Phương án tốt nhất cho gói thay thế MiG-21 của Việt Nam
Mạnh mẽ và có ưu thế giá rẻ, tiêm kích LCA Tejas do Ấn Độ sản xuất được cho là phương án tốt nhất để thay thế MiG-21 của Việt Nam.
Tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết, cùng với tên lửa BarhMos, tiêm kích LCA Tejas cũng đang được New Delhi xúc tiến bán cho Việt Nam. Theo nguồn tin này, chiến đấu cơ LCA Tejas có thể sánh ngang với F-16 Block52 của Mỹ và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.
Hiện đã có các nước như Việt Nam, Ai Cập và Sri Lanka quan tâm đến loại chiến đấu cơ này, đặc biệt là Việt Nam. Chuyên gia Ấn Độ cho rằng, nếu Việt Nam mua máy bay Tejas sẽ xứng đáng là kẻ kế nhiệm MiG-21 đã nghỉ hưu của Việt Nam, bởi máy bay này có thể tiến hành các nhiệm vụ trên biển xa, kể cả tấn công các căn cứ hải quân và không quân ven bờ của đối phương.
Tuy nhiên, đây chưa phải là lý do duy nhất khiến chiếc Tejas thu hút được khách hàng bởi theo tuyên bố được đích thân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra hồi cuối năm 2015, ngoài chất lượng, Tejas sẽ thu hút được khách hàng bởi giá thành cực hấp dẫn của dòng chiến đấu cơ này.
Tiêm kích LCA Tejas.
Video đang HOT
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh về sự cần thiết phải tăng cường khả năng xuất khẩu vũ khí của nước này. Trong đó, New Delhi cho biết sẵn sàng bán máy bay chiến đấu và tên lửa với mức giá “thấp hơn đáng kể” so với một số loại vũ khí đang được bán cho các nước trên thế giới.
Theo người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), ông Avinash Chander nói rằng, quốc gia Nam Á cần một “cơ chế chính sách” cho việc xuất khẩu các hệ thống vũ khí và cơ quan nghiên cứu quốc phòng để “dọn đường” cho các thỏa thuận cung cấp vũ khí cho các quốc gia nước ngoài thân thiện mà không bị rằng buộc vào các điều kiện khác.
“Chúng tôi có một danh sách các thiết bị bao gồm máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas, hệ thống tên lửa phòng không Akash, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos và tên lửa đạn đạo chiến thuật Prahar cùng một số hệ thống khác có thể được xuất khẩu”, ông Chander nói với tờ PTI.
“Chúng tôi đang thảo luận về các phương pháp để phát triển tiềm năng xuất khẩu, cũng như một cơ chế chính sách cho việc xuất khẩu các hệ thống vũ khí”, vị quan chức DRDO nói thêm.
Nổi bật trong danh sách các hệ thống vũ khí có thể được Ấn Độ xuất khẩu đó là loại máy bay chiến đấu chiến thuật đa năng hạng nhẹ một động cơ Tejas. Tên lửa không đối không tầm ngắn Akash (đạt tầm bắn 25km) và hệ thống tên lửa chiến thuật Prahar (tầm bắn 150km), tên lửa hành trình siêu âm BrahMos (tầm bắn 290km).
Khi được hỏi về chi phí mà các nước muốn mua vũ khí Ấn Độ phải bỏ ra như thế nào, ông Chander nói rằng: “Vũ khí xuất khẩu của Ấn Độ sẽ rẻ hơn 3 đến 4 lần so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài”.
Ông Chander cũng tiết lộ rằng, một số quốc gia đã thể hiện sự quan tâm đến hệ thống tên lửa Akash – loại vũ khí mà đã sẵn sàng được đưa vào hoạt động trong Quân đội Ấn Độ. Đặc biệt, với mức giá rẻ và tính cạnh tranh cao, DRDO dự đoán sẽ xuất khẩu từ 500 – 1.000 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas ra nước ngoài.
Theo Đất Việt
Chiến đấu cơ quân đội Syria rơi khi vừa cất cánh
Một phi cơ ném bom của quân đội Syria rơi sau khi vừa cất cánh từ sân bay Hama.
Một chiến đấu cơ của quân đội Syria. Ảnh: alsouria.net
Nguyên nhân máy bay rơi là do lỗi kỹ thuật, Reuters dẫn lời một nguồn tin quân sự Syria tiết lộ. Tuy nhiên, người này không nói cụ thể thời điểm phi cơ gặp nạn.
Một thông báo riêng từ quân đội đăng tải trên kênh truyền hình nhà nước Syria cho biết phi công đã chủ ý điều khiển máy bay lao vào khu đất trống để tránh thương vong cho dân thường.
Nhiều chiến đấu cơ do Nga sản xuất từ đầu năm tới nay liên tục rơi ở Syria, phần lớn vì sự cố kỹ thuật bởi hầu hết chúng đều quá cũ, giới chuyên gia phân tích quốc phòng nhận định.
Một nguồn tin từ lực lượng nổi dậy cho Reuters hay chiếc phi cơ rơi là mẫu Mig 21. Song thông tin này chưa thể kiểm chứng.
Hama là thành phố ở phía tây Syria, hiện nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ.
Vũ Hoàng
Theo VNE
FA-50-Ứng cử viên thay thế cho MiG-21 Sự nghỉ hưu của huyền thoại MiG-21 trong không quân Việt Nam đặt ra lỗ hổng lớn trong không quân, và việc thay thế MiG-21 đang đặt ra nhiều cơ hội cho các ứng cử viên. Trong số những ứng cử viên thì FA-50 của Hàn Quốc cũng là một cái tên đáng quan tâm. FA-50 là biến thể hiện đại hóa và...