Phương án tổ chức phố đi bộ Hồ Con Rùa
Với 5 khu vực trình diễn, văn hoá – triển lãm, ẩm thực và giải trí, phố đi bộ Hồ Con Rùa sẽ hoạt động từ 19 đến 23h vào hai ngày cuối tuần.
Đây là phương án khai thác phố đi bộ Hồ Con Rùa vừa được UBND quận 3 đề xuất, xin ý kiến UBND TP HCM và các sở ngành để thực hiện trong thời gian tới.
Phối cảnh khu vực hồ nước ở phố đi bộ Hồ Con Rùa. Ảnh: UBND quận 3.
Theo đó, phố đi bộ rộng 19.500 m2, chia làm 5 khu chức năng: khu hồ nước ở trung tâm hồ; khu t rình diễn ở đường Phạm Ngọc Thạch (đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Công trường Quốc tế); khu văn hoá – triển lãm ở đường Võ Văn Tần (đoạn từ Công trường Quốc tế đến Pasteur); khu ẩm thực ở đường Trần Cao Vân (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Công trường Quốc tế); khu giải trí ở đường Phạm Ngọc Thạch (đoạn từ Công trường Quốc tế đến Nguyễn Đình Chiểu).
UBND quận 3 đề xuất phố đi bộ hoạt động vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần (từ 19h đến 23h). Do nhu cầu đi lại ở khu vực này không nhiều, tổ chức cuối tuần và có hệ thống giao thông bàn cờ nên người dân sẽ sử dụng các trục đường thay thế như: Nguyễn Đình Chiểu, Pasteur, Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng.
Hiện, Sở Xây dựng sửa chữa tại khu vực trung tâm hồ, làm sạch lòng hồ, lối đi, bố trí các chậu hoa, chiếu sáng… Lòng đường khu vực tổ chức phố đi bộ sẽ giữ nguyên hiện trạng. UBND quận 3 sẽ cải tạo toàn bộ vỉa hè phố đi bộ, lát đá granite và các chi tiết để làm nổi bật không gian các khu chức năng.
Phối cảnh mái che trên vỉa hè đường Trần Cao Vân, tiếp giáp Hồ Con Rùa. Ảnh: UBND quận 3.
Đồng thời, quận sẽ tăng cường mảng xanh và cây xanh trên vỉa hè; sử dụng công nghệ chiếu sáng có thể chuyển đổi màu sắc, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng cây tạo hiệu ứng lung linh về đêm, đèn phục vụ nhạc nước; bổ sung ghế ngồi, bồn hoa, các quầy hàng, kệ trưng bày… bằng vật liệu thân thiện môi trường.
Quận 3 kiến nghị thành phố cho đầu tư phố đi bộ trong 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ nay đến trước Tết Tân Sửu chủ yếu sửa chữa khu vực trung tâm hồ, giữ gìn trật tự để phục vụ người dân vui chơi trước và sau Tết; giai đoạn 2 sẽ đầu tư xây dựng toàn khu vực hồ theo phương án thiết kế phố đi bộ. Nguồn vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước và xã hội hoá.
Hiện, TP HCM có phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) hoạt động từ tháng 4/2015. Theo khảo sát, năm 2019 phố đi bộ này ngày thường đón hơn 3.300 người, chi tiêu khoảng 2,3 tỷ đồng; cuối tuần 6.600 người, mua sắm gần 12 tỷ đồng. Phố đi bộ giúp các hộ kinh doanh ở đây tăng 50-70% thu nhập so với trước. Giá đất và cho thuê mặt bằng tăng 20% sau hai tuần phố đi bộ hoạt động.
Hồ Con Rùa, vòng xoay giao nhau của các đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần, hồi tháng 5/2020. Ảnh: Hữu Khoa.
Cách đó hơn 2 km, phố đi bộ Bùi Viện (quận 1) mở cửa từ tháng 8/2017. Năm 2019, mỗi ngày phố này đón khoảng 5.300 khách, chi tiêu các dịch vụ hơn 2,8 tỷ đồng. Cuối tuần, lượng khách đạt 7.100 người mỗi ngày, chi tiêu hơn 8 tỷ đồng. Doanh thu của các hộ kinh doanh tăng 30-50% so với trước khi lập phố đi bộ.
Cuối năm 2020, quận 10 đầu tư 2,5 tỷ đồng tổ chức phố đi bộ ẩm thực, mua sắm theo mô hình kinh tế đêm ở khu vực trước chợ Nguyễn Tri Phương với gần 50 gian hàng. Nơi đây đón khách từ 18h đến 23h thứ ba tới chủ nhật hàng tuần.
Ngoài Hồ Con Rùa, quận 3 cũng đề xuất làm phố đi bộ chuyên ẩm thực ở đường Nguyễn Thượng Hiền tại phường 4.
Hồ Con Rùa có gì nếu trở thành phố đi bộ
Nằm giữa trung tâm TP.HCM, nhiều năm qua, Hồ Con Rùa là điểm đến vui chơi, ăn uống của giới trẻ và khách du lịch. Mới đây, nơi này được đề xuất trở thành phố đi bộ.
Giữa vòng xoáy này em biết bấu víu ai? Một bên là chồng em không thể bỏ, một bên là người tình chẳng bao giờ muốn cưới em. 7 năm qua, em đang sống giữa vòng xoáy này mà không biết bấu víu vào đâu... Em năm nay 38 tuổi, đang có 2 con, một trai một gái. Em lấy chồng năm 24 tuổi, con trai đầu 14, con gái thứ 2...