trình Vàng son một thuở với sự góp mặt của Phương Dung, Ngọc Sơn và Chế Phong. Cả 3 đều là những tên tuổi của dòng nhạc bolero.
Phương Dung hát nhạc bolero từ những ngày đầu và được mệnh danh là "Nhạn trắng gò đông", trong khi Ngọc Sơn trưởng thành và ghi dấu ấn nhờ bolero. Còn Chế Phong, con trai của Chế Linh, sinh ra trong môi trường bolero và dòng nhạc này từng được nam ca sĩ ví như hơi thở của mình.
Danh ca Phương Dung. Ảnh: CTCC
Ngoài những tên tuổi gạo cội, chương trình còn sự góp mặt của những giọng ca thế hệ sau như Ngọc Châm, Tuấn Hiệp, Bách Nguyễn và Hà Vân, Trần Lâm - những thí sinh bước ra từ cuộc thi Solo cùng Bolero.
Với hơn 30 ca khúc, chương trình sẽ kể câu chuyện cuộc đời qua phần thể hiện của 3 thế hệ nối tiếp theo đuổi dòng nhạc bolero. Các nghệ sĩ sẽ trả lời câu hỏi tại sao bolero có thể say đắm và có sức sống lâu bền như vậy.
Chia sẻ về đêm nhạc, ca sĩ Ngọc Châm đồng thời cũng là giám đốc sản xuất chương trình cho biết: "Chúng tôi thực hiện Tuyệt phẩm Bolero 1không phải vì ăn theo trào lưu bolero đang phát triển khá mạnh hiện nay, mà mục đích của chương trình là muốn công chúng yêu nhạc hiểu đúng về bolero".
"Ông hoàng nhạc sến" Ngọc Sơn. Ảnh: CTCC
Đạo diễn âm nhạc - nhạc sĩ Nguyễn Quang cũng khẳng định rằng, "hội chứng" bolero hiện nay đã làm công chúng hiểu sai lệch về bolero. Do vậy, mục đích của chương trình là hướng đến khán giả hiểu đúng bolero.
"Bolero không phải chỉ là nhạc vàng, nhạc sến, mà còn là điệu nhạc, nhạc rất sang mà các nhạc sĩ gạo cội Việt Nam đều có những sang tác nổi tiếng. Và hầu hết các nhạc sĩ hàng đầu của Việt Nam như Phạm Đình Chương, Đoàn Chuẩn, Nhật Ngân, Anh Bằng, Phạm Duy, Nguyễn Ánh 9... đều có những sáng tác bolero" - con trai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho biết thêm
Đêm nhạc diễn ra vào lúc 20h ngày 5/6, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.
Theo Zing
Kasim Hoàng Vũ gắn bó nhạc xưa sau thời gian dài ở Mỹ Nam ca sĩ gốc Đà Nẵng thời gian qua tập trung chạy show ở Mỹ nên anh thử sức với dòng nhạc xưa và cảm thấy phù hợp với bản thân và có ý định phát hành album. Sau một thời gian dài lưu diễn ở nước ngoài, Kasim Hoàng Vũ vừa trở về Việt Nam và nhận lời tham gia đêm nhạc...